Bệnh Parvo ở chó – Cực nguy hiểm tỷ lệ chết 80-100%

5/5 - (1 bình chọn)

Parvo là một virus dai dẳng, không dễ gì phân hủy. Virus này kháng nhiều loại chất diệt khuẩn và có thể tồn tại trong khoảng thời gian dài lên tới nhiều tháng, thậm chí hơn. Bạn biết gì về bệnh này không? Cùng Blogchomeo tìm hiểu nhé

Sự “bất đồng ngôn ngữ” khiến bạn lo lắng tự hỏi không biết vì sao mà hôm nay chú cún nhà bạn uể oải và liên tục bỏ bữa? Nếu trước đó, bạn đã tiêm ngừa đầy đủ và không có thay đổi bất thường nào thì rất có thể cún nhà bạn đang mắc virus Parvo.

Đây là căn bệnh “cực kỳ nguy hiểm”, đặc biệt với các chú chó con và chó chưa được tiêm phòng đầy đủ. Bệnh lây lan nhanh chóng và có thể gây chết nếu không điều trị kịp thời. Tỉ lệ chết cao từ 80-100%

Article Thumbnail

Dấu hiệu cho thấy cún con mắc bệnh Parvo?

  • Ngoài uể oải và bỏ bữa, bạn hãy kiểm tra xem chó có bị sốt không. Chó mắc bệnh Parvo thường bị sốt ở mức nhiệt độ từ 40 đến 41ºC.

  • Bệnh này tàn phá dạ dày khiến niêm mạc dạ dày sẽ bị sưng tấy và loét khiến chó bị nôn.

  • Quan sát phân của chó. Chó của bạn bị tiêu chảy, có phân lỏng, phân nhầy, phân có máu hoặc hình dạng bất thường. Parvo cũng được coi là 1 loại bệnh tiêu hóa thường gặp ở chó

  • Bệnh tiến triển nhanh, trong vòng 2-3 ngày. Do đó, thấy những dấu hiệu kể trên bạn nên cho thú cưng nhà mình đi khám ngay lập tức, không nên chuẩn đoán và tự chữa trị.

Bệnh Parvo lây nhiễm bằng cách nào?

Có rất nhiều yếu tố dẫn đến khả năng mắc bệnh Parvo ở chó, nhưng chủ yếu, virut lây truyền qua sự tiếp xúc trực tiếp với chó bệnh hoặc gián tiếp qua phân. Đối với phân của chó nhiễm bệnh, nồng độ virut rất nặng, và một chú chó khỏe mạnh có thể nhiễm bệnh nếu đánh hơi phải phân của chó bệnh. Ngoài ra, virut cũng có thể lây truyền trong môi trường thông qua giày dép có tiếp xúc với phân nhiễm virut.

Có nhiều bằng chứng cho thấy virut Parvo có thể sống trong đất suốt 1 năm và chúng có khả năng chống lại hầu hết các sản phẩm làm sạch hoặc thậm chí thay đổi thời tiết.

Để làm sạch khu vực nhiễm virut Parvo, trước tiên hãy thu dọn và loại bỏ những chất liên quan đến bệnh (như bãi nôn, phân…), sau đó rửa kỹ khu vực đó bằng dung dịch tẩy gia dụng – một trong số ít chất khử trùng có thể diệt virut.

Những quy trình tiêm phòng không đúng cách hoặc không tiêm phòng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng chống bệnh Parvo ở chó. Chuồng trại không được vệ sinh sạch sẽ cũng là nguyên nhân gây sự truyền nhiễm bệnh.

Một số giống chó như:  Rottweilers, Doberman Pinschers, Pit Bulls, Labrador Retrievers, German Shepherd, Springer Spaniel và Alaskan rất dễ nhiễm phải bệnh Parvo. Ngoài ra, những liệu pháp điều trị các căn bệnh khác khiến giảm khả năng miễn dịch cũng có thể làm tăng khả năng lây nhiễm virut Parvo.

Đối tượng dễ mắc bệnh

Chó con từ 6 đến 20 tuần tuổi dễ mắc bệnh này nhất và 85% ca lây nhiễm phát sinh từ những chó con dưới 1 tuổi. Ở những chú chó nhiều tuổi hơn, khả năng mắc sẽ giảm đi.

Bệnh Parvo thường bùng phát ở một số giống chó nhất định như Rottweiler (chó rốt), chó Pit Bull Mỹ, Doberman Pinscher và chó chăn cừu Đức.

Benh Parvo o cho

 

Parvovirus có thể điều trị được không?

Không có cách chữa dứt điểm căn bệnh Parvo, tuy nhiên có thể tập trung chữa trị các triệu chứng và ngăn ngừa nhiễm khuẩn thứ phát. Tăng cường và hỗ trợ hệ thống là chìa khóa để phục hồi sức khỏe của vật nuôi, trong đó cung cấp nước và nguồn dinh dưỡng là điều quan trọng trong việc duy trì cơ thể, chống lại sự mất nước sau quá trình bị tiêu chảy. Một số loại thuốc có thể được sử dụng để giảm buồn nôn, kháng sinh giúp tăng tỉ lệ sống sót cho chó đến 70%, nhưng nếu mất nước quá nhiều sẽ khiến chó tử vong rất nhanh.

Chữa bệnh Parvo ở chó

Việc chữa bệnh Parvo ở chó hiện nay vẫn chưa có thuốc trị chuyên biệt cho nên những phương pháp y học bây giờ chỉ tập trung vào việc điều trị các triệu chứng giúp giảm tỷ lệ tử vong cùng nguy cơ nhiễm trùng thứ cấp nhằm tăng tỷ lệ sống cho chó.

Khi chó có các dấu hiệu lâm sàng của bệnh Parvo, bạn cần phải cách ly chó ngay lập tức để tránh việc lây lan của Parvovirus ở chó đến những con vật khác trong nhà và thực hiện khử trùng những nơi chó bị Parvo đã tiếp xúc qua.

Parvo là căn bệnh có thể lây lan ở chó, vì thế, khi phát hiện, bạn cần cách ly ngay cún cưng ra khỏi đàn.

Để chữa bệnh Parvo ở chó, những điều sau đây là việc bạn nên làm để cấp cứu tạm thời cho các bé trường hợp chưa thể liên lạc với các bác sĩ thú y.

Đầu tiên, điều quan trọng cần làm khi chó có các dấu hiệu tiêu chảy và nôn ra thức ăn là bạn phải ngừng cho ăn ngay lập tức trong vòng 24 giờ đồng hồ để quan sát tình hình sau đó xem liệu chó có bất kỳ dấu hiệu hồi phục nào hay không.

Tiếp theo, vì bệnh Parvo ở chó gây nôn và tiêu chảy sẽ khiến hiện tượng mất nước, vitamin và muối khoáng diễn ra, do đó bạn cần phải cấp nước ngay bằng biện pháp truyền tĩnh mạch có chứa các chất điện giải cần thiết (natri, kali) để kịp thời bổ sung năng lượng cho chó.

Các dung dịch thông dụng thường được sử dụng là nước muối sinh lý natri clorid 0,9%, Glucose 0,5% hay kali clorid 10% giúp cân bằng điện giải và áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể với liều lượng vừa phải 50ml/kg thể trọng, tốc độ truyền 50 giọt/phút.

Sau khi truyền, nếu chó chưa có dấu hiệu bình phục và tỉnh táo lại thì nên tiếp tục truyền với liều lượng như trên.

Lưu ý, nếu chó có các dấu hiệu của tim đập nhanh, nhịp thở yếu dần, rên ư ử thì bạn nên mang em đến thú y ngay để có những biện pháp cứu chữa kịp thời.

Tuy rằng việc tiêm truyền không thể chữa bệnh Parvo ở chó hoàn toàn nhưng đó là một bước đi cần thiết trong phác đồ điều trị của bác sĩ thú y nào giúp tăng thời gian chống chọi bệnh dịch của chó.

Thêm vào đó, do virus xâm nhập vào hệ thống ruột gây nhiễm khuẩn tạo điều kiện xâm nhập cho các vi khuẩn gây bệnh, để chống bội nhiễm kế phát, các liều thuốc kháng sinh như metronidazol hoặc cephalosporin sẽ được bác sĩ kê đơn giúp tăng sức đề kháng cho chó.

Đối với những ca bệnh nặng, tiêu chảy có kèm máu do niêm mạc tiêu hóa bị bong tróc, bạn nên sử dụng các loại thuốc có chứa Vitamin K hoặc transamin 250mg để giúp con vật cầm máu.

Ngoài ra, nếu niêm mạc ruột tổn thương quá nghiêm trọng khiến chó nôn nhiều lần, bạn có thể dùng một số liều thuốc cầm nôn để can thiệp như atropin sunphat hoặc tiêm ven cimetidine theo lời khuyên của bác sĩ.

Chăm sóc và quản lý bệnh Parvo

Ngay sau khi chú chó của bạn đã hồi phục, cần phải có sự chăm sóc đặc biệt do hệ miễn dịch của chó vẫn còn yếu, sẽ dễ mắc các bệnh khác. Hãy thử tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra phương pháp tăng hệ miễn dịch cho chó và giúp chó tránh khỏi những nguy cơ có thể nhiễm bệnh. Lưu ý chế độ ăn uống dễ tiêu hóa giúp chó phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Hãy nhớ rằng, chó của bạn có thể sẽ tái nhiễm bệnh bởi những chú chó khác trong ít nhất 2 tháng sau khi hồi phục.

Bạn cần cách ly chó của bạn trong một khoảng thời gian và nhắc nhở những người nuôi chó khác về việc kiểm tra sức khỏe vật nuôi. Rửa tất cả các đồ vật mà chó của bạn sử dụng (chén ăn, đồ chơi…) bằng chất tẩy rửa. Có thể chó của bạn đã hồi phục sau căn bệnh nhưng không đồng nghĩa vật nuôi của bạn sẽ miễn nhiễm hoàn toàn với loại virut này.

Lời khuyên dành cho bạn

Parvo là một virus dai dẳng, không dễ gì phân hủy. Virus này kháng nhiều loại chất diệt khuẩn và có thể tồn tại trong khoảng thời gian dài lên tới nhiều tháng, thậm chí hơn.

Việc quan trọng cần thực hiện là đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và khử trùng cho chó. Bạn có thể sử dụng các loại bình xịt khử mùi, tẩy trùng chuồng trại chó mèo.

Vì tiêm vaccines là cách duy nhất giúp chó con của bạn không bị bệnh Parvo hãy đảm bảo rằng, cún cưng nhà bạn đã được tiêm chủng đầy đủ nhé!

About Cún cưng

Xin chào các bạn ! Mình là Cún Cưng, là chủ của Website Blogchomeo.com. Mình vốn là người yêu chó mèo và đam mê với tất cả các giống chó trên khắp thế giới. Do vậy mình lập ra Blogchomeo.com với mục đích sưu tầm, chia sẻ thông tin hiểu biết của mình về tất cả các giống chó, mèo trên thế giới và kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng chúng tới bạn đọc. Với tất cả kiến thức mà mình có Cún Cưng tôi sẽ giúp bạn có được nhiều kiến thức nhất để đánh giá về thú cưng. Tôi cam kết sẽ đưa những thông tin chi tiết và mới nhất đến các bạn. Nếu muốn chia sẻ hay đóng góp thêm cho Blog Chó Mèo của mình xin vui lòng Email cho tôi theo địa chỉ hòm thư điện tử [email protected] nhé, rất trân trọng những ý kiến đóng góp quý báu từ quý bạn đọc.

View all posts by Cún cưng →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *