Để giúp cún cưng duy trì được một cơ thể khỏe mạnh thì việc có một khẩu phần ăn hợp lý là vô cùng cần thiết. Không phải bạn cún nào khẩu phần ăn cũng giống nhau nên sen cần cân nhắc nhiều yếu tố để có một kế hoạch dinh dưỡng đầy đủ và phù hợp với cún nhà mình.
Chó là loài động vật được cấu tạo sinh học để có thể tiêu hóa được thức ăn đã qua chế biến đơn giản và việc này lại an toàn 100% không hề gây hại đối với chúng (bạn cần biết rằng: tuyến dịch axit có trong dạ dày của chó nóng đến nỗi có thể làm bỏng ngón tay của bạn).
Nội Dung Bài
Các tiêu chí lựa chọn khẩu phần phù hợp cho cún
Trước hết sen cần xem xét giống của cún cưng nhà mình là gì để cân nhắc khẩu phần ăn. Chẳng hạn như cún có cơ thể bé như Phốc sóc thì chế độ ăn, lượng thức ăn không thể nhiều giống Becgie Đức được.
Thứ hai là tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của cún để đưa ra chế độ dinh dưỡng phù hợp. Cún con 8 tuần tuổi cần ăn 4 bữa/ngày. Khi cún lớn đến 3 tháng thì giảm còn 3 bữa/ngày, 6 tháng là 2 bữa/ngày. Giai đoạn này cún sẽ lớn rất nhanh nên sen cần cung cấp đầy đủ lượng thức ăn cần thiết cho chúng. Đến khi cún được 1 tuổi thì chỉ cần ăn 1 bữa sáng nhẹ và 1 bữa chiều no thôi.
Điều quan trọng nữa là cần căn cứ vào thực tế phát triển của cún nhà bạn. Chẳng hạn cún gầy, cún đang ốm, cún mới phẫu thuật thì cần lượng dinh dưỡng nhiều hơn so với cún béo phì, cún lười vận động,…
Thực đơn hàng ngày cho chó
Chế độ ăn dành cho chó trưởng thành với ba bước đơn giản được Blog Chó Mèo chia sẻ dưới đây chính là một bản tóm tắt của nhiều thập kỷ kinh nghiệm và được dựa trên 2 thành phần cơ bản sau:
- Thịt
- Rau củ
Thực đơn này có thể được tóm gọn trong hai bước đơn giản dưới đây:
Bước 1: Lấy bất kỳ loại thịt nào mà bạn có (thịt gà, thịt bò, thịt lớn, thịt cừu,…), tiếp đó băm nhỏ hoặc thái thành miếng nhỏ như hạt lựu.
Bước 2: Nghiền rau củ vào cùng với thịt (bạn có thể dùng bất cứ loại rau củ nào trừ khoai tây), hỗn hợp sẽ có tỷ lệ ⅔ thịt và ⅓ rau củ. Bạn có thể cho rau củ vào máy chế biến thực phẩm nếu có.
Hãy luôn thay đổi các loại thịt và rau củ theo công thức chế biến ở trên để chú chó của bạn không quá ngán với bữa ăn hằng ngày.
Cách tính lượng Calo trong khẩu phần ăn của cún
Tất cả các hoạt động như tiêu hóa, hô hấp, vận động,… đều cần đến Calo. RER hay “Nhu cầu Calo khi nghỉ” là công thức tính Calo được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Bước 1: Tính lượng Calo phù hợp theo cân nặng cho cún
RER = Trọng lượng * 30 + 70
Bước 2: Điều chỉnh lượng Calo phù hợp theo đặc điểm cún nhà bạn
Cún cần giảm cân: Calo = RER
Cún cần tăng cân: Calo = 1.2 (1.8) * RER
Cún đã thiến: Calo = 1.6 * RER
Cún chuẩn men (chưa thiến): Calo = 1.8 * RER
Cún ít hoạt động: Calo = 1.2 (1.4) * RER
Cún hay chạy nhảy, nô đùa, không bị nhốt: Calo = 2 (5) * RER
Cún con dưới 4 tháng tuổi: Calo = 3.0 * RER
Cún con từ 4 tới 9 tháng: Calo = 2.0 * RER
Có được khẩu phần ăn phù hợp cho cún rồi sen chỉ cần chuẩn bị thực phẩm đầy đủ cho cún nữa thôi. Bạn cần lưu ý tránh cho cún ăn đồ bị ôi thiu để đảm bảo cún hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng trong thực phẩm nhé.
Nguyên liệu thích hợp trong thực đơn hàng ngày cho chó
Dưới đây là tất cả các danh sách về các loại thực phẩm mà bạn có thể cho chó ăn. Dấu sao (*) thể hiện điều này rất quan trọng đối với sức khỏe của chú chó, còn các loại thực phẩm khác chủ yếu chỉ cung cấp thêm dinh dưỡng cho chúng.
- Thịt nạc*: Thịt gà, thịt bò, thịt nai, thịt thỏ, thịt lợn, gà tây,… Bạn có thể băm nhỏ thịt hoặc thái miếng nhỏ như hạt lựu.
- Các cơ quan nội tạng*: Gồm có tim, phổi, gan, lòng,.. Riêng gan không được quá 10% trong tổng số chế độ ăn. Tuyệt đối không nên cho chó ăn gan bò quá nhiều bởi vì chúng sẽ mau chóng chán ngán món này.
- Cá: Bất kỳ loại cá nào chó cũng có thể ăn được, đặc biệt là các loại cá béo như cá trích, cá hồi và có mòi. Nếu bạn không tìm mua được cá tươi cho chó thì cách một hai tuần, bạn có thể mua cho chúng ăn loại có đóng hộp như có mòi, cá trích vào khẩu phần ăn.
- Các sản phẩm từ sữa: Phô mai sữa, sữa chua lên men vi sinh, sữa dê hoặc kèm thêm một lượng nhỏ phô mai.
- Trứng: Bất kỳ loại trứng nào cũng được. Bạn có thể cho chó ăn trứng hai đến ba lần một tuần nhằm cung cấp nguồn protein, vitamin và omega dồi dào.
- Rau xanh*: Rau muống, bông cải xanh, súp lơ, rau xanh vào mùa đông,…
- Rau củ*: Cà rốt, rau mùi tây, đu đủ, củ cải,… Ngoại trừ khoai tây và các loại tinh bột cao.
- Trái cây: Tuyệt đối không cho chó ăn nho và bơ. Hoặc các loại trái cây sấy khô vì chúng có hàm lượng đường cao.
- Chiết xuất từ thực vật: Men bia hay tảo bẹ hoặc một chút lượng mật.
- Dầu*: Cho chó ăn một đến hai lần một tuần, bạn cũng có thể cho thêm một ít gan cá tuyết, nghệ tây, cây gai dầu, hạt lanh hoặc hạt hướng dương.
Trong việc điều chỉnh thực đơn hàng ngày cho chó, bạn hãy sử dụng phán đoán của để ước lượng mức độ phù hợp dành cho chú chó. Đối với chú chó nhỏ, bạn sử dụng một muỗng cà phê là đủ, trong khi đối với một chú chó trưởng thành, bạn nên dùng muỗng canh để đong đếm cho phù hợp.
Khẩu phần ăn hàng ngày cho chó
Trước tiên, bạn cần phải theo dõi chặt chẽ hàm lượng khẩu phần ăn của chúng. Nhưng nếu như bạn đã tìm hiểu, biết rõ về hàm lượng khẩu phần ăn và chú chó của bạn đang có trọng lượng cân đối thì việc bạn xác định hàm lượng khẩu phần ăn theo phán đoán của bạn là hoàn toàn có thể.
Đã có rất nhiều người cho chó ăn thực phẩm chế biến đơn giản thành công chỉ vì biết cách điều chỉnh hàm lượng phù hợp một cách cẩn thận.
Thực đơn hàng ngày cho chó sẽ phụ thuộc vào khả năng vận động và tuổi tác. Đối với một chú chó trên 10kg thì khối lượng thức ăn chiếm khoảng 2% trọng lượng cơ thể của chúng trong khẩu phần ăn mỗi ngày đều phù hợp. Nói cách khác, một chú chó nặng 20kg nên được cho ăn khoảng 400g.
Nếu bạn nuôi một chú chó hiếu động, luôn cần năng lượng, một con chó thiếu cân hoặc phải tham gia các bài tập huấn luyện nhiều thì bạn cần phải tăng 2% lên thành 5% để cân bằng với nguồn dinh dưỡng cần nạp vào cơ thể chúng mỗi ngày.
Còn nếu bạn đang nuôi một chú chó già hoặc chó đang cần giảm cân thì hãy giảm 2% xuống còn 1% hằng ngày. Bạn có thể dành cho chú chó của bạn nhiều bữa ăn bất kỳ, nhưng không nên để chúng ăn quá nhiều khi chúng cảm thấy thích. Một chú chó phải vận động nhiều sẽ cần nạp năng lượng nhiều hơn một chú chó thông thường.
Dành cho những chú chó có cân nặng dưới 11kg:
- 1 – 2kg: khối lượng thức ăn 1 ngày = 10% trọng lượng cơ thể
- 3 – 4kg: khối lượng thức ăn 1 ngày = 7% trọng lượng cơ thể
- 5 – 8kg: khối lượng thức ăn 1 ngày = 5% trọng lượng cơ thể
- 9 – 10kg: khối lượng thức ăn 1 ngày = 3% trọng lượng cơ thể
- Từ 11kg trở lên: khối lượng thức ăn 1 ngày = 2% trọng lượng cơ thể
Với bài chia sẻ chi tiết ở trên, mong rằng bạn đã được trang bị đầy đủ kiến thức không chỉ riêng về việc chọn thực đơn cho chó mà còn là cách kiểm tra xem chó của bạn có nhu cầu dinh dưỡng như thế nào. Để đảm bảo chó luôn được bổ sung đầy đủ chất nhất, ngoài các thức ăn từ nguyên liệu tự nhiên, bạn cũng có thể mua thêm thức ăn hạt cho chó, vì đây là nguồn thực phẩm phù hợp nhất với cơ thể của cún cưng.
Bài viết: Cách tính khẩu phần ăn cho chó chính xác
Liên kết: https://blogchomeo.com/thuc-don-cho-cho/