Huấn luyện Cún Cưng không gặm đồ trong nhà

5/5 - (3 bình chọn)

Nếu trong nhà bạn có nuôi chó, đặc biệt là chó con thì việc chó nhai gặm đồ vật trong nhà như giày dép, chân bàn ghế… là điều khó tránh khỏi. Hành vi có phần “phá hoại” xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất là do chúng đang trong giai đoạn phát triển từ chó con lên chó trưởng thành..

Vậy nguyên nhân nào khiến chó nhai gặm vật dụng trong nhà và cách khắc phục ra sao? Bài viết dưới đây của Blog Chó mèo sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này.

Nguyên nhân khiến chó nhai gặm vật dụng trong nhà

Theo một thống kê thú vị, 80% gia đình nuôi chó bị stress vì mức độ phá hoại của chúng. Nhưng khó mà trách vì đó là bản năng vốn có của loài vật bốn chân này. Ngăn cấm một chú chó gặm đồ đạc linh tinh chả khác gì yêu cầu một đứa trẻ sơ sinh không được khóc khi mới ra đời.

1. Di truyền học

 

 

cho can do dac linh tinh8 triệu năm trước, trái đất có nhiều bình nguyên rộng lớn, thuận lợi cho sự phát triển của những loài động vật ăn cỏ. Điều kiện tự nhiên tốt giúp kích cỡ những con vật ăn cỏ lớn hơn, buộc loài chó phải săn bắt theo đàn để hạ gục con mồi.

Quá trình chọn lọc tự nhiên giúp những con chó có xương hàm khỏe, răng nanh lớn hơn chiếm được ưu thế trong quá trình đi săn. Để đủ sức ngoạm chặt con mồi, loài chó “sáng tạo” ra bài tập riêng là gặm xương. Trong suốt quá trình tiến hóa, loài chó buộc phải gặm xương để tăng cường sự chắc khỏe cho bộ hàm. Cắn xé thức ăn thành miếng nhỏ và phá vỡ cấu trúc xương của con mồi, tận dụng những chất dinh dưỡng từ phần tủy.

Chó nhà ngày nay được con người thuần hóa từ loài chó hoang dã nhưng vẫn còn lưu giữ nhiều đặc tính di truyền, trong đó có gặm xương. Và đây chính là nguồn gốc của hành vi gặm và cắn đồ đạc linh tinh.

Theo một thống kê thú vị, 80% gia đình nuôi chó bị stress vì mức độ phá hoại của chúng. Nhưng khó mà trách vì đó là bản năng vốn có của loài vật bốn chân này. Ngăn cấm một chú chó gặm đồ đạc linh tinh chả khác gì yêu cầu một đứa trẻ sơ sinh không được khóc khi mới ra đời. Vậy chi bằng hãy thử tìm hiểu lý do gốc rễ của hành vi đáng chú ý này, rồi từ đó bạn sẽ có cách trị chó cắn đồ đạc linh tinh thích đáng cho người bạn của mình.

Chó không có tay

 

Bạn mở cửa bằng cách nào? Tay. Bạn nhặt đồ bằng cách nào? Tay ư. Chó cũng cần khám phá và chúng buộc phải sử dụng hàm răng của mình để mở hoặc cầm nắm tất cả mọi thứ.

Nhưng khác với con người, chúng không có ý thức phân biệt đồ vật được phép hay không được phép gặm. Chó con thường bị hấp dẫn bởi những đồ vật làm từ cành cây, khúc gỗ. Khi trưởng thành, chúng lại thể hiện bản năng săn mồi với đồ vật làm từ da hoặc mùi động vật. Điều đó giải thích tại sao giày (nhất là loại có mùi) luôn bị chúng cắn xé nhiều nhất.

Chính vì lý do này, những chuyên gia về động vật cũng cân nhắc chúng ta cách lựa chọn đồ chơi cho cho chó gặm. Những loại đồ chơi bằng plastic (nhựa) không phải là lựa chọn lý tưởng cho thú cưng của bạn bởi vì chất liệu và mùi vị không hấp dẫn.

Chó gặm đồ vật do hương vị đồ đạc

Chó gặm có thể gặp các vật dụng bằng gỗ như chân bàn, chân ghế bởi chúng thích được nếm và cảm nhận sự lạ lùng trong miệng. Trong gỗ, đặc biệt là vỏ cây có chứa cellulose, là một loại chất xơ. Vì chất xơ có thể tạo điều kiện cho tiêu hóa tốt và sức khỏe của ruột kết nên sẽ thúc đẩy một cảm giác đầy đủ cho cơ thể.

Nếu trong trường hợp này, bạn cần cân nhắc thêm một chút thực phẩm vào bữa ăn của chó, hoặc cho chó chuyển sang một loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao hơn.

Thay răng hoặc mọc răng khiến chó bị ngứa ngáy

Chó cắn đồ đạc nhiều nhất trong giai đoạn mới phát triển từ 6 tháng – 2 tuổi. Lúc này, chúng sẽ bắt đầu mọc thêm những chiếc răng mới. Giống con người, quá trình mọc răng khiến những chú chó cảm thấy rất ngứa ngáy ở nướu. Vậy nên, chúng rất muốn chấm dứt cơn ngứa ngáy của mình bằng cách gặm một thứ gì đó cứng giống như xương.

Khi chó cắn đồ đạc hay gặm xương, phần nướu nơi liên tục cọ xát với bề mặt khúc xương sẽ mỏng đi, tạo điều kiện cho chiếc răng đang mọc trồi lên.

Bên cạnh đó, trong xương còn chứa tủy và canxi cung cấp chất béo đi nuôi cơ thể và canxi tốt cho việc phát triển hàm răng của chó. Chính vì vậy, đây là khoảng thời gian chó con bắt đầu luyện tập cơ hàm trước thời điểm trưởng thành hoàn toàn – thời điểm mà mọi con chó đều phải đi săn trong tự nhiên.

Tự tạo niềm vui

Đây là kết luận của Colin Tennant – Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Hành vi Chó và Mèo của Anh đã nghiên cứu hành vi của chó trong suốt 30 năm. Theo ông, bản chất của chó là sinh sống theo cộng đồng.

Chó ngày nay thường bị tách biệt với đồng loại, chỉ nô đùa với con người hoặc ở nhà một mình mỗi khi bạn đi làm. Khoảng thời gian đó khiến chúng cảm thấy bị lo lắng, đôi khi sợ hãi và cắn phá là cách để giải tỏa áp lực.
Từ bên trong, cơ thể chúng kích thích giải phóng endorphin, một loại hormone hạnh phúc giữ cho tâm trí của chúng luôn ở trạng thái vui vẻ, tích cực trong lúc nhai. Nhờ vậy, chó cưng của nhà bạn nhanh chóng vượt qua những khoản thời gian nhàm chán bằng cách truy lùng và cắn đồ đạc hấp dẫn.

Chó có biểu hiện lo lắng và buồn chán

Nếu chú chó của bạn phải ở một mình trong nhiều giờ mà không có người khác chơi cùng, nó sẽ dễ bị buồn chán hoặc đau khổ vì lo lắng nhớ chủ. Và để giảm bớt căng thẳng, nó có thể bắt đầu nhai những miếng gỗ hoặc bất cứ vật dụng nào xung quanh mình.

Để giải quyết tình trạng này, bạn hãy thử cố gắng dành nhiều thời gian hơn để chơi cùng thú cưng. Việc kích thích thể chất và tinh thần đầy đủ có thể giúp làm giảm sự căng thẳng của con chó của bạn và khiến nó không còn muốn nhai đồ vật.

Do hội chứng Pica khiến chó gặm mọi vật dụng không thể ăn được

Pica là một hội chứng khiến các chó bắt đầu ăn các loại đồ vật phi thực phẩm. Đây là một trường hợp nguy hiểm có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho chú chó của bạn.

Nguyên nhân gây ra hội chứng này là do tình trạng căng thẳng, buồn chán, stress, thiếu tập thể dục và thiếu giao tiếp vì không được quan tâm. Và tình trạng này cũng có thể phát triển từ các điều kiện y tế bao gồm: thiếu dinh dưỡng, thiếu máu tán huyết qua trung gian miễn dịch, thiếu máu do thiếu sắt, ký sinh trùng đường ruột, khối u, cường giáp và tiểu đường.

Các triệu chứng của hội chứng Pica ở chó:

  • Giảm/ rối loạn nhu động ruột.
  • Phân màu sẫm.
  • Bị đầy hơi, ợ hơi.
  • Chảy nhiều dãi.
  • Co thắt bụng.

Chó cũng bị mắc hội chứng pica phần lớn là do chế độ dinh dưỡng kém khiến chúng có thể muốn ăn cả những thứ nguy hiểm như kim loại, nhựa, vải, rác, bụi bẩn, đá, giấy…

Cách khắc phục tình trạng nhai gặm đồ vật trong nhà của chó

Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể thực hiện một số cách sau:

1. Chơi cùng chó thường xuyên

Bạn có thể ngăn cản việc chó nhai gỗ hoặc đồ vật dụng trong nhà bằng cách chuyển hướng sự chú ý và giúp kích hoạt năng lượng từ chú chó thông qua các buổi đi bộ hoặc trò chơi, huấn luyện chú chó. Việc chơi cùng chó hay đi dạo công viên cùng chúng sẽ giúp chú chó vui vẻ hơn, giúp chống stress và căng thẳng.

2. Mua đồ chơi cho chó gặm

Hãy cung cấp cho chú chó của bạn những món đồ chơi phù hợp hơn để nhai, ví dụ như xương giả, hoặc các đồ chơi giải đố kích thích tinh thần cho chú chó với phần thưởng hạn chế là những món ăn vặt ngon.

3. Dùng biện pháp răn đe

Khi bạn nhận thấy chú chó của mình đang tìm kiếm đồ vật để nhai, hãy sử dụng các phương pháp răn đe như la mắng bằng lời nói hoặc dùng tiếng ồn khó chịu như lắc một cái hộp chứa đầy tiền xu hoặc đá cuội nhỏ để chúng sợ hoặc quên đi.

4. Bôi lên vật dụng những hương vị chó không thích

Bạn cũng có thể mua một bình xịt răn đe loại không độc hại, hoặc xịt có vị đắng, rồi xịt lên mọi vật dụng chó có thể gặm. Hoặc bạn cũng có thể thử bôi một lượng nhỏ tương ớt, sốt nóng hoặc hạt tiêu quanh những vật dụng đó để chúng không dám gặm.

Cuối cùng, bạn cần chắn rằng chú chó của bạn được tập thể dục và được giao tiếp mỗi ngày, tạo thói quen để một ít đồ chơi cho chó ngoài sân hoặc chỗ dễ dàng tiếp cận. Ngoài ra, bạn hãy dọn dẹp những cành cây vụn, đồ đạc ngoài sân có thể cám dỗ chú chó của bạn gặm cắn.

Huấn luyện chó không gặm đồ trong nhà

Chính vì vậy, ngoài việc hiểu nguyên nhân hành vi của chúng thì bạn cũng cần có cách huấn luyện chó con phù hợp và kịp thời. Vậy hãy thử một vài mẹo huấn luyện chó con không cắn phá bậy.

Nghiêm khắc khi huấn luyện chó con

Mỗi khi chúng có biểu hiện gặm hay cắn bất cứ đồ đạc gì thì ngay lập tức bạn phải thể hiện thái độ phản đối. Tùy vào cách thức giao tiếp quen thuộc giữa bạn và thú cưng của mình, nhưng sự lặp lại liên tục là điều cần thiết.

Bạn cũng không nên giành giựt đồ một cách quyết liệt vì hành vi này sẽ kích động bản tính săn mồi với những loài hung hăng, hoặc gây tác động tâm lý tiêu cực với những loài hiền lành hơn. Trong trường hợp người bạn này “ngang bướng” và không chịu từ bỏ hành vi của mình, hãy thử mẹo tiếp theo.

Nhưng ngược lại, nếu chúng lựa chọn đồ được phép gặm, hãy khen ngợi và thưởng nếu như cần thiết. Một chú chó hoàn toàn có thể hiểu được lời khen và lặp lại những hành động đó.

Cho lựa chọn đồ được gặm trong lúc huấn luyện

Nếu chúng quá ngang bướng, hãy thử làm một cuộc đổi chác nhỏ để không gây căng thẳng và tranh giành. Đặt trước mắt cậu bạn này một món đồ mà chúng được phép cắn, ra hiệu để đổi lấy món đồ chúng đang giữ.

Bạn có thể sử dụng quả bóng nảy, sợi dây thừng hoặc đồ chơi cho chó gặm dành để huấn luyện chó con. Tuy nhiên nên cẩn thận với những món đồ chơi chó có thể nhai nhỏ và nuốt phải, bên cạnh đó cũng nên chú ý đến việc lựa chọn kích cỡ đồ chơi cho chó của bạn để chúng có thể chơi một cách thoải mái và giữ được hứng thú.

Và một điều đặc biệt quan trọng cần chú ý, đó là không nên đưa những món đồ chơi có hình dạng giống những vật dụng trong nhà. Vì chúng sẽ có thể hiểu lầm những đồ vật trong nhà chính là đồ chơi của chúng.

Tặng đồ gặm chuyên dụng

Nếu việc cắn phá là chuyện không thể tránh khỏi? Vậy tại sao bạn không tận dụng việc này để tẩm bổ cho thú cưng của mình luôn nhỉ. Việc này rất đơn giản, bạn chỉ cần cho chó của mình nhai đồ chơi kiêm luôn thức ăn như bánh thưởng cho chó làm từ rau củ và thịt gà tươi tại các cửa hàng.

Những loại thức ăn như xương gặm cho chó Inu được làm từ rau củ và thịt tươi 100% giúp bổ sung thêm các dưỡng chất tốt cho sức khỏe như:

  • Canxi nhằm bảo vệ răng và nướu khi nhai cho chó cưng.
  • Vitamin B giúp chó ăn ngon, tăng khả năng tiêu hóa, tăng sức đề kháng.
  • Vitamin E giúp chó nhanh nhẹn, linh hoạt hơn.

Ngoài ra xương gặm cho chó còn có một số lợi ích khác:

  • Làm sạch kẽ răng và lợi, giúp hàm răng của chó sạch sẽ hơn bình thường, đặc biệt là các kẽ răng và lợi.
  • Được tạo hình que xương nên khi huấn luyện chó, chúng sẽ thích thú với món đồ chơi này hơn rất nhiều.
  • Giúp dạ dày của chó dễ tiêu hóa.

Một công đôi việc, chó của bạn vừa được nhai gặm thỏa thích trong lúc huấn luyện lại vừa được nạp năng lượng và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của chúng.

Dành nhiều thời gian chơi với chó

 

Một trong những lý do nguồn cơn của hành vi khó chịu này là chúng muốn thu hút sự chú ý của chúng ta. Ví dụ, trò chơi ném khúc gỗ chúng ta hoàn toàn có thể nhận thấy hành vi chạy đi, nhặt khúc gỗ mang lại cho chủ để tiếp tục được lặp lại hành đồng đó. Đó là một phần bản năng của loài động vật cực kỳ đáng yêu này. Nếu được, bạn nên dắt chúng đi tới những khu vui chơi dành riêng cho chó.

Trên đây là một số điều bạn cần biết để giải quyết tình trạng về chó gặm vật dụng trong nhà. Chúc bạn có được những chú chó khỏe mạnh và đáng yêu. Nếu cần biết thêm về các cách chăm sóc chó khác, hãy liên hệ ngay với https://blogchomeo.com/ để được tư vấn

About Cún cưng

Xin chào các bạn ! Mình là Cún Cưng, là chủ của Website Blogchomeo.com. Mình vốn là người yêu chó mèo và đam mê với tất cả các giống chó trên khắp thế giới. Do vậy mình lập ra Blogchomeo.com với mục đích sưu tầm, chia sẻ thông tin hiểu biết của mình về tất cả các giống chó, mèo trên thế giới và kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng chúng tới bạn đọc. Với tất cả kiến thức mà mình có Cún Cưng tôi sẽ giúp bạn có được nhiều kiến thức nhất để đánh giá về thú cưng. Tôi cam kết sẽ đưa những thông tin chi tiết và mới nhất đến các bạn. Nếu muốn chia sẻ hay đóng góp thêm cho Blog Chó Mèo của mình xin vui lòng Email cho tôi theo địa chỉ hòm thư điện tử [email protected] nhé, rất trân trọng những ý kiến đóng góp quý báu từ quý bạn đọc.

View all posts by Cún cưng →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *