Mèo Ba Tư: Sổ tay tổng hợp thông tin cần thiết

5/5 - (1 bình chọn)

Mèo Ba Tư là giống mèo cảnh dễ nhận biết với khuôn mặt tịt có nguồn gốc từ Ba Tư (Iran). Giống mèo này được ưa chuộng bởi ngoại hình đẹp, đáng yêu. Đặc biệt nó còn rất ngoan và quấn chủ. Để có thêm những thông tin chi tiết hơn về nguồn gốc, phân loại, tính cách, chăm sóc và giá bán của loài mèo này, bạn đừng bỏ qua bài viết sau nhé

1. Nguồn gốc mèo Ba Tư – giống mèo cảnh vô cùng đáng yêu

Có thể nói, mèo Ba Tư là một giống mèo lâu đời nhất ở đất nước Ba Tư (Iran ngày nay). Những năm 1600, nó được người La Mã đưa sang Châu Âu và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường thú cưng tại đây bởi bộ lông sang chảnh, khuôn mặt xinh xắn, đáng yêu. Sau đó người Anh cũng bắt đầu tiến hành lai tạo nhiều mèo Ba Tư hơn. Việc lai tạo cho ra kết quả Mèo Ba Tư có khuôn mặt tịt, mũi ngắn hơn so với lúc đầu.

meo-ba-tu-1
Mèo Ba Tư

Đến năm 1900, giống mèo này bắt đầu du nhập sang Mỹ và trở thành loài mèo lông xù được yêu thích nhất. Khoảng năm 2010 nó có mặt ở Việt Nam và cũng nhanh chóng trở thành cơn sốt trong cộng đồng người yêu động vật, đặc biệt là mèo.

2. Phân loại mèo Ba Tư

Hiện nay mèo Ba Tư được phân thành 4 loại đó là: Mèo Ba Tư thuần chủng, mèo Ba Tư lông ngắn, mèo Himalayamèo Chinchilla.

2.1. Mèo Ba Tư thuần chủng (mèo mặt tịt)

meo-ba-tu-21
Mèo Ba Tư thuần chủng

Mèo Ba Tư thuần chủng là một tên gọi cho nhóm mèo được xem là giống gốc của mèo Ba Tư trước khi xảy ra các cuộc lai tạo giống.

Ngoài ra, giống mèo này còn được gọi một số tên khá như: Mèo Ba Tư mặt búp bê, mèo Ba Tư kiểu cũ, mèo Ba Tư mũi dài,… Ngoại hình nổi bật của dòng này là khuôn mặt tịt, lông mượt mà.

2.2. Mèo Ba Tư lông ngắn (mèo Exotic)

meo-ba-tu-22
Mèo Ba Tư lông ngắn

Mèo Ba Tư lông ngắn hay còn gọi là mèo lông ngắn Ba Tư Exotic có nguồn gốc tại Mỹ. Nó được lai tạo dựa trên giống mèo Ba Tư cũ với mèo Mỹ lông ngắn từ năm 1950.

Về sau dòng lại được lai với mèo Miến Điện và mèo Abyssinians Ba Tư. Năm 1966 mèo Ba Tư lông ngắn được hiệp hội mèo thế giới công nhận. Đặc điểm nổi bật của dòng này là lông ngắn, ngoại hình mập mạp, tròn trịa vô cùng đáng yêu.

2.3. Mèo Himalaya

meo-ba-tu-23
Mèo Himalaya

Mèo Himalaya hay còn được biết đến với tên gọi khác Himmie.

Dòng này có nguồn gốc từ Mỹ và Anh. Chúng được lai tạo từ giống mèo Xiêm với mèo Ba Tư. Năm 1957, mèo Himalaya được hiệp hội mèo thế giới công nhận. Đặc điểm nổi bật của dòng này là thân hình mập mạp, thấp, lùn. Thế nhưng cơ thể của nó khá chắc chắn, nhanh nhẹn.

2.4. Mèo Chinchilla

meo-ba-tu-24
Mèo Chinchilla

Dòng mèo Chinchilla hay Chinnie, được mệnh danh là thiên thần của Anh quốc.

Giống mèo này được lai tạo từ mèo Ba Tư thuần chủng và mèo Nam Phi bản địa. Chinchilla mang đậm nét của mèo Ba Tư nhưng ngoại hình lại nhỏ nhắn hơn. Điểm nổi bật và thu hút nhất của giống mèo này chính là đôi mắt xanh lá to tròn, đáng yêu.

3. Đặc điểm nổi bật của mèo Ba Tư

Mèo Ba Tư được nhiều người lựa chọn làm thú cưng vì nó sở hữu ngoại hình đáng yêu, tính cách có phần ôn hòa và rất quấn chủ.

3.1. Ngoại hình

Mèo Ba Tư có thân hình khá mập mạp, 4 chân ngắn, bàn chân bẹp, bụ bẫm.

Một con mèo Ba Tư trung bình nặng khoảng 3 – 5kg, chiều cao từ 25 – 28cm.

Giống mèo này có đầu to, tròn cùng hai má bầu bĩnh. Đặc biệt mũi của nó ngắn và phần mõm sâu, tai hình tam giác dựng đứng, mắt to sắc sảo.

meo-ba-tu-3
Ngoại hình mèo Ba Tư mập mạp, đáng yêu

Yếu tố khiến nhiều người yêu thích mèo Ba Tư phải nói đến bộ lông dày, dài, mượt.

Bộ lông có 2 lớp phủ toàn cơ thể. Lông có xu hướng mọc dày hơn khi chúng lớn và phát triển. Đuôi của mèo Ba Tư khá dài, mỗi khi chúng vận động, di chuyển, đuôi sẽ dựng lên, lông dài phủ xuống rất quyến rũ.

Xét về tổng thể, mèo Ba Tư đáng yêu nhưng vẫn kiêu sa. Những đường nét về ngoài hình hài hòa khiến nhiều người say đắm, mê mẩn.

3.2. Tính cách

Mèo Ba Tư nổi tiếng hiền lành, thân thiện, thông minh, ôn hòa với con người và những loại động vật khác.

Khác với loài mèo thông thường, mèo Ba Tư không thích chạy nhảy, nghịch ngợm, cắn xé đồ đạc. Đặc biệt nó rất quấn chủ, thích được vuốt ve, cưng nựng. Bởi vậy, khi nuôi giống mèo này bạn không mất quá nhiều thời gian để uốn nắn, dạy bảo.

3.3. Tuổi thọ

Khi chọn một con vật làm thú cưng, người chủ luôn quan tâm đến tuổi thọ của chúng, với mèo Ba Tư cũng vậy. Thông thường loài mèo nói chung có tuổi thọ khá cao (từ 14 – 20 năm). Riêng mèo Ba Tư có tuổi thọ từ 12 – 17 năm, nếu chúng được sống trong điều kiện nuôi tốt, ổn định.

4. Cách chăm sóc mèo Ba Tư

Mèo Ba Tư hiền lành, ôn hòa vì thế mà việc chăm sóc chúng cũng đơn giản hơn so với nhiều thú cưng khác. Tuy nhiên, để đảm bảo tuổi thọ của nó kéo dài nhất có thể bạn cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng và và các bệnh lý thường gặp.

4.1. Chế độ dinh dưỡng

Giống mèo Ba Tư rất thích thức ăn từ thịt như: Thịt bò, gà, cá,… Thế nhưng bạn cũng nên hạn  chế cho chúng ăn thịt lợn vì có hàm lượng mỡ khá cao. Bạn cũng có thể sử dụng nội tạng để chế biến thành thức ăn cho mèo. Làm pate cho mèo là một trong những cách tạo ra nguồn dinh dưỡng phù hợp nhất.

meo-ba-tu-4
Chăm sóc mèo Ba Tư tốt để đảm bào sức khỏe

Lưu ý: Không nên cho mèo Ba Tư ăn thức ăn chưa qua chế biến. Thức ăn tươi nên trộn cùng cơm để đảm bảo nguồn năng lượng cần thiết cho chúng. Đặc biệt, trong mỗi khẩu phần ăn, bạn nên cho mèo ăn thêm rau xanh để cung cấp chất xơ.

Để tiết kiệm thời gian, bạn cũng có thể sử dụng các loại thức ăn sẵn trên thị trường. Tuy nhiên, nên dựa vào độ tuổi của mèo để chọn đồ ăn thích hợp. Gợi ý bạn có thể lựa chọn một trong số những loại thức ăn cho mèo giá rẻ – chất lượng mà Blog đã nghiên cứu và sử dụng qua. 

4.2. Chăm sóc mèo Ba Tư thường

Mèo Ba Tư ít vận động nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy bạn nên xây dựng một chế độ chăm sóc riêng cho chúng.

Chải lông ít nhất mỗi ngày một lần bằng lược dành riêng cho mèo. Nếu lông chưa mọc dài thì không nên chải bởi điều này sẽ khiến chúng rụng lông nhiều hơn. Việc chải lông sẽ giúp kích thích các mạch máu dưới da lưu thông hơn. Mèo Ba Tư có thể sẽ rụng lông khá nhiều, vì vậy khi nuôi nên nắm được một số cách xử lý và mẹo nuôi mèo không rụng lông

Giống mèo này không thích nước vì thế việc tắm cho chúng không cần diễn ra quá thường xuyên, 1 lần/tuần, tháng tùy vào chế độ sinh hoạt. Việc vệ sinh này cũng cần cẩn thận, bạn cần biết làm thế nào để tắm cho mèo, cũng như sử dụng loại sữa tắm phù hợp cho mèo đề phòng kích ứng da và rụng lông ở mèo. Nếu bạn phân vân có nên tắm cho mèo bằng sữa tắm người được không, thì lời khuyên là không nên, do rất nhiều hệ lụy có thể xảy ra. 

Lưu ý: Khi tắm sử dụng nước ấm và dội từ trên vai xuống.

4.3. Chăm sóc mèo Ba Tư sinh sản

Mèo Ba Tư khi mang thai và sinh nở cần rất nhiều đến sự chăm sóc của các “con Sen”. Đây cũng là khoảng thời gian chúng cần nhiều chất dinh dưỡng để nuôi con. Vì vậy, bạn nên:

  • Biết mèo mang thai nên cho ăn gì để cung cấp đầy đủ nguồn dưỡng chất.
  • Giữ cho mèo mẹ đủ ấm, không tiêm, không cho uống thuốc hoặc ăn đồ cay, chua hoặc đồ ăn quá cứng.
  • Chuẩn bị ổ kín gió, ấm.
  • Tránh làm phiền mèo mẹ trong quá trình sinh và sau sinh nếu không thật sự cần thiết.
  • Nếu thấy các dấu hiệu mèo sắp đẻ bạn nên đưa mèo đến cơ sở thú y đề được hỗ trợ kịp thời.

Ngoài ra, nếu không có nhu cầu nhân giống, bạn nên triệt sản mèo cái thiến mèo đực, một phần để tăng sức khỏe sức đề kháng, tránh một số trường hợp khó xử có thể xảy ra khi mèo đến kì giao phối.

3.5. Các bệnh thường gặp ở mèo Ba Tư

Để chăm sóc thú cưng của mình tốt hơn, ngoài 10 căn bệnh thường gặp ở mèo nói chung bạn nên tìm hiểu một số bệnh thường gặp ở mèo Ba Tư. Cụ thể như sau:

  1. Bệnh về mắt:

Bởi cấu tạo khuôn mặt phẳng nên mèo Ba Tư thường gặp vấn đề về mắt như: Trầy xước giác mạc, loét giác mạc,… Nguyên nhân gây ra có thể do:

  • Nhiễm virus Herpes (FHV)
  • Có vật lạ rơi vào mắt
  • Do nhãn cầu phình ra
  • Do mắt bị khô, ít nước
  1. Bệnh về miệng và nướu:

Bệnh về miệng và nướu xảy ra khi một hoặc một số cấu trúc hỗ trợ răng bị viêm. Lúc này thức ăn, vi khuẩn và khoáng chất tích tụ dọc theo nướu thành một dải nâu gọi là cao răng. Chúng sẽ làm yếu nướu răng của mèo và khiến nó bị viêm nướu. Ngoài ra, mèo Ba Tư còn có thể bị viêm miệng hoặc loét do virus calicillin tấn công.

  1. Bệnh tim:

Bệnh tim ở mèo Ba Tư thường do khuyết tật ở thành tim, bất thường ở van hoặc mạch máu. Nó có thể mắc bệnh tim phì đại dẫn đến suy tim. Tình trạng này không thể khỏi hoàn toàn nhưng có thể điều trị bằng thuốc.

  1. Bệnh gan:

Nguyên nhân khiến mèo Ba Tư bị gan có thể là do: Nhiễm trùng gan trực tiếp, viêm túi mật, tuyến tụy, mô thận, viêm ruột. Bạn có thể điều trị bệnh này cho mèo bằng thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm,… Với phương pháp này, thú cưng của bạn vẫn có thể hoạt động bình thường.

  1. Viêm bàng quang:

Mèo Ba Tư thường gặp các vấn đề về bệnh đường tiết niệu dưới (bàng quang, niệu đạo). Nguyên nhân dẫn đến bệnh này đó là căng thẳng, đi tiểu không đủ, nhiễm trùng, sỏi bàng quang hoặc tinh thể.

Khi mắc bệnh này, chúng sẽ đau khi đi tiểu và số lần đi trong ngày nhiều hơn bình thường. Đôi lúc bạn sẽ thấy một chút máu trong nước tiểu của chúng.

Ngoài ra chúng ta còn phải kể đến các loại bệnh như bệnh tiêu hóa ở mèo, mèo bị suy thận, bệnh FIP,… Chúng ta có thể hạn chế nguy cơ mắc các bệnh này thông qua việc tiêm vacxin cho mèo.

4. Huấn luyện mèo Ba Tư

Việc huấn luyện mèo Ba Tư khá đơn giản, người nuôi không gặp quá nhiều khó khăn. Bạn chỉ cần hiểu đặc điểm sinh hoạt để đưa ra phương pháp dạy bảo thích hợp. Trong trường hợp bạn không có kinh nghiệm, không đủ kiên nhẫn nuôi dạy chúng thì có thể gửi đến cơ sở huấn chuyên nghiệp.

Khi nuôi giống mèo này, bạn chỉ cần tập huấn đơn giản bằng cách khen ngợi, vuốt ve khi chúng làm đúng, việc sử dụng các loại súp thưởng thường rất hiệu quả. Đồng thời bạn hãy nhắc nhở khi nó làm sai. Nếu như việc nhắc nhở nhẹ nhàng không hiệu quả, bạn có thể phun một chút nước như lời cảnh cáo chúng.

Một số bài dạy cơ bản cho các bạn yêu mèo bạn có thể làm ở nhà bao gồm:

5. Giá bán mèo Ba Tư trên thị trường hiện nay

Chắc hẳn với những người yêu mèo, muốn rước một chú mèo Ba Tư đáng yêu về làm thú cưng đều sẽ thắc mắc về giá của chúng. Nhiều người cho rằng, giá của chúng khá cao, liệu đó có phải sự thật? Cùng Blog chó mèo giải đáp thắc mắc này cho bạn đọc nhé.

meo-ba-tu-5
Mèo Ba Tư có giá khá cao trên thị trường

Trên thực tế, việc định giá chính xác một chú mèo Ba Tư tương đối khó. Bởi nó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: Nguồn gốc, giới tính, độ tuổi, màu lông, ngoại hình,… Giống mèo này đang được bán tại Việt Nam có giá dao động khoảng 10 – 12 triệu đồng/con (mèo có đầy đủ giấy tờ). Đối với loại không có giấy tờ thì dao động từ 6.5 – 7.5 triệu đồng/con.

Ngoài ra, mèo Ba Tư được nhập khẩu từ Thái Lan hoặc các nước Đông Nam khác (có giấy tờ) sẽ dao động từ 15 – 20 triệu đồng/con.

Dựa vào nhu cầu, tình hình kinh tế của mình mà bạn hãy lựa chọn một chú mèo Ba Tư phù hợp nhất nhé.

6. Lời khuyên dành cho bạn

Nhìn chung, mèo Ba Tư có ngoại hình dễ thương, đáng yêu, đặc biệt việc chăm sóc nó cũng không quá phức tạp. Bạn có thể chọn mua một con để làm thú cưng, làm người bầu bạn tại nhà. Tuy nhiên hãy chọn mua tại cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng mèo tốt nhất nhé.

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm các thông tin cần thiết về mèo Ba Tư. Rất hy vọng nội dung này sẽ hữu ích với bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể đọc thêm các bài viết về mèo tại blogchomeo.com. Nếu yêu thích mèo Ba Tư với bộ lông dài mượt mà có thể bạn cũng sẽ thích: