Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho Chó

4.7/5 - (9 bình chọn)

Việc thiết lập một chế độ dinh dưỡng cho chó theo khoa học không chỉ giúp cún cưng khỏe mạnh, bóng mượt, lanh lợi mà còn phù hợp với túi tiền của bạn. Dinh dưỡng là một trong những yếu tốt cực kỳ quan trọng trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc chó.

Tuy nhiên, việc chăm sóc và lên chế độ ăn cho chó như thế nào là hợp lí, khoa học không phải là điều dễ dàng nếu chủ nhân không tìm hiểu.

Thực đơn hàng ngày cho chó như thế nào để chó không bị suy dinh dưỡng, nhưng cũng không gặp tình trạng béo phì ở chó? Tất cả những gì bạn cần chính là tìm hiểu Cách Nuôi để cung cấp dinh dưỡng phù hợp cho chó theo tỉ lệ thích hợp. Chỉ cần bạn lên kế hoạch cụ thể và chi tiết về thực đơn hằng ngày cho chó là mọi chuyện sẽ dễ dàng.

Vậy thì để Blog Chó Mèo giải thích về chế độ dinh dưỡng cho chó khoa học nhất giúp cún cưng khỏe mạnh qua bài viết dưới đây!

Chế độ dinh dưỡng như thế nào là hợp lý

Thực ra nuôi chó cảnh cũng không phải quá khó, chỉ cần tỉ mỉ một chút là bạn có thể nắm được các kỹ thuật nuôi chó rồi. Mỗi loại chó cảnh cần có chế độ ăn và dinh dưỡng khác nhau, ví dụ như chó dưới 8 tháng tuổi và chó từ 8-12 tháng tuổi sẽ có chế độ ăn khác nhau, loài chó vận động nhiều hơn sẽ cần được ăn nhiều hơn… Nhưng tóm lại bạn cần đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cho chúng. Chú ý không nên để chó ăn quá no.

Protein và chất béo:

Đây là hai chất cần thiết nhất để chó có thể hấp thụ và phát triển. Nếu bạn muốn tìm hiểu cách nuôi chó nhanh lớn và cách nuôi chó mau mập thì đây chính là yếu tố quan trọng nhất để giúp chó của bạn mau lớn.

thịt chưa nhiều protein

Protein có trong thức ăn.

Chúng ta đều thấy chó thích ăn thịt hơn là các loại rau củ quả. Trong thịt chứa rất nhiều protein cần thiết cho cún yêu của bạn. Thịt bò là tốt nhất rồi đến các loại thịt, cá khác. Bạn cũng có thể đổi món cho cún bằng cách nấu nội tạng hoặc trứng.

Tuy nhiên trứng không có đủ lượng chất béo cần thiết nên bạn có thể trộn thêm dầu thực vật hoặc mỡ động vật vào thức ăn. Không nên xào nấu quá nhiều dầu mỡ vì sẽ khiến cho cún khó tiêu và đi ngoài. Nên nấu chín thức ăn để đảm bảo vệ sinh.

Chất xơ, tinh bột và vitamin:

Protein và chất béo là hai chất cần nhất cho cún yêu nhưng chưa đủ. Bạn cần bổ sung thêm chất xơ, tinh bột, vitamin và một số chất khác để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cún.

Rau cung cấp chất xơ.

Chất xơ có trong rau, củ, quả.

Chất xơ và vitamin thì thường có nhiều trong rau củ quả, tnh bột thì có trong cơm và bánh mì. Tuy nhiên rất hiếm có chú cún nào thích ăn các thứ này, chúng chủ yếu thích ăn thịt hơn.

Vì thế nếu bạn muốn chúng ăn những thứ này thì bạn cần có biện pháp. Thông thường chúng ta hay nuôi chó từ bé nên có thể tập cho chúng quen từ khi ăn dặm. Trong lúc chơi đùa mệt, bạn có thể dùng rau hay củ quả để cho chúng ăn nhẹ. Nếu không được thì bạn hãy thái nhỏ ra hoặc xay nhuyễn (với chó bé), sau đó trộn vào cơm và thịt. Như vậy chúng bắt buộc phải ăn và dần sẽ quen.

   Ăn Hạt:

Thức ăn sẵn được nhiều người lựa chọn bởi chúng khá tiện lợi. Cún cũng rất yêu thích loại thức ăn này bởi nó được chế biến có mùi vị khá phù hợp với nhu cầu của chúng.

Đồ ăn đóng hộp.

Thức ăn sẵn cho chó.

Bạn cũng không mất công nấu mà giá trị dinh dưỡng lại có sẵn trên bao bì, không cần tốn công định lượng. Tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng có lượng dinh dưỡng đúng với lượng đã ghi. Chính vì thế bạn cần tìm hiểu và mua của các hãng nổi tiếng hoặc có uy tín.

Mặc dù tiện lợi nhưng nó không đảm bảo hoàn toàn về mặt dinh dưỡng. Tốt nhất bạn nên tự tay nấu cho cún nếu có thời gian. Nó không tốn quá nhiều thời gian mà còn làm cho tình cảm của bạn và cún tăng lên.

Xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho chó khoa học

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng đối với quá trình phát triển của cún cưng. Chế độ dinh dưỡng sai lầm sẽ gây ra các bệnh như: suy dinh dưỡng, béo phì, … Bởi vậy, khẩu phần có dinh dưỡng cân bằng, vừa đủ, không thừa, không thiếu sẽ đem lại sức khỏe tốt nhất. Có 6 loại chất dinh dưỡng chủ yếu, bao gồm: Nước, Carbohydrate, protein, chất béo, khoáng và vitamin.

Nước:  Thiếu nước, cơ thể của chó sẽ gây ra các biến chứng về tim mạch, thần kinh và hô hấp. Bởi vậy, đừng quên cho chó uống đủ nước mỗi ngày.

Bạn có thể sử dụng bình nước chân không, bình nước gắn chuồng 350ml có bán tại các cửa hàng thú cưng để tránh tình trạng chú cún của bạn nghịch ngợm làm đổ nước.

Chất Đạm (Protein): Các loại thực phẩm tươi như: thịt bò, thịt lợn, thịt gà, cá, … rất giàu chất đạm. Tuy nhiên, cần đảm bảo sản phẩm sạch, không bị nhiễm khuẩn, không bị ôi thiu, không có chất bảo quản hay các chất tăng trọng.

Tinh bột: Người nuôi có thể dùng cám gạo, cám ngô hay nấu cơm để cung cấp lượng calo cần thiết. Hoặc sử dụng các sản phẩm hạt khô thì hàm lượng tinh bột luôn có sẵn, giúp việc cho chó ăn trở nên đơn giản hơn.

Lưu ý, trong giai đoạn chó non không nên cho ăn nhiều tinh bột tránh tình trạng bị béo phì ảnh hưởng đến sự phát triển của cột sống và khung xương.

Dầu và chất béo: Một số thực phẩm tươi giàu chất béo như: cá biển, các loại dầu olive rất tốt cho sự phát triển của chó.

Chất xơ và Vitamin: Rau, củ, quả cung cấp nhiều vitamin và chất xơ giúp hỗ trợ phát triển, trao đổi chất và quá trình bài tiết của chó tốt hơn.

Nếu việc cho chó ăn rau củ quả khiến bạn mất thời gian trong việc chế biến thì bạn có thể bổ sung thêm cho chó những sản phẩm vitamin bán sẵn tại cơ sở uy tín.

Khoáng chất: Khoáng chất vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn chó non đang thay răng, thay lông và chó cái đang trong giai đoạn sinh sản, cho con bú.

Nguyên liệu thích hợp trong thực đơn hàng ngày cho chó

Dưới đây là tất cả các danh sách về các loại thực phẩm mà bạn có thể cho chó ăn. Dấu sao (*)  thể hiện điều này rất quan trọng đối với sức khỏe của chú chó, còn các loại thực phẩm khác chủ yếu chỉ cung cấp thêm dinh dưỡng cho chúng.

  • Thịt nạc*: Thịt gà, thịt bò, thịt nai, thịt thỏ, thịt lợn, gà tây,… Bạn có thể băm nhỏ thịt hoặc thái miếng nhỏ như hạt lựu.
  • Các cơ quan nội tạng*: Gồm có tim, phổi, gan, lòng,.. Riêng gan không được quá 10% trong tổng số chế độ ăn. Tuyệt đối không nên cho chó ăn gan bò quá nhiều bởi vì chúng sẽ mau chóng chán ngán món này.
  • Cá: Bất kỳ loại cá nào chó cũng có thể ăn được, đặc biệt là các loại cá béo như cá trích, cá hồi và có mòi. Nếu bạn không tìm mua được cá tươi cho chó thì cách một hai tuần, bạn có thể mua cho chúng ăn loại có đóng hộp như có mòi, cá trích vào khẩu phần ăn.
  • Các sản phẩm từ sữa: Phô mai sữa, sữa chua lên men vi sinh, sữa dê hoặc kèm thêm một lượng nhỏ phô mai.
  • Trứng: Bất kỳ loại trứng nào cũng được. Bạn có thể cho chó ăn trứng hai đến ba lần một tuần nhằm cung cấp nguồn protein, vitamin và omega dồi dào.
  • Rau xanh*: Rau muống, bông cải xanh, súp lơ, rau xanh vào mùa đông,…
  • Rau củ*: Cà rốt, rau mùi tây, đu đủ, củ cải,… Ngoại trừ khoai tây và các loại tinh bột cao.
  • Trái cây: Tuyệt đối không cho chó ăn nho và bơ. Hoặc các loại trái cây sấy khô vì chúng có hàm lượng đường cao.
  • Chiết xuất từ thực vật: Men bia hay tảo bẹ hoặc một chút lượng mật.
  • Dầu*: Cho chó ăn một đến hai lần một tuần, bạn cũng có thể cho thêm một ít gan cá tuyết, nghệ tây, cây gai dầu, hạt lanh hoặc hạt hướng dương.

Trong việc điều chỉnh thực đơn hàng ngày cho chó, bạn hãy sử dụng phán đoán của để ước lượng mức độ phù hợp dành cho chú chó. Đối với chú chó nhỏ, bạn sử dụng một muỗng cà phê là đủ, trong khi đối với một chú chó trưởng thành, bạn nên dùng muỗng canh để đong đếm cho phù hợp.

Kinh nghiệm chọn thức ăn làm thực đơn

  • Cách dễ nhất để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của chó là cung cấp thịt, nội tạng, rau củ. Bạn cũng nên cho chúng ăn thêm chút xương sống, thịt.
  • Không hề có số lượng cụ thể về hàm lượng thịt, nội tạng và rau củ. Tuy nhiên, bạn có thể cho chó ăn ⅔ thịt và nội tạng cùng ⅓ rau củ. Đôi khi, sẽ có nhiều người đưa quan điểm rằng 90% thịt và nội tạng, 10% rau củ sẽ tốt hơn. Dù vậy, điều quan trọng nhất bạn hãy đối xử với chú chó của bạn như một người bạn, biết được chúng thích cái gì và không thích cái gì.
  • Trong thực đơn hàng ngày cho chó, bạn có thể sử dụng bất kỳ loại thịt sống nào cũng được miễn là đảm bảo được nguồn cung cấp uy tín. Các loại thịt gồm có thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt gà, thịt nai,…
  • Đối với rau củ bạn có thể chế biến nó qua máy chế biến thực phẩm hoặc làm món nướng. Tuy nhiên không được sử dụng khoai tây.
  • Rau xanh phải luôn tươi, rau sẽ mất giá trị dinh dưỡng sau một tuần được mua về hoặc để lại trong thời gian quá lâu.
  • Hãy trộn đều các thành phần ăn với nhau bởi vì có một số chú chó sẽ ác cảm với rau và chúng sẽ không ăn nó.

Lưu ý quan trọng đối với dinh dưỡng cho chó

Việc lên lịch thức ăn, khẩu phần ăn là vô cùng thiết yếu đối với sự sống và sự phát triển của chó. Nên lưu ý những điều dưới đây khi nuôi dưỡng và chăm sóc chó giúp bé cún khỏe mạnh:

– Tùy thuộc vào từng giống mà ta có lựa chọn khẩu phần ăn khác nhau. Và cũng tùy vào giai đoạn phát triển mà ta có chế độ ăn khác nhau.

– Thành phần quan trọng nhất trong khẩu phần mỗi ngày của chó là thịt. Có thể là thịt tươi nấu chín, thịt đóng hộp hay thịt sấy khô.

– Tuyệt đối không bao giờ cho cún ăn bất kỳ loại xương nhỏ nào vì chúng sẽ vỡ vụn ra và ghim vào cổ họng hay ruột gây tổn thương ruột.

– Tuyệt đối không cho cún thức ăn có trộn hành lá, hành củ bởi sẽ phá hoại các thành phần quan trọng trong máu của chó.

– Không ép vật ăn và cho vật ăn theo giờ giấc đều đặn.

– Trước và sau thời kỳ cún được tiêm chủng hãy cho nó ăn thức ăn giàu protein như thịt cá và fomat.

Kết

Để chăm sóc và nuôi dưỡng được một con chó khỏe đẹp thì dinh dưỡng là một trong những yếu tốt cực kỳ quan trọng. Các bạn sẽ hiểu thêm về chế độ dinh dưỡng cho chó để chó thể chăm sóc tốt nhất cho người bạn bốn chân của mình. 

Trên đây là một số chia sẻ về chế độ dinh dưỡng cho chó hi vọng sẽ phần nào đó giúp cho bạn cảm thấy dễ dàng hơn trong việc chăm sóc cún cưng. Nếu bạn còn những băn khoăn cần giải đáp hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhé!

Từ khóa tìm kiếm: dinh dưỡng cho chó mang thai, dinh dưỡng cho chó con, dinh dưỡng cho chó poodle, dinh dưỡng cho chó bầu, dinh dưỡng cho chó golden, dinh dưỡng cho chó mẹ sau khi sinh, dinh dưỡng cho chó poodle mang thai, dinh dưỡng cho chó rottweiler, dinh dưỡng cho chó alaska, dinh dưỡng cho chó 2 tháng tuổi, dinh dưỡng cho chó con 1 tháng tuổi, dinh dưỡng dành cho chó, thực đơn dinh dưỡng cho chó, chế độ dinh dưỡng cho chó, chế độ dinh dưỡng cho chó con, chế độ dinh dưỡng cho chó poodle, chế độ dinh dưỡng cho chó mang thai, dinh dưỡng cho chó lớn

Bài viết: Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho Chó

Liên kết: https://blogchomeo.com/che-do-dinh-duong-cho-cho/

Sưu tầm: Blogchomeo.com

About Cún cưng

Xin chào các bạn ! Mình là Cún Cưng, là chủ của Website Blogchomeo.com. Mình vốn là người yêu chó mèo và đam mê với tất cả các giống chó trên khắp thế giới. Do vậy mình lập ra Blogchomeo.com với mục đích sưu tầm, chia sẻ thông tin hiểu biết của mình về tất cả các giống chó, mèo trên thế giới và kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng chúng tới bạn đọc. Với tất cả kiến thức mà mình có Cún Cưng tôi sẽ giúp bạn có được nhiều kiến thức nhất để đánh giá về thú cưng. Tôi cam kết sẽ đưa những thông tin chi tiết và mới nhất đến các bạn. Nếu muốn chia sẻ hay đóng góp thêm cho Blog Chó Mèo của mình xin vui lòng Email cho tôi theo địa chỉ hòm thư điện tử [email protected] nhé, rất trân trọng những ý kiến đóng góp quý báu từ quý bạn đọc.

View all posts by Cún cưng →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *