Biểu hiện sán chó ở người, hệ lụy nguy hiểm và cách điều trị

5/5 - (6 bình chọn)

Bệnh giun đũa chó hay còn gọi là sán chó là một bệnh ký sinh trùng ở người do nhiễm trùng giun đũa ở chó (Toxocara canis) và mèo (Toxocara cati). Nhiễm sán chó có thể gây ra các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng bao gồm tổn thương các cơ quan và bệnh mắt. Bài viết này sẽ trình bày các dấu hiệu bị sán chó ở người.

1. Bệnh sán chó bắt nguồn từ đâu

Theo Wikipedia: “Bệnh sán chó, cũng còn gọi là bệnh nang sán chó bệnh kén sán chó, hay bệnh sán dây chó, là bệnh ký sinh trùng sán dây thuộc giống Echinococcus. “

Bệnh giun đũa chó hay còn gọi là sán chó là một bệnh ký sinh trùng ở người do nhiễm trùng giun đũa ở chó (Toxocara canis) và mèo (Toxocara cati). Bệnh sán chó ở người có thể gây ra các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng bao gồm tổn thương các cơ quan và bệnh mắt.

Nhiễm trùng giun sán chó có thể xảy ra ở tất cả mọi người. Tuy nhiên những đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh giun sán cho cao hơn như:

  • Trẻ em, đặc biệt là trẻ từ 1 đến 5 tuổi hay chơi trong chơi các sân đất, cát bị ô nhiễm và hay đưa tay vào miệng.
  • Những người vô tình ăn phải thức ăn, rau chưa rửa sạch,
  • Những người nuôi chó mèo. Khi chó mèo bị nhiễm sán chó, chúng phát triển ở trong ruột và đẻ trứng. Các trứng này theo theo phân ra ngoài. Những người nuôi chó mèo có nguy cơ tiếp xúc với trứng sán chó nên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Không như bệnh dại ở chó sẽ lây qua người theo đường nước bọt, bệnh giun đũa lây lan do các hành vi thiếu vệ sinh của người khi tiếp xúc với thú cưng.

dau-hieu-san-cho-1
Dấu hiệu bệnh sán chó ở người

2. Biểu hiện nhiễm sán chó ở người, các thể nhiễm sán chó

Như đã trình bày ở trên, giun đũa chó mèo phát triển trong ruột các con vật này và thải trứng qua phân. Con người không phải là vật chủ tự nhiên của loài giun này nhưng có thể bị nhiễm bệnh do vô tình nuốt phải trứng. Vào trong cơ thể người, ấu trùng nở ra và xuyên qua thành ruột, di chuyển đến các bộ phận của cơ thể như gan, tim và não và gây bệnh. Dấu hiệu bị giun sán chó ở trẻ và người lớn như sau.

2.1. Các biểu hiện sán chó ở trẻ em

Dấu hiệu dấu hiệu bị sán chó ở trẻ khác nhau tùy thuộc vào cơ quan trú ngụ của giun. Ở trẻ em khi nhiễm sán chó thường có các hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng hoặc ở mắt với các biểu hiện lâm sàng như sau:

Hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng

  • Thần kinh: với các dấu hiệu nhiễm sán chó ở trẻ như đau đầu động kinh, cử động bất thường, rối loạn hành viyếu liệt.
  • Ở da: như xuất huyết da thường gặp nhiều nhất là phần da nổi mề đay, nổi cục u ở da, sưng phù một vùng da.
  • Về hô hấp: như ho kéo dài điều trị theo phác đồ thông thường không thuyên giảm, thường kèm theo công thức máu có bạch cầu ái toan tăng cao.
  • Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hay đau bụng kéo dài không rõ nguyên nhân, kèm theo lach to, công thức máu thường có bạch cầu ái toan tăng cao.
  • Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, tất cả các xét nghiệm thông thường đều âm tính kèm theo công thức máu có bạch cầu ái toan tăng cao
  • Đau khớp, sốt và ói, đồng thời bạch cầu ái toan tăng cao.
  • Có các biểu hiện gầy ốm, người xanh xao, mệt mỏi, chán ăn và kém tập trung
  • Ở thận: xuất hiện các bệnh lý như hội chứng thận hưviêm cầu thận cấp
dau-hieu-san-cho-2
Một số dấu hiệu sán chó ở trể em

Hội chứng ấu trùng di chuyển ở mắt

Triệu chứng thường gặp là mờ mắt khi khám thường gặp các tình trạng

  • Viêm màng bồ đào
  • Viêm kết mạc: niêm mạc viêm nhẹ, hơi đỏ, thường kèm ngứa, thường được bác sĩ nhãn khoa chẩn đoán là viêm kết mạc dị ứng

2.2. Các biểu hiện sán chó ở người lớn

Nhiễm sán chó ở người lớn chủ yếu gây hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng, rất hiếm xảy ra tình trạng bệnh ở mắt. Các thể lâm sàng ở người lớn được phân chia theo cơ quan bị tổn thương thành các thể là thần kinh – cơ, ngoài da, tiêu hóa ,hô hấp, giả hệ thống, thể khác, trong đó, thể thần kinh – cơ là hay gặp nhất. Dấu hiệu bị sán chó ở người lớn theo thể lâm sàng như sau:

dau-hieu-san-cho-3
Đáu hiệu sán chó ở người lớn
  • Thể thần kinh – cơ: nhức đầu, sưng đau cơ, yếu nửa người, liệt, co giật, chóng mặt, động kinh, viêm não – màng nào
  • Ngoài da: nổi cục u dưới da, nổi mề đay, sư phụ một vùng da.
  • Thể tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa dễ nhầm lẫn với viêm đại tràng mạn.
  • Thể hô hấp: có các biểu hiện như tràn dịch màng phổi, ho kéo dài
  • Thể giả hệ thống: là thể bệnh có biểu hiện tổn thương ở nhiều cơ quan, giống như bệnh toàn thân
  • Thể khác: người nhiễm sán chó thể khác có biểu hiện thiếu máu, xanh xao, mệt, gầy ốm, công thức máu có bạch cầu ái toan tăng cao, huyết thanh chẩn đoán dương tính với toxocara spp.
Dấu hiệu nhiễm sán chó ở người với đặc điểm da nổi mề đay

3. Phương thức điều trị nhiễm sán chó

dau-hieu-san-cho-4
Cần điều trị sán chó trước khi xảy ra các biến chứng nguy hiểm

Phương pháp điều trị tiêu chuẩn đối với bệnh giun đũa chó là dùng albendazole kéo dài 5 ngày. Có thể kết hợp corticoid để ngăn ngừa phản ứng dị ứng.

Những bệnh nhân không có triệu chứng và những bệnh nhân có các triệu chứng của hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng nhẹ thì không cần điều trị bằng thuốc sổ giun, có thể sử dụng kháng histamin để ngăn các phản ứng dị ứng.

Đối với những bệnh nhân có các triệu chứng từ trung bình đến nặng: uống albendazole 400 mg, hai lần/ngày trong 5 ngày hoặc mebendazole 100-200 mg uống hai lần/ ngày trong 5 ngày. Kết hợp thêm kháng histamin hoặc là corticosteroid (prednisone 20 đến 40 mg uống một lần/ ngày) nếu bệnh nhân có các triệu chứng nghiêm trọng.

Đối với hội chứng ấu trùng di chuyển ở mắt: Corticosteroid, cả tại chỗ và đường uống được chỉ định để giảm viêm trong mắt. Vai trò của liệu pháp tẩy giun sán là không chắc chắn. Albendazole được sử dụng với corticosteroid có thể làm giảm tái phát, nhưng không có dữ liệu so sánh về liều lượng và thời gian điều trị tối ưu, và không có bằng chứng cho thấy albendazole cải thiện kết quả thị giác. Thật không may, hầu hết tất cả các bệnh nhân đều bị suy giảm thị lực.

4. Ngăn ngừa nhiễm sán chó như thế nào?

  • Không cho trẻ nghịch đất cát đặc biệt là gần khu vực có nuôi nhiều chó mèo.
  • Không cho trẻ nhỏ mút tay và chú ý giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ, rửa tay trước khi ăn.
  • Tránh tiếp xúc với chó mèo, tẩy giun định kỳ cho chó mèo.
  • Không nên ăn sống hay tái cá món lòng heo, gà, thỏ, cừu,..
  • Rửa rau và trái cây thật kỹ trước khi ăn.

5. Kết luận

Hy vọng bài viết đã cung cấp đủ thông tin cho các bạn về bệnh sán chó. Blog chó mèo hy vọng thông qua thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết bạn có thể bảo vệ bản thân và gia đình khỏi những căn bệnh có khả năng lây từ thú nuôi sang người. Thân ái