Cách xử lý bệnh Ho Cũi ở Cún cưng

5/5 - (3 bình chọn)

“Ho cũi” hoặc “Ho cũi chó”  hay còn gọi là bệnh viêm phế quản – khí quản truyền nhiễm là cụm từ thông dụng chỉ một bệnh truyền nhiễm của cún khi bị nhốt chung trong cũi và lây từ những em cún cưng khác. Bệnh ho cũi chó sẽ xuất hiện trong vòng 2 – 10 ngày sau khi phơi nhiễm và thường kéo dài khoảng 10 – 20 ngày sẽ khiến cho boss mất sức trầm trọng. Vì thế sen cần:

Bệnh Ho Cũi

Cách ly cún bị bệnh

Bệnh ho cũi chó rất dễ lây, vì mầm bệnh sẽ phát tán trong không khí mỗi lần cún ho và làm lây lan bệnh. Nếu bạn nghi ngờ boss của mình mắc bệnh ho cũi chó, điều quan trọng là phải cách ly ngay boss khỏi những em cún khác. Đồng thời sen không nên dẫn cún mắc bệnh đi dạo.

Cho cún cưng đi khám bệnh.

Tốt nhất là bạn nên đưa cún bị ho đến bác sĩ thú y kiểm tra càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ xác định tình trạng ho là do nhiễm trùng hay một nguyên nhân khác, chẳng hạn như bệnh tim. Bác sĩ cũng có thể cho bạn biết boss của bạn có cần điều trị hay không.

Bác sĩ thú y sẽ tiến hành khám tổng quát cho cún cưng, bao gồm đo thân nhiệt, sờ kích thước hạch bạch huyết trong cổ họng, kiểm tra miệng chó xem có dị vật không và dùng ống nghe để nghe tim phổi.

Trường hợp không có tiếng thổi của tim và nếu có khả năng cao cún cưng mắc bệnh ho cũi chó, bác sĩ có thể đề nghị tiến hành chẩn đoán điều trị thay vì phải thử máu và các xét nghiệm tốn kém khác.

Khi gọi điện đến phòng khám đặt lịch hẹn bác sĩ, bạn nên cho họ biết bạn nghi ngờ cún cưng của mình bị ho cũi chó. Có thể họ sẽ yêu cầu bạn đợi ở ngoài phòng khám đến khi bác sĩ gọi vào để giảm nguy cơ lây bệnh cho những em cún khác đang chờ bên trong.

Sen lưu ý không phải trường hợp nào cũng cần dùng thuốc kháng sinh

Sen biết không, nếu chỉ dựa vào việc thăm khám lâm sàng thì khó có thể phân biệt bệnh nhiễm virus và vi khuẩn. Vậy nên nếu bệnh do virus gây ra, thuốc kháng sinh trong trường hợp này là vô tác dụng.

Sen hãy dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thú y sen nhé! Ngoài ra, bác sĩ thú y có thể yêu cầu thực hiện một số biện pháp để giảm tình trạng bệnh như:

  • Cho boss xông hơi nước: Đóng cửa sổ và cửa ra vào phòng tắm, mở vòi sen nước nóng trong vài phút. Dẫn chó ngồi trong làn hơi nước khoảng 5 -10 phút. Liệu pháp xông hơi giúp làm long chất nhầy trong ngực chó và giúp giảm ho. Bạn có thể lặp lại quá trình này mỗi ngày nhiều lần khi cần thiết. Nên nhớ, không để chó ngồi một mình trong phòng tắm với nước nóng mà không trông coi; chó có thể bị bỏng.

  • Cho cún nghỉ ngơi: Cố gắng không để chó tham gia vào các hoạt động có cường độ cao. Trong thời điểm này, sen không nên dắt cún đi dạo để tránh gây nguy cơ lây nhiễm cho những con chó khác. Đồng thời sự gắng sức đặc biệt là thở trong không khí lạnh có thể gây kích ứng đường thở khiến cơn ho càng nặng hơn.

  • Uống thuốc ho: Ho là một phản xạ quan trọng nhằm tống đờm ra ngoài và làm sạch phổi. Việc ngăn chặn ho hoàn toàn là không khôn ngoan, vì như vậy nghĩa là chất nhầy sẽ đọng lại trong phổi và khiến boss khó thở hơn. Tuy nhiên, nếu ban đêm cún cưng của bạn bị ho quá nhiều đến mức không ngủ được thì bạn có thể cho bé uống thuốc giảm ho.

  • Làm dịu kích ứng: Nếu cổ họng cún bị kích ứng, bạn cũng có thể cho cún uống dung dịch tự làm đơn giản để làm dịu kích ứng. Cho cún uống hỗn hợp gồm một thìa canh mật ong trộn với một thìa cà phê nước cốt chanh hòa với nước ấm. Liệu pháp này có thể dùng mỗi tiếng một lần nếu cần thiết.

  • Nâng cao hệ miễn dịch cho cún cưng: Để giúp cún chống chọi với truyền nhiễm, bạn hãy hỏi bác sĩ thú y về việc cho uống vitamin C nghiền hòa tan trong nước, vỏ cây quả mọng, bạc hà cay, mật ong tươi hoặc cây thảo mộc yerba santa. Những liệu pháp này chưa được kiểm chứng khoa học, nhưng được nhiều người truyền miệng là có hiệu quả.

  • Ngăn ngừa bệnh bằng vắc-xin: Nếu cún của bạn nằm trong nhóm có nguy cơ cao – là các em cún có thời gian ở trong cũi hoặc tiếp xúc với nhiều con chó khác ở công viên, bạn hãy cân nhắc cho boss tiêm vắc-xin phòng bệnh ho cũi chó. Loại vắc-xin này có hiệu quả chống lại các nguyên nhân chính gây bệnh ho cũi chó và có tác dụng phòng bệnh trong 12 tháng.

Bệnh ho cũi chó thông thường không phải là căn bệnh gây tử vong nhưng rất khó chịu. Bạn nên cân nhắc tiêm vắc-xin cho cún yêu, nhất là cún già hoặc cún có các vấn đề khác về sức khỏe khác để phòng ngừa bệnh

Bệnh Ho cũi ở chó

Ho cũi chó còn là cái tên góp phần trong 7 bệnh cần tiêm phòng cho chó hàng năm. Vậy tại sao ho cũi chó nguy hiểm tới thế?

Triệu chứng bệnh ho cũi chó biểu hiện thế nào?

Ho khan là biểu hiện rõ ràng và dễ nhận biết nhất (tiếng ho giống tiếng ngỗng kêu) của bệnh ho cũi chó.

 

Ho là biểu hiện dễ nhận biết nhất ở bệnh ho cũi chó
Ho là biểu hiện dễ nhận biết nhất ở bệnh ho cũi chó

– Bệnh nhẹ, hoặc chó có sức đề kháng tốt, khỏe mạnh, biểu hiện chỉ là ho khan kéo dài, chó vẫn ăn uống bình thường, chạy nhảy.

– Bệnh nặng, hoặc do tác nhân làm giảm đề kháng của chó, các biểu hiện của bệnh ho cũi chó có thể thấy rõ ràng: Sốt, chán ăn, viêm phổi, năng hơn có thể hôn mê và dẫn tới tử vong.

– Chảy nước mũi (càng nặng nước mũi càng đặc, có thể có màu xanh).

Chảy nước mũi là biểu hiện khá rõ có thể chó của bạn bị ho cũi chó
Chảy nước mũi là biểu hiện khá rõ có thể chó của bạn bị ho cũi chó 

Ngoài ra còn biểu hiện khạc, nặng hơn là nôn ọe.

Chẩn đoán bệnh ho cũi chó thế nào?

Dựa vào các biểu hiện triệu chứng của bệnh, đồng thời thể trạng của chó để xác định lâm sàng bệnh ho cũi chó. Cần quan sát tổng hợp các triệu chứng, không thể chỉ dựa trên một hoặc 2 biểu hiện để kết luận, rất dễ nhầm lẫn sang các bệnh khác.

– Cần mang tới bác sỹ thú y, phòng khám để được xét nghiệm chẩn đoán đưa ra kết quả chính xác.

Phòng bệnh ho cũi chó thế nào?

– Tiêm vaccin phòng bệnh cho chó định kỳ hàng năm.

– Định kỳ sát trùng khu vực nuôi chó bằng thuốc sát trùng.

– Chăm sóc chó tốt để nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho chó.

 

Cần chăm sóc chó thật tốt để đảm bảo sức khỏe, sức đề kháng của chó đặc biệt trong thời gian giao mùa
Cần chăm sóc chó thật tốt để đảm bảo sức khỏe, sức đề kháng của chó đặc biệt trong thời gian giao mùa

– Cách ly khỏi đàn những con có biểu hiện mệt mỏi, ho, sốt….

– Thường xuyên cho chó đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Phương pháp điều trị ho cũi chó?

Ho cũi chó là một bệnh cực kỳ dễ lây lan vì mầm bệnh phát tán trong không khí. Nếu thấy chó có những biểu hiện trên, cách ly ngay chó khỏi đàn và đưa đi xét nghiệm, chẩn đoán & điều trị.

– KHÔNG CÓ THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐẶC HIỆU BỆNH HO CŨI CHÓ.

– Phương pháp điều trị chung vẫn là trợ sức, tăng khả năng tự đề kháng của chó: vitamin, thuốc bổ…

– Sử dụng kháng sinh để phòng kế phát: tylosin, gentamycin, amox…

– Có thể sử dụng thuốc giảm ho để chó dễ chịu hơn và tăng khả năng điều trị.

– Giữ chó ở nơi khô ráo, kín gió, nhiệt độ thích hợp (không quá nóng, không quá lạnh).

Theo dõi kỹ tình trạng tiến triển của bệnh để điều chỉnh liệu trình dùng thuốc sao cho hiệu quả.

Trên đây Blog chó mèo đã chia sẻ tới các bạn phương pháp nhận biết bệnh ho cũi chó và nguyên tắc chung để điều trị bệnh. Hy vọng có thể sẽ hỗ trợ được các bạn trong quá trình chăm sóc chó.

About Cún cưng

Xin chào các bạn ! Mình là Cún Cưng, là chủ của Website Blogchomeo.com. Mình vốn là người yêu chó mèo và đam mê với tất cả các giống chó trên khắp thế giới. Do vậy mình lập ra Blogchomeo.com với mục đích sưu tầm, chia sẻ thông tin hiểu biết của mình về tất cả các giống chó, mèo trên thế giới và kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng chúng tới bạn đọc. Với tất cả kiến thức mà mình có Cún Cưng tôi sẽ giúp bạn có được nhiều kiến thức nhất để đánh giá về thú cưng. Tôi cam kết sẽ đưa những thông tin chi tiết và mới nhất đến các bạn. Nếu muốn chia sẻ hay đóng góp thêm cho Blog Chó Mèo của mình xin vui lòng Email cho tôi theo địa chỉ hòm thư điện tử [email protected] nhé, rất trân trọng những ý kiến đóng góp quý báu từ quý bạn đọc.

View all posts by Cún cưng →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *