Tác hại không tưởng khi chó béo phì – Cách giảm cân cho chó

4.6/5 - (9 bình chọn)

Nhiều Sen thường quan niệm rằng nuôi chó càng béo tốt thì chúng càng khỏe mạnh. Nhưng thực chất, chó béo phì lại mang đến nhiều tác hại nghiêm trọng. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Blog Chó Mèo để có góc nhìn toàn diện hơn về vấn đề này nhé!

1. Bệnh béo phì ở chó là gì?

Chó béo phì là tình trạng tích tụ mỡ thừa trong cơ thể của chó. Trọng lượng cơ thể và lượng mỡ thừa trên cơ thể của chó có xu hướng đi đôi với nhau. Vì vậy hầu hết những con chó thừa cân sẽ có lượng lớn mỡ thừa trên cơ thể.

Trọng lượng cơ thể dùng để đánh giá xem chó có bị thừa cân hoặc béo phì hay không. Một chú chó được coi là thừa cân khi chúng nặng hơn 10-20% so với trọng lượng cơ thể lý tưởng. Chó được coi là béo phì khi nặng hơn 20% hoặc hơn so với trọng lượng cơ thể lý tưởng.

Một số giống chó thường hay mắc bệnh béo phì điển hình như: Chó Pug, chó Corgi hay chó Poodle.

cho-beo-phi-1
Một số giống chó có nguy cơ bị béo phì cao hơn

Xem thêm: Bảng cân nặng của chó theo tháng tuổi, yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng

2. Nguyên nhân khiến chó béo phì

Có nhiều nguyên nhân khiến chó bị béo phì. Nhưng chủ yếu là do năng lượng cún nạp vào nhiều hơn năng lượng cún sử dụng. Một số nguyên nhân được Blog Chó Mèo nghiên cứu và tổng hợp như sau:

  • Do chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, chứa quá nhiều Carbohydrates
  • Thường xuyên cho cún ăn thêm đồ ngoài khẩu phần.
  • Do chó ít tập thể dục.
  • Chó có hội chứng Hypothyroidism: Là sự suy giảm hoạt động ở tuyến giáp.
  • Chó mắc bệnh Insulinoma (U tuyến tụy nội tiết).
  • Chó mắc bệnh Hyperadrenocorticism (rối loạn dư thừa nội tiết và do hậu triệt sản).

Đối với những nguyên nhân bệnh lý, trước khi sắp xếp chế độ ăn kiêng hay tập luyện cho cún tốt nhất bạn cần xin lời khuyên của bác sĩ thú y để đảm bảo được chẩn đoán cẩn thận nhé!

Xem thêm: 【Top 13+】 Căn Bệnh Thường Gặp ở chó mà bạn cần biết!

3. Dấu hiệu chó bị béo phì

Để đánh giá chó béo phì hay không, cách đơn giản nhất là dùng tay kiểm tra. Dùng tay chạm vào 2 bên sườn, nếu không dễ dàng tìm thấy xương sườn của chó thì chứng tỏ nó đã bị béo phì. Ngoài ra, chó béo phì còn có một số đặc điểm bạn có thể quan sát được như sau: 

  • Khi nhìn chúng từ trên xuống sẽ thấy phần bụng chó nhô ra. 
  • Lúc đi đường chó bị lắc trái phải, không thể bước đi bình thường.
  • Chó tăng cân nhanh.
  • Mỡ thừa bị tích lũy ở một hay một số bộ phận cơ thể.
  • Chó không có khả năng hoặc lười vận động.
  • Các chỉ số cơ thể trên mức bình thường.
cho-beo-phi-2
Cách xác định chó béo phì bằng mắt

4. Tác hại của bệnh béo phì đối với chó

Béo phì rút ngắn tuổi thọ của chó và khiến chúng dễ mắc bệnh hơn. Những chú chó béo phì có tuổi thọ ngắn hơn những con chó gầy từ là 6-12 tháng. Thậm chí có nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Labrador Retrievers thừa cân ở mức độ vừa phải cũng có tuổi thọ thấp hơn gần 2 năm so với những con gầy hơn.

Một số căn bệnh mà chó béo phì sẽ dễ bị mắc phải như sau:

  • Rối loạn vận động xương và khớp.
  • Chó bị khó thở.
  • Gánh nặng lên tim nên dẫn đến bệnh tim sung huyết
  • Bệnh gan nhiễm mỡ và bệnh túi mật.
  • Khả năng sinh sản giảm
  • Tỷ lệ khó đẻ tăng cao
  • Bệnh nội tiết: Chẳng hạn như bệnh tiểu đường.
  • Bệnh về da
  • Khó chẩn đoán lâm sàng gây ảnh hưởng đến chữa bệnh.

5. Cách giảm cân cho chó thừa cân, béo phì

5.1. Xác định cân nặng và nhu cầu calo của chó

Đầu tiên, bạn cần xác định cân nặng lý tưởng của chó để xác định nhu cầu calo hàng ngày của chúng. Có nhiều cách để xác định và bác sĩ thú y là một nguồn tuyệt vời cho thông tin này vì họ biết nhu cầu sức khỏe của con chó của bạn.

Khi đã xác định được 2 chỉ số đó, bạn đã sẵn sàng bắt đầu hành trình giảm cân của chú chó của mình rồi đó!

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho Chó

5.2. Xây dựng chế độ ăn kiêng cho chó

5.2.1. Đo lường thức ăn

Lượng thức ăn là thành phần quan trọng nhất trong liệu trình giảm cân của chó. Theo dõi lượng thức ăn bạn chuẩn bị cho chú chó bằng cốc đo hoặc cân. Lượng thức ăn sẽ được xác định theo cân nặng và nhu cầu năng lượng của chó. Công thức cụ thể như sau:

Công thức để xác định năng lượng cần thiết cho chó ăn hàng ngày = Nhu cầu năng lượng mỗi ngày (kcal) = 132 x (trọng lượng cơ thể chó tính theo kg) 0.75.

5.2.2. Xây dựng thực đơn

Nên xây dựng thực đơn và cho chó ăn theo đúng theo lịch trình. Cho chó ăn trong 1 thời điểm và khoảng thời gian nhất định (15 – 20 phút). Sau đó dọn bát đi kể cả chó không ăn hoặc còn thừa. Bạn có thể sử dụng các loại thức ăn hạt hỗ trợ chó béo phì như Royal Canin Satiety Weight Management.

Xem thêm: Lên thực đơn cho Cún

5.2.3. Nghiêm khắc hơn với đồ ăn vặt

Bạn cần kiểm soát đồ ăn vặt của chó. Hãy chọn cho chó đồ ăn vặt có calo thấp. Đồ ăn vặt như bánh thưởng hoặc các loại bánh qui đều chứa nhiều calo. Hãy tập cho chú chó của bạn với các bữa ăn nhẹ bằng rau củ quả để bổ sung vitamin và khoáng chất. 

cho-beo-phi-3
Chó mắc bệnh béo phì lười vận động

5.3. Xây dựng chế độ tập luyện cho cún

Vận động là cách tốt nhất giúp chó giảm cân. Hãy nhờ đến sự tư vấn của Bác sĩ thú y để đưa ra lựa chọn đúng đắn. Có rất nhiều hoạt động mà bạn và chú chó của bạn có thể làm cùng nhau. Dưới đây là một số cách vận động giúp chú chó của bạn giảm cân:

  • Bơi: Bơi có thể hỗ trợ xây dựng cơ bắp, đốt cháy calo mà không làm tổn thương đến các khớp xương.
  • Đi bộ: Tương tự với bơi, nhưng có hiệu quả với cả chủ nuôi lẫn chú chó béo phì. Khi bạn dành thời gian dắt chú chó đi dạo, nghĩa là bạn cũng đang tập thể thao rồi đấy.
  • Chơi trò chơi: Cho chó chơi trò ném và nhặt đồ… để tiêu hao năng lượng.

Ngoài ra, bạn có thể mua thêm các phụ kiện, đồ chơi theo sở thích của cún như: Đĩa bay, đồ tập ném, bóng, xương gặm đồ chơi… Khi ấy, cún sẽ bận rộn cả ngày với đống đồ chơi mới và tập trung chơi nhiều hơn ăn.

6. Kết luận

Trên đây là toàn bộ nguyên nhân khiến chó béo phì và cách giảm cân cho chó hiệu quả ngay tại nhà mà Blog Chó Mèo gửi đến bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ có thể kiểm soát tốt cân nặng cho cún cưng của mình. Hãy luôn chăm sóc cho chúng thật tốt nhé!