【Top 13+】 Căn Bệnh Thường Gặp ở chó mà bạn cần biết!

5/5 - (4 bình chọn)

Để nuôi chó một cách tốt nhất, một điều mà bạn không thể bỏ qua là nắm rõ những thông tin về các căn bệnh thường gặp ở chó. Nếu bạn đang phân vân không biết nên lưu ý những căn bệnh nào, thì bài viết này sẽ chỉ cho bạn điều đó. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

1. Bệnh dại ở chó

Bệnh dại là căn bệnh gây ra do virus dại Lyssavirus thuộc họ Rhabdoviridae. Bệnh dại cũng là một trong những loại bệnh thường gặp nhất ở chó. Đây là căn bệnh nguy hiểm đối với bất kỳ loài chó nào. Thậm chí nó còn có thể lây sang người và vật khác. Căn bệnh này nguy hiểm là bởi tỉ lệ tử vong của nó là 100% và chưa có thuốc đặc trị.

Một số dấu hiệu chó mắc bệnh dại là:

  • Chó chảy nước dãi nhiều, sùi bọt mép
  • Chó sợ ánh sáng và cắn vu vơ
  • Chó không ăn uống được
  • Trở nên hung dữ
  • Bỏ nhà đi và không trở về

Cách phòng tránh: Tiêm vaccine phòng dại cho chó và quan trọng nhất là không cho chó tiếp xúc với mầm bệnh.

benh-thuong-gap-o-cho-1
Biểu hiện bệnh dại ở chó

Xem thêm: Chó dại và các thông tin quan trọng cần lưu ý.

2. Bệnh Care ở chó

Bệnh Care (hay còn gọi là bệnh sài sốt ở chó) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm thường xảy ra ở chó non, lây lan nhanh và tỷ lệ chết rất cao. Bệnh do virus Canine Distemper (CDV) gây ra, virus này có khả năng lây nhiễm thông qua đường hô hấp, tiêu hóa. Một khi bệnh care ở chó đã phát triển, tỉ lệ tử vong lên đến 100% đối với những chú chó chưa được tiêm chủng đúng định kỳ.

Dấu hiệu chó mắc bệnh Care là: 

  • Chó có biểu hiện sốt cao 40-41 độ C
  • Nôn không kiểm soát
  • Chó bỏ ăn
  • Nổi mẩn đỏ trên da

Cách tốt nhất để phòng tránh căn bệnh quái ác này ở chó là bạn nên tiêm phòng định kỳ cho chúng đồng thời cung cấp cho cún môi trường sống an toàn, sạch sẽ nhé!

Để tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này, xem thêm: Tìm hiểu về bệnh care ở chó, nguyên nhân, hậu quả, cách khắc phục 26/9/2022

3. Bệnh Parvo ở chó

Parvo là một căn bệnh do chó bị nhiễm virus dai dẳng và không dễ tiêu diệt. Virus này kháng nhiều loại chất diệt khuẩn và có thể tồn tại trong khoảng thời gian dài lên tới nhiều tháng, thậm chí hơn. Đây là căn bệnh “cực kỳ nguy hiểm”, đặc biệt với các chú chó con và chó chưa được tiêm phòng đầy đủ. Bệnh lây lan nhanh chóng và có thể gây chết nếu không điều trị kịp thời. Tỉ lệ chết cao từ 80-100%

Một số biểu hiện của căn bệnh Parvo ở chó là:

  • Chó uể oải và bỏ bữa
  • Sốt cao từ 40 đến 41ºC.
  • Niêm mạc dạ dày sẽ bị sưng tấy và loét khiến chó bị nôn.
  • Chó của bạn bị tiêu chảy, có phân lỏng, phân nhầy, phân có máu hoặc hình dạng bất thường
benh-thuong-gap-o-cho-2
Chó nhiễm Parvo thường có biểu hiện uể oải

Căn bệnh Parvo là căn bệnh thường gặp ở chó nhưng hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy hãy chăm sóc cún thật kỹ để chúng không mắc bệnh nhé!

Xem thêm: Bệnh Parvo ở chó – Cực nguy hiểm tỷ lệ chết 80-100%

4. Chó bị bệnh đường ruột

Bệnh đường ruột là căn bệnh phổ biến ở rất nhiều cún cưng hiện nay. Bệnh đường ruột là một trong những chứng bệnh vô cùng nguy hiểm với sức khoẻ của chó và có nguy cơ gây tử vong vô cùng cao. Các nguyên nhân dẫn đến việc rối loạn tiêu hóa hay các bệnh đường ruột thường sẽ đến từ thức ăn mà các bé nạp vào cơ thể hoặc do các yếu tố ngoại cảnh như: Vi khuẩn, virus hay chúng dị ứng một số loại thực phẩm nhất định.

Dấu hiệu chó bị mắc bệnh đường ruột:

  • Phân có màu bất thường, mùi tanh khó chịu.
  • Chỏ bỏ ăn hay ăn rất ít, nôn ra dịch vàng.
  • Chó bị sốt tăng lên 39.5-40 độ C do nhiễm trùng, bụng có thể căng lên.
  • Xuất hiện các triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa ở giai đoạn khi bị viêm ruột non 
  • Chó đau bụng, đi đứng không vững, má hóp, mắt lờ đờ không có thần sắc 

Nhìn chung, bệnh đường ruột vẫn xuất phát chủ yếu từ chế độ ăn của chó. Vì vậy, bạn hãy xây dựng cho cún chế độ dinh dưỡng hợp lý và tẩy giun thường xuyên cho cún để phòng ngừa căn bệnh này nhé!

Xem thêm: Bệnh Viêm Đường Ruột Ở Chó Mèo

5. Chó bị nhiễm ký sinh trùng đường máu

Bệnh ký sinh trùng đường máu là bệnh trạng gây ra bởi ký sinh trùng đơn bào thuộc chi Ehrlichia Canis,Babesia, Trypanosoma, Anaplasma. Đây là căn bệnh nguy hiểm, nếu không điều trị kịp thời cún con sẽ chết nhanh chóng do mất máu. Với loại bệnh sẽ khiến cho chú của bạn mất dần sức đề kháng khiến chúng chán ăn dẫn đến kiệt sức.

Dấu hiệu chó bị nhiễm ký sinh trùng đường máu:

  • Thiếu năng lượng, mệt mỏi
  • Chán ăn
  • Sốt
  • Nước tiểu vàng
  • Da vàng
  • Bị sụt cân
  • Nôn mửa và tiêu chảy.
  • Các triệu chứng thần kinh (không điều phối, trầm cảm, liệt, …)

Khi phát hiện chó bị bệnh, tốt nhất bạn nên đưa cún đến bác sĩ thú y để được điều trị kịp thời. Đồng thời giữ gìn vệ sinh và sát khuẩn định kỳ môi trường sống của cún nhé!

6. Bệnh ho cũi chó

“Ho cũi” hoặc “Ho cũi chó”  hay còn gọi là bệnh viêm phế quản – khí quản truyền nhiễm. Đây là cụm từ thông dụng chỉ một bệnh truyền nhiễm của cún khi bị nhốt chung trong cũi và lây từ những em cún cưng khác.

Dấu hiệu của căn bệnh ho cũi chó là: Chó ho khạc kéo dài từ 7-21 ngày. Mắt không trong sáng, có nhiều ghèn, gương mũi luôn khô ráp, chảy dịch xanh hay chó thường xuyên liếm mũi rồi nuốt dịch… tiêu chảy, phân nát có máu, hôi tanh, nôn ra dịch nhớt vàng, thậm chí là tử vong đột ngột.

benh-thuong-gap-o-cho-3
Chó mắc bệnh ho cũi

Để có cách điều trị chi tiết căn bệnh thường gặp nguy hiểm này, tham khảo ngay bài viết: Cách xử lý bệnh Ho Cũi ở Cún cưng

7. Bệnh viêm gan truyền nhiễm

Bệnh viêm gan truyền nhiễm chủ yếu do virus canine adenovirus-1 (CAV-1) thâm nhập qua đường miệng, rồi đến đường tiêu hóa qua mô bào hầu hết các cơ quan cơ thể của chó.

Triệu chứng của chó nhiễm căn bệnh này là: Chó bỏ ăn, tiêu chảy ra máu. Hoặc chó bị sốt cao trên 39 độ, co giật, đau quằn quại, xuất huyết dưới da. Thậm chí chó còn có thể chuyển sang trạng thái hôn mê sau đó tử vong.

Căn bệnh này cũng chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy bạn hãy tiêm phòng vaccine cho chó sớm nhất có thể nhé!

8. Bệnh xoắn khuẩn Lepto (Leptospirosis)

Bệnh Lepto (hay còn gọi là bệnh xoắn khuẩn) là căn bệnh truyền nhiễm do một loại vi khuẩn hình xoắn ốc có tên là Leptospira gây ra. Đây là căn bệnh có tỷ lệ gây chết rất cao và có thể lây sang người. 

Bệnh Lepto gây ra triệu chứng sốt kéo dài, tổn thương gan phổi, gây viêm não, báng bụng và vàng da ở chó. Việc suy giảm chức năng gan, thận sẽ khiến chó tử vong nhanh chóng. 

benh-thuong-gap-o-cho-4
Chó nhiễm bệnh Lepto

Cách tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh Lepto ở chó là tiêm vaccine. Nếu chú chó của bạn không may mắc căn bệnh này thì cũng đừng lo lắng. Bởi căn bệnh này hiện nay đã có thuốc chữa trị rồi nhé. Việc của bạn là hãy phát hiện sớm và đưa chúng đến khám bác sỹ thú y thôi!

Xem thêm: Bệnh Lepto ở chó là gì? – Tác hại, triệu chứng và cách điều trị!

9. Bệnh viêm dạ dày ở chó

Nguyên nhân: Do giun móc, virus parvo, virus gây bệnh care hoặc ăn phải thức ăn và nước uống có chứa vi khuẩn thương hàn (Salmonella), vi khuẩn yếm khí (Clostridium), vi khuẩn E.Coli,…

Triệu chứng: Chó mắc bệnh sẽ sốt, bỏ ăn. Đôi khi sẽ run rẩy, nôn mửa liên tục. Phân chó có màu nâu sẫm, rất tanh. Chó không thể đi được và chỉ nằm một chỗ.

Việc xử lý chó bị viêm dạ dày khá phức tạp. Vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ thú y để chữa trị cho cún đúng cách nhé!

10. Bệnh viêm phổi

Nguyên nhân của căn bệnh viêm phổi là do các loại virus đường hô hấp hoặc vi khuẩn xâm nhập vào hệ hô hấp của chó như: Pneumococcus, streptococcus, klebsiella, bordetella… Hoặc do một loại ấu trùng của ký sinh trùng ở phế quản như: Filaroides, actu strongylus, paragonimus cũng gây viêm phổi.

Những biểu hiện của chó mắc bệnh viêm phổi là:

  • Chó mệt mỏi, bỏ ăn, sốt cao
  • Niêm mạc đỏ
  • Hay ho khạc vào ban đêm và sáng sớm
  • Chó có biểu hiện khó thở, miệng đỏ sẫm, sung huyết
  • Nằm im một chỗ, nhịp thở nhanh và nông

Hãy đảm bảo chó cưng của bạn được sống trong không gian sạch sẽ. Đồng thời tiêm vaccine phòng bệnh để chó không mắc bệnh viêm phổi nhé!

11. Bệnh viêm tử cung ở chó

Căn bệnh này xảy ra ở những con chó lớn tuổi không sinh sản mà lại không cắt bỏ tử cung và buồng trứng. Điều này kích thích progesterone hình thành các nang. Những nang này tiết ra nhiều dịch và lưu lại bên trong tử cung làm tăng kích thước tử cung. Khi bệnh càng nặng thì dịch sẽ tràn ra, vi khuẩn trong âm đạo sẽ đi qua cổ tử cung gây nhiễm trùng.

Triệu chứng:

  • Chó cái sốt cao, chán ăn, khát nước, nôn mửa
  • Âm đạo tiết ra dịch màu đục hoặc màu trắng
  • Bụng cứng, phình trước lên

Cách điều trị: Kết hợp thuốc bổ trợ và chăm sóc. Rửa tử cung, âm đạo của chó bằng dung dịch rivanol 0.1% hoặc thuốc tím 0.1% ( mỗi ngày một lần). Thực hiện liên tục trong khoảng 3-5 ngày cho đến khi chó được đỡ hơn. Để phòng ngừa thì cho chó ăn đủ chất trước và sau khi tiêm chủng, kiểm soát tần suất giao phối của chó, vệ sinh chuồng, nơi ở sạch sẽ và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho chó.

12. Bệnh ghẻ – căn bệnh thường gặp ở chó

Bệnh ghẻ là căn bệnh thường gặp ở chó, đặc biệt là giống chó lông dài như Golden Retriever hay Alaska. Bệnh ghẻ không đe dọa trực tiếp tới tính mạng của chó nhưng nó lại gây ra rất nhiều bất tiện cho chó và chủ nhân của chúng.

Dấu hiệu nhận biết chó bị ghẻ là:

  • Chó có biểu hiện ngứa ngáy
  • Chó bị rụng lông thành từng mảng
  • Xuất hiện vảy sừng trên da
  • Chó có mùi hôi khó chịu
benh-thuong-gap-o-cho-5
Chó bị ghẻ

Có nhiều cách bạn có thể áp dụng để trị dứt điểm căn bệnh ghẻ ở chó như: Trị ghẻ cho chó bằng lá cây hoặc sử dụng thuốc. Nếu có thể, bạn hãy vận dụng hợp lý các phương pháp và xây dựng chế độ ăn cho chó ghẻ phù hợp để điều trị ghẻ cho cún tốt nhất nhé!

Xem thêm: Cách Trị Ghẻ cho chó dứt điểm và hiệu quả trong thời gian ngắn!

13. Bệnh sán chó – Bệnh thường gặp ở chó

Nguyên nhân gây ra căn bệnh sán chó là do loại sán có tên là toxocara thường xuất hiện trong ruột non của chó con dưới 6 tháng tuổi. Căn bệnh này đặc biệt nguy hiểm vì khả năng sán chó lây sang người rất cao. 

Sán chó thường ký sinh trong ruột non của chó nhiễm bệnh. Những đốt sán già chứa trứng đứt ra thành từng đốt hoặc từng đoạn ngắn rồi tự di chuyển ra môi trường bên ngoài theo đường hậu môn hoặc theo phân chó. Mỗi đốt sán sẽ phóng thích trứng ra môi trường, dính vào lông chó hay hậu môn. Từ đó mà lây nhiễm cho người và vật khác.

Triệu chứng của chứng của chó bị nhiễm sán là: Chó mệt mỏi, chán ăn, tiêu chảy…

Để ngăn ngừa căn bệnh này, cách hiệu quả nhất là giữ vệ sinh nơi ở của chó, cho chúng ăn chín uống sôi và sử dụng thực phẩm sạch nhé!

Xem thêm: Bệnh sán dây ở Chó

Trên đây chúng tôi đã tổng hợp cho bạn 13 căn bệnh thường gặp ở chó. Hy vọng sau khi hiểu rõ về những căn bệnh này, bạn sẽ bảo vệ thật tốt cho cún cưng của mình để chúng sống thật khỏe mạnh nhé!

Nếu bạn quan tâm về các loại bệnh của chó, có thể tham khảo một số bài viết sau:

  1. Chó Poodle có bị dại không? Làm cách nào để nhận biết bệnh dại ở Poodle
  2. Những Bệnh Thường Gặp Ở Phốc Sóc
  3. Chó bị viêm da demodex – Bệnh nguy hiểm dễ mắc
  4. Các Bệnh Thường Gặp của Poodle
  5. Bệnh thường gặp ở Corgi
  6. Các bệnh thường gặp ở chó Phú Quốc: Nguyên nhân, cách điều trị