Nếu hôm nay bạn thấy người bạn thân của mình “uống nước thay cơm”, đi liêu xiêu hoặc nằm bẹp một chỗ thì khả năng cao bé đang bị vấn đề tiêu hóa rồi đấy!
Và điều đáng quan tâm hơn cả nếu chẳng may chó bị bệnh, đó là cách điều trị bệnh viêm đường ruột ở chó sẽ như thế nào? Blog Chó Mèo với bài viết này sẽ giúp bạn có được phương pháp chữa trị tối ưu nhất đối với sức khỏe thú cưng của bạn
Nội Dung Bài
Các tác nhân gây viêm đường ruột
Bệnh viêm đường ruột khá phổ biến ở chó mèo do những loại vi khuẩn phổ biến là vi khuẩn thương hàn Salmonella, vi khuẩn yếm khí Clostridium, vi khuẩn E.Coli…
Những khuẩn này hình thành chủ yếu do chất lượng vệ sinh ăn uống không tốt và môi trường sinh hoạt ô nhiễm, khiến thú cưng có nguy cơ ngộ độc thực phẩm và các bệnh nhiễm trùng khác. Ngoài ra, cũng có khả năng là từ từ vi khuẩn trên cơ thể của một chú cún khác mà “boss” của bạn gặp trong công viên ngày hôm qua.
Triệu chứng của viêm đường ruột
Nếu hôm nay bạn thấy người bạn thân của mình “uống nước thay cơm”, đi liêu xiêu hoặc nằm bẹp một chỗ thì khả năng cao bé đang bị vấn đề tiêu hóa. Lúc này, bạn cần để mắt đến tần suất bé đi vệ sinh. Nếu đi từ 4 đến 10 lần/ngày kèm tiết dịch nhầy và thêm các biểu hiện như sốt cao 39 đến 40 độ C, run cầm cập, bỏ ăn, nôn dịch vàng thì bạn nên cho bé đến ngay bệnh viện thú y gần nhất nhé!
Triệu chứng cụ thể
Một số biểu hiện khi chó của bạn mắc bệnh viêm đường ruột:
- Hiện tượng tiêu chảy và nôn mửa
- Phân có màu bất thường, kèm theo mùi hôi tanh khó chịu. Thậm chí có máu
- Bị sốt do nhiễm trùng, bụng có thể bị căng lên.
- Biểu hiện đau bụng. Dễ dàng nhận thấy qua tư thế nằm hai chân trước chống lên, bụng sôi hoặc chướng nhẹ.
Cách phòng tránh
Dẫu sao thì phòng bệnh hơn chữa bệnh. Hãy đảm bảo rằng thức ăn của “boss” luôn được nấu chín, không cho ăn thịt sống vì trong thịt sống dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa. Thức ăn và nước uống phải luôn được thay mới hằng ngày. Bạn nhớ tẩy giun sán định kỳ cho chó mèo, cứ 3- 4 tháng tẩy một lần để tránh gây tác hại cơ giới dẫn đến viêm ruột cấp tính. Định kỳ 6 tháng cho các bé đi khám sức khỏe và lời khuyên cho những bạn mới nhận nuôi cún con là trước hết hãy tiêm phòng vaccines đầy đủ cho thú cưng của bạn nhé!
Điều trị bệnh viêm đường ruột ở chó
Tùy thuộc vào từng trường hợp và giai đoạn bệnh phát triển sẽ có cách điều trị bệnh viêm đường ruột ở chó riêng biệt. Còn nếu không được chữa trị kịp thời thì cũng có thể chó bị xuất huyết đường ruột.
Trường hợp chó bị mất nước nhẹ
Nếu chó chỉ bị mất nước nhẹ, không kèm nôn mửa gì có thể cấp nước bằng đường uống. Cụ thể, pha dung dịch điện giải Electrolyte.
Nếu chó không chịu uống, bạn nên dùng ống tiêm đã bỏ mũi kim để bơm vào má nó. Liều lượng mỗi giờ bơm 1 lần. Mỗi lần bơm khoảng 1-2 ml / kg thể trọng của chó.
Trường hợp chó bị đi ngoài kèm theo nôn
Riêng đối với trường hợp này, để chó uống thuốc hay nước đều không phải giải pháp tối ưu. Bởi điều đó sẽ càng kích thích chó ói nhiều hơn. Do đó, cần phải cấp nước bằng đường tiêm truyền.
Các đường tiêm truyền
- Tiêm dưới da
- Tiêm xoang bụng
- Tiêm truyền tĩnh mạch
Một số loại dịch truyền
- Dung dịch sinh lý đẳng trương: sinh lý mặn (NaCl 0,9%), sinh lý ngọt (Glucose 5%), Lactate ringer.
- Dung dịch ưu trương: Glucose 10%, 30%
- Dung dịch bổ sung khác: đạm (Aminovit, Vimelyte-IV), khoáng (Vime Canlamin, Canxi-Magne), vitamin ( Hematopan-B , K, Babevit, Depancy, Vimekat,…)
Tùy vào tình trạng mất nước, thông thường lượng truyền trung bình khoảng từ 10-20 ml/ kg thể trọng. Một số xét nghiệm cần làm để chẩn đoán chính xác hơn như kiểm tra phân.
Bởi ký sinh trùng đường ruột thường là nguyên nhân khởi phát cho các bệnh đường tiêu hóa chó. Một số bệnh truyền nhiễm do virus gây ra không có thuốc đặc trị riêng biệt.
Nhưng bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh để kiểm soát triệu chứng tiêu chảy, phòng nhiễm trùng kế phát.
Một số kháng sinh có thể sử dụng
- Amoxi 15 % LA
- Vimefloro FDP
- Enroxic LA
Thuốc trị triệu chứng viêm đường ruột
- Atropin
- Vitamin K, B
- Primperan
- Anti-Scour
- Vizyme
Lưu ý: liều dùng của tất cả các loại thuốc kháng sinh hay vitamin đều cần có sự thông qua và được chỉ định bởi bác sĩ thú y trước khi sử dụng.
Các câu hỏi thường gặp về bệnh viêm đường ruột
Bệnh có thể được xác định do nhiều nguồn nguyên nhân khác nhau như do virus Parorirus, care, virus gây viêm da truyền nhiềm,… Do ký sinh trùng, vi trùng hay do đồ ăn hỏng, ôi thiu,…
Nếu chỉ mất nước nhẹ mà không bị nôn mửa thì chủ nuôi hãy cấp nước bằng đường uống. Đó là pha dung dịch điện giải Electrolyte. Nếu chúng không chịu uống thì nên dùng ống tiêm bỏ kim để bơm vào má của nó, mỗi giờ một lần.
Trường hợp này uống nước hay thuốc đều không tối ưu vì có thể làm chó nôn nhiều hơn. Do vậy nên cấp nước bằng tiêm truyền: tiêm dưới da, xoang bụng hoặc tiêng truyền tĩnh mạch.
Chó bị xuất huyết đường ruột hay còn gọi là bệnh Pravo, một căn bệnh cực nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì rất dễ bị tử vong. Bệnh hay gặp ở những chú chó mới sinh, từ 10 – 15 ngày hoặc thậm chí là 2-3 ngày.
Kết bài
Trên đây là một số chia sẻ bệnh viêm đường ruột ở chó mèo mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với bạn đọc. Mong rằng bài viết đã cung cấp đến cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để từ đó chăm sóc thú cưng của mình hiệu quả hơn. Tại trang web của chúng tôi bạn có thể tìm thấy những bài viết cùng chủ đề khác.