Chó bị tăng động là do đâu? 5 cách chữa chó bị tăng động tại nhà!

4.6/5 - (7 bình chọn)

Chó hay cắn tay chủ hoặc chó quá nghịch ngợm có thể là dấu hiệu chó bị tăng động. Bệnh tăng động thường gây phiền toái cho chủ nuôi và có thể khiến chó bị thương. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Blog Chó Mèo để biết cách xử lý kịp thời nhé!

1. Nguyên nhân khiến chó bị tăng động

1.1. Do đặc điểm giống chó

Mỗi loài chó có đặc điểm tính cách riêng. Một số giống chó được cho là có tính cách năng động hơn các loài khác, cụ thể như:

  • Giống chó chăn gia súc: Một số con chó thuộc loại này là: Chó chăn cừu Đức, chó chăn cừu Úc, chó Border Collie, Chó Malinois Bỉ… 
  • Chó săn: Các giống chó săn nổi tiếng ví dụ như: Chó săn thỏ Beagle, chó Poodle, Chó săn Afghanistan, chó săn Basset Hound
  • Giống chó thể thao: Chó thể thao được lai tạo để làm việc với những người thợ săn và chúng vốn yêu thích các hoạt động dã ngoại ngoài trời. Một số các giống thể thao được nhiều người biết đến nhất là Golden, Labrador Retrievers, hay chó Dalmatians (Chó đốm).

1.2. Chế độ ăn uống khiến chó bị tăng động

Một chế độ ăn uống hợp lý phù hợp với hoạt động thể chất là điều cần thiết trong việc quản lý hành vi của chó. Khi chó không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, chúng có thể mắc các vấn đề về thần kinh. Điều này cũng có thể xảy ra đối với những chú chó con không được cung cấp đủ sữa. Trong một số trường hợp đặc biệt, dị ứng gây ra bởi chế độ ăn của cún cũng có thể khiến chúng mắc chứng tăng động. 

cho-bi-tang-dong-1
Chó có thể bị tăng động do nguồn thức ăn không đảm bảo

Xem thêm: Lên thực đơn cho Cún

1.3. Do môi trường sống

Một chú chó được sống trong môi trường bình thường, được xã hội hoá, được tập thể dục, sinh hoạt bình thường thì hành vi của chúng sẽ được kiềm chế. Ngược lại, khi môi trường bên ngoài có nhiều tác nhân kích thích (âm thanh, bầu không khí, sự chuyển động của sự vật xung quanh) cũng làm cho chó bị tăng động. 

Ngoài ra, việc cún cưng bị nuôi nhốt quá lâu sẽ dẫn đến thiếu thốn tình cảm. Chó không được tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài, không được tập thể dục thường xuyên, ít được quan tâm chăm sóc mà còn bị giam cầm quá mức. Điều này sẽ làm tăng thêm sự năng động cho chú cún của bạn. Khi chú chó được thả ra khỏi nơi giam cầm thì bạn sẽ không thể kiểm soát được hành vi của chúng.

cho-bi-tang-dong-2
Chó bị nhốt quá nhiều rất dễ trở nên tăng động

1.4. Do bẩm sinh

Sự biến đổi gen được xem là nguyên nhân bẩm sinh gây ra bệnh tăng động ở chó. Một số chú chó sinh ra đã có số lượng gen vận động nhiều hơn bình thường. Vì vậy nhu cầu hoạt động của chúng cũng nhiều hơn. Để biết chính xác chú chó của bạn có bị tăng động do bẩm sinh hay không, tốt nhất bạn nên đưa cún đến bác sĩ thú y để được chẩn đoán chính xác nhất. 

2. Dấu hiệu nhận biết chó bị tăng động 

Theo Clinical Behavioral Medicine for Small Animals, trường hợp chó bị tăng động thực sự rất hiếm. Một số dấu hiệu đặc trưng giúp bạn nhận biết chó bị tăng động như sau:

  • Chó chạy nhảy liên tục và không thể thư giãn
  • Chó dễ bị phân tâm, mất tập trung
  • Chó phản ứng quá khích với kích thích thông thường
  • Chó trở nên hung hăng nếu bị căng thẳng
  • Không hòa đồng với những con chó khác
  • Hô hấp và nhịp tim của chó tăng cao

Nếu những triệu chứng này không được giải quyết, chúng có thể tiến triển nặng hơn nữa. Vì vậy, tốt nhất bạn nên sớm nhận biết các dấu hiệu để có cách xử lý phù hợp, giúp chú chó của bạn có một cuộc sống vui vẻ, khỏe mạnh nhé!

3. Cách làm chó bình tĩnh, bớt tăng động

3.1. Cho chó tập thể dục đầy đủ hàng ngày

Phương pháp đơn giản mà bạn có thể hạn chế sự tăng động của những chú cún là cho chúng tập thể dục thường xuyên. Hãy dành 30 phút – 1 tiếng mỗi ngày để cho chó vận động. Bạn có thể tham khảo các trò chơi như: Ném đĩa, đi bộ, nhảy xa, bắt bóng… Vận động ngoài trời vừa giúp cho chó giảm được sự tăng động, tăng khả năng kiềm chế. Vừa giúp tăng tình cảm giữa bạn và cún cưng.  

3.2. Kỹ thuật huấn luyện chó bị tăng động

Huấn luyện sẽ giúp cún cưng nghe lời bạn và tiêu hao năng lượng dư thừa. Các bài huấn luyện chó mà bạn có thể tham khảo như: Huấn luyện chó bắt tay, huấn luyện chó nghe lời, huấn luyện chó không sủa… Nếu bạn không có thời gian thì cũng thể gửi chúng đến các lớp huấn luyện. 

cho-bi-tang-dong-3
Huấn luyện giúp chó giải phóng bớt năng lượng

Ngoài ra, khen thưởng cũng được xem là một cách tuyệt vời để giúp chó trở nên bình tĩnh hơn. Khi chó làm tốt một việc gì đó thì bạn nên khen chúng. Như vậy, những chú chó sẽ biết là chúng đang làm đúng và làm tốt. Từ đó hình thành nên thói quen chó sẽ nghe theo lời của bạn. Bạn có thể huấn luyện để chó trở nên bình tĩnh hơn. Quá trình đào tạo sẽ mất nhiều thời gian và công sức vì ban đầu chó không thể tập trung được.

Xem thêm: Làm sao để dạy chó không cắn, những cách huấn luyện giúp chú chó của bạn hòa đồng.

3.3. Thúc đẩy một chế độ ăn uống lành mạnh

Theo các nghiên cứu, các thành phần thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của chó. Vì vậy, hãy giữ cho chó của bạn tránh xa thức ăn chế biến sẵn vì các loại thức ăn này thường chứa chất độn, chất phụ gia, phẩm màu và đường… gây hại cho cơ thể của chó.

Hãy cung cấp cho chó của bạn thức ăn chất lượng tốt có chứa các thành phần nguyên chất, có thể nhận dạng được, không có hoặc ít chất bảo quản hoặc chất độn nhất có thể.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp giàu vitamin và khoáng chất cũng rất cần thiết cho chó nữa đấy!

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho Chó

3.4. Xây dựng lịch trình cụ thể cho chó bị tăng động

Một trong những cách hiệu quả để khiến chó bình tĩnh lại là tuân thủ lịch trình hàng ngày. Có một thói quen giúp chó biết phải làm gì vào những thời điểm nhất định trong ngày và điều này giúp giảm bớt căng thẳng và lo lắng. Có thời gian cụ thể để thức dậy, ăn uống, đi dạo, tập thể dục và đi ngủ sẽ giúp chú chó của bạn thư giãn và quen với chế độ sinh hoạt.

cho-bi-tang-dong-4
Xây dựng cho chó thói quen ăn uống, tập thể dục có giờ giấc

3.5. Đừng quên cho chó kiểm tra thú y

Nếu bạn đã thực hiện các biện pháp nêu trên mà chó vẫn có các triệu chứng tăng động, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ thú y. Các bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho cún cưng hoặc gợi ý cho bạn cách chăm sóc chúng. Bạn chỉ cần tuân theo những chỉ dẫn đó thì chúng tôi tin chắc rằng cún cưng của bạn sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.

Như vậy, Blog Chó Mèo đã hướng dẫn bạn cách nhận biết chó bị tăng động. Đồng thời gợi ý cho bạn 5 cách chữa chó bị tăng động hiệu quả. Hãy luôn chăm sóc thật tốt cho cún cưng của mình nhé!

Ngoài ra, có thể bạn quan tâm:

  1. 5 mẹo huấn luyện chó con mới về nhà đơn giản, hiệu quả!
  2. 10 bài huấn luyện chó giúp chú cún của bạn trở nên dễ bảo và vâng lời
  3. Huấn luyện chó trong chuồng và lợi ích đi kèm
  4. Huấn luyện Cún Cưng không gặm đồ trong nhà