Cách xử lý Cún con tiêu chảy

5/5 - (1 bình chọn)

Tiêu chảy là bệnh khá phổ biến ở cún yêu. Nếu áp dụng đúng biện pháp chữa trị, bệnh tiêu chảy sẽ dễ dàng được giải quyết và không xảy ra biến chứng, có thể khỏi nếu các bé được chăm sóc đúng cách tại nhà.

Article Thumbnail

Nguyên nhân tiêu chảy

Chứng tiêu chảy ở chó con có thể đến từ nhiều nguyên nhân tuỳ theo 2 mức độ bệnh:

  • Tiêu chảy nhẹ: Trong quá trình chăm sóc chó con có những hành động tưởng như rất bình thường nhưng lại vô tình khiến các bé bị tiêu chảy. Chẳng hạn như việc thay đổi thức ăn đột ngột, một số bé khá nhạy cảm, không thích nghi được. Hoặc một số bé không quen đi xe, bị nhốt trong lồng hay mang tới những chỗ lạ có thể bị stress và tiêu chảy. Bên cạnh đó các loại thức ăn thừa, bị hỏng hay quá nhiều mỡ, hoặc có khi là cho ăn quá nhiều cũng là một nguyên nhân.

  • Tiêu chảy nặng: Tiêu chảy có thể là một biểu hiện của một số bệnh lý nghiêm trọng như bệnh Care, Parvovirus, viêm gan Hepatitis, các bệnh do ký sinh trùng: sán, giun – giun đũa, giun tóc, giun móc, các bệnh do vi khuẩn như E.coli, Leptospita, Salmonella

Do các bé chó con dưới 8 tháng tuổi dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn hẳn nên khi thấy các biểu hiện như: sốt xuất huyết, tiêu chảy kết hợp ói, bỏ ăn, hôn mê, phờ phạc, đi ngoài ra máu, phân đen,… thì bé đang bị tiêu chảy nặng và có khả năng cao mắc các bệnh nghiêm trọng kể trên.

Xử lý khi chó bị tiêu chảy

Đầu tiên, tạm thời ngưng cho cún con ăn trong 24 tiếng.Thức ăn trong ruột gây co bóp thành ruột để đẩy thức ăn theo đường ruột. Khi cún bị tiêu chảy, quá trình co bóp sẽ xảy ra mạnh hơn, do đó thức ăn sẽ bị đẩy nhanh hơn ở dạng phân lỏng. Kiêng cho cún ăn trong vòng 12 – 24 tiếng sẽ giúp xoa dịu và bình thường hóa hoạt động của đường ruột đang trong trạng thái nhạy cảm. Sau khi hết thời gian kiêng ăn trước tiên nên cho bé ăn lại bằng chế độ ăn nhạt, dễ tiêu hóa. Có thể cho cún ăn cháo với một ít thịt gà nấu nhừ, khoai tây nghiền, cơm trắng nấu mềm, đặc biệt tránh ăn các loại thịt đỏ, thức ăn làm từ sữa và chứa nhiều chất béo. Nên cho ăn chia thành nhiều bữa trong ngày với khẩu phần nhỏ để dạ dày có thể hấp thu được hết. Duy trì chế độ ăn này khoảng 3 – 5 ngày tiếp theo trước khi cho ăn bình thường trở lại.

Vấn đề nguy hiểm nhất khi chó bị tiêu chảy là tình trạng mất nước, trường hợp mất nước nhẹ, không bị ói có thể cấp nước bằng cách pha dung dịch điện giải C-Electrolytes cho uống. Nếu chó không uống được thì cho vào ống tiêm bơm vào má với công thức 1 – 2 ml/ kg thể trọng / giờ tùy vào tình trạng mất nước. Còn nếu tiêu chảy đi kèm với ói mửa thì không nên cấp nước bằng đường uống vì sẽ càng kích thích ói nhiều hơn. Cách tốt nhất là tiêm truyền bằng một trong các đường: tiêm dưới da, tiêm xoang bụng, truyền tĩnh mạch. Trong trường hợp này bạn nên mời bác sĩ thú y hoặc đưa bé tới phòng khám thú y gần nhất để được hỗ trợ.

Nếu chó con bị tiêu chảy thông thường thì có thể sử dụng chế độ ăn uống để điều chỉnh chứ không nhất thiết phải dùng thuốc. Hoặc bạn có thể bổ sung Probiotic, một loại vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa. Trộn vào thức ăn 1 lần/ ngày để giúp sản sinh nhiều lợi khuẩn giúp bé mau phục hồi sau khi bị tiêu chảy. Lưu ý mua đúng loại Probiotic cho chó, tránh mua loại dành cho người vì lợi khuẩn trong ruột chó khác với người. Bên cạnh đó tuyệt đối không cho bé uống các loại thuốc tiêu chảy dành cho người bởi rất có thể dẫn đến các biến chứng khác.

Phòng bệnh tiêu chảy ở chó con

Chế độ ăn uống hợp lýKhả năng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn của chó con không tốt như ở chó trưởng thành, vì vậy chế độ ăn uống của các bé cần có sự tính toán kĩ lưỡng. Nên hình thành thói quen ăn uống hợp lý, tránh tình trạng có hôm ăn quá no có hôm bỏ đói hay đột ngột thay đổi khẩu phần ăn, hạn chế cho các loại thức ăn khó hấp thụ như xương, chất béo. Bên cạnh đó, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề vệ sinh trong chế độ ăn uống.

Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mátMôi trường sống cũng là nơi tiềm nhiều mầm bệnh nếu không được đảm bảo vệ sinh, vào mùa hè chỗ ở phải luôn rộng rãi, thoáng mát và ấm áp vào mùa đông. Để chắc chắn bạn nên thường xuyên dọn dẹp và khử độc định kỳ 1 – 2 tháng/ lần.

Thường xuyên đưa cún ra ngoài vận độngĐể tăng cường khả năng đề kháng ở chó con nên thường xuyên dắt chó ra ngoài đi dạo. Trên thực tế, những bé được bảo bọc quá kỹ thì lại càng yếu đuối và dễ nhiễm bệnh, cho nên việc cho cún tiếp xúc với môi trường bên ngoài từ sớm vừa giúp các bé dạn người hơn vừa tăng khả năng phòng bệnh. Tuy nhiên trong lúc ra ngoài không để các bé chơi đùa hay ăn vật lạ.

Tiêm phòng và tẩy giun định kỳTiêm phòng vacxin ở chó con là việc làm cần thiết để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như Care, Parvo, viêm dạ dày,… Cho nên bạn cần đưa bé tới các phòng khám thú y để được tư vấn và tiêm các mũi cần thiết. Bên cạnh đó, chó con dưới 1 tuổi cần được tẩy giun từ 2 – 3 tháng 1 lần, khi được hơn 1 tuổi cần duy trì nửa năm một lần.

Vừa rồi Blog chó Mèo đã chia sẻ các nguyên nhân, cách xử lý cũng như phương pháp phòng tránh bệnh tiêu chảy ở chó con. Hy vọng bạn có được những thông tin hữu ích để chăm sóc tốt cho chú chó của mình. Chó con cũng như những đứa trẻ nhỏ, vì vậy hãy dành cho chúng nhiều thời gian và sự quan tâm hơn bạn nhé.

Bài viết : Chó con bị tiêu chảy

Liên kết: https://blogchomeo.com/cho-con-bi-tieu-chay/

About Cún cưng

Xin chào các bạn ! Mình là Cún Cưng, là chủ của Website Blogchomeo.com. Mình vốn là người yêu chó mèo và đam mê với tất cả các giống chó trên khắp thế giới. Do vậy mình lập ra Blogchomeo.com với mục đích sưu tầm, chia sẻ thông tin hiểu biết của mình về tất cả các giống chó, mèo trên thế giới và kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng chúng tới bạn đọc. Với tất cả kiến thức mà mình có Cún Cưng tôi sẽ giúp bạn có được nhiều kiến thức nhất để đánh giá về thú cưng. Tôi cam kết sẽ đưa những thông tin chi tiết và mới nhất đến các bạn. Nếu muốn chia sẻ hay đóng góp thêm cho Blog Chó Mèo của mình xin vui lòng Email cho tôi theo địa chỉ hòm thư điện tử [email protected] nhé, rất trân trọng những ý kiến đóng góp quý báu từ quý bạn đọc.

View all posts by Cún cưng →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *