Chó Pitbull: Tổng hợp thông tin từ A-Z

5/5 - (2 bình chọn)

Chó Pitbull là một trong những loài khá hung dữ, nhanh nhẹn và khỏe mạnh. Vì thế nó được ưu tiên lựa chọn làm thú cưng trông giữ nhà của nhiều người hiện nay. Nếu bạn đang tìm hiểu thông tin về dòng Pitbull này thì đừng bỏ qua nội dung được Blog chó mèo chia sẻ dưới đây nhé!

Nguồn gốc dòng chó Pitbull

Chó Pitbull là một con lai giữa chó Bulldog và chó Sục. Nó được con người lai tạo đầu tiên ở Anh vào đầu thế kỷ 19 với mục đích làm chó chăn nuôi, bảo vệ và quản lý gia súc. Về sau, chó Pitbull được đưa vào các môn thể thao như: cưỡi bò, chọi chó. Chính điều này đã gây lên làn sóng dư luận mạnh mẽ và trở thành bất hợp pháp trong nhiều năm. Cho đến tận ngày nay, nhiều quốc gia đã nghiêm cấm ngược đãi động vật như vậy.

cho-pitbull-1
Nguồn gốc của chó Pitbull

Sang thế kỷ 20, giống chó Pitbull bắt đầu phổ biến ở Mỹ và các nước trên thế giới. Thậm chí nó còn trở thành linh vật của Hoa Kỳ. Sau nhiều năm, Pitbull không chỉ là giống chó chăn nuôi nữa mà nó còn thực hiện vai trò phục vụ, trị liệu, chó cảnh sát hoặc vật nuôi trong gia đình.

Các dòng chó Pitbull phổ biến

Trên thực tế có nhiều dòng chó được coi là biến thể của Pitbull, người ta chỉ công bố 4 dòng Pitbull sau đây: American Pit Bull Terrier, American Staffordshire Terrier, American Bully, Staffordshire Bull Terrier. Cụ thể như sau:

American Pit Bull Terrier

cho-pitbull-2.1
Dòng chó American Pit Bull Terrier

Khi nhắc đến loài chó trung thành, can đảm, chắc chắn không thể bỏ qua chiến binh “American Pit Bull Terrier”. Giống chó này quan tâm, để ý môi trường xung quanh rất tốt và luôn sủa báo hiệu cho chủ nhân biết khi có khách đến thăm. Đặc biệt, American Pit Bull Terrier cũng rất thông minh. Nó có thể học nhanh chóng các thủ thuật, lệnh huấn luyện từ chủ nhân.

American Staffordshire Terrier

cho-pitbull-2.2
Dòng chó American Staffordshire Terrier

American Staffordshire Terrier được lai tạo từ giống chó Sục và Pitbull. Đây là loài chó lông ngắn, trọng lượng trung bình, thân hình rất lực lưỡng, nhiều cơ bắp. Vì thế mà khả năng chiến đấu của nó cũng rất lớn. Tuy đây là loài thông minh, trung thành với chủ nhưng nó cũng rất lì lợm và được xếp vào hàng hung dữ.

American Bully

cho-pitbull-2.3
Dòng American Bully

American Bully là hậu duệ của chó American Pitbull Terrier, American Staffordshire Terrier và chó bò Mỹ. Biệt danh của nó là “kẻ bắt nạt”. Giống chó này là tập hợp những gen tốt của cha mẹ. Bởi vậy mà nhìn bên ngoài nó giống một “chiến binh” còn bên trong lại hiền lành, thân thiện với chủ nhân.

Tuy nhiên cũng có một số nhận định khá về dòng American Bully. Người ta cho rằng, nó khá giữ, da dày, cấu tạo xương hàm chắc chắn, một khi đã cắn là rất khó thả ra.

Staffordshire Bull Terrier

cho-pitbull-2.4
Dòng Staffordshire Bull Terrier

Staffordshire Bull Terrier là giống chó có chiều cao thấp (thấp hơn giống American Pitbull Terrier từ 12-15cm). Vì thế mà trông nó có vẻ nhỏ gọn, nhanh nhẹn hơn. Giống chó này tương đối thân thiện với mọi người, kể cả trẻ em. Cũng giống như các dòng chó Pitbull khác, nó cũng rất thông minh, trung thành với chủ nhân của mình.

Đặc điểm nổi bật của chó Pitbull

Mỗi một dòng chó Pitbull sẽ mang một đặc điểm riêng biệt. Thế nhưng chúng vẫn có những nét tương đồng về ngoại hình, tuổi thọ. Để có thêm thông tin chi tiết hơn về đặc điểm của Pitbull, bạn hãy đọc nội dung phần này nhé.

Ngoại hình

Chó Pitbull có kích thước trung bình, không quá nhỏ cũng không quá to giống các loài chó khác. Chúng cao khoảng 40 – 50 cm (cả con đực và cái). Riêng về cân nặng, loài này có trọng lượng dao động từ 14 – 27kg. Tuy cả chiều cao và cân nặng đều khá khiêm tốn nhưng Pitbull lại không thua các dòng chó khác về sức mạnh, sự dẻo dai.

cho-pitbull-3
Ngoại hình của Pitbull khá đô con

Pitbull có ngoại hình đô con, cơ bắp săn chắc và khung xương khỏe khoắn. Đặc biệt, phần hông, mông nở nang, phần bụng nhỏ gọn, làm cho người nhìn cảm giác chúng lực lưỡng hơn. Đuôi của Pitbull khá ngắn và nhỏ, đôi lúc dựng thẳng đứng nhưng có khi lại cuộn tròn. Nhờ vào đôi chân nhỏ bé, linh hoạt mà Pitbull có thể chạy với tốc độ nhanh, bắt kịp con mồi.

Về cơ bản, ngoại hình của Pitbull sẽ cho chúng ta cảm giác nó hầm hố, dữ tợn bởi đôi mắt to trợn ngược, tai hình tam giác dựng đứng, bộ răng sắc nhọn cùng xương hàm khỏe khoắn. Nó có thể gặm nát con mồi mà không nhả ra. Đây cũng là nguyên nhân khiến Pitbull trở thành loài chó chiến nổi bật.

Tuổi thọ

Trong giai đoạn từ thế kỷ 19 – 20, tuổi thọ của Pitbull khá thấp. Thông thường nó chỉ sống được dưới 8 năm, nguyên nhân là do con người sử dụng chúng tham gia vào trận chiến chọi chó hoặc chọi với bò. Về sau, Pitbull bắt đầu được ưa chuộng nhiều hơn và trở thành thú nuôi trong gia đình thì tuổi thọ của nó bắt đầu tăng đáng kể. Trung bình nó sống được từ 12 – 15 năm.

Tính khí của dòng chó Pitbull

Trước hết, chúng có tập tính lãnh thổ rất cao, bản năng của chúng là bảo vệ lãnh thổ nên chúng sẽ tấn công nếu cảm thấy có xâm lấn. Mục đích ban đầu của chúng là để bảo vệ, săn bắt và chăn nuôi gia súc, vậy nên những hành vi mạnh mẽ và hung dữ của chúng là điều tất yếu. Chúng đã phải trải qua những trận chọi chó tàn bạo và khắc nghiệt nên thái độ lì lợm, hiếu chiến đã bị khắc lên bộ gen của chúng.

Chó Pitbull tuy có ngoại hình hung dữ nhưng thực chất lại rất yêu quý con người. Pitbull luôn tràn đầy tự tin, sự nhạy bén để giúp nó nhận biết môi trường xung quanh. Đặc biệt, nó còn là loài chó có khả năng canh gác rất tốt, bảo vệ chủ nhân trước sự xuất hiện của người lạ.

Môi trường sống của chó Pitbull

Pitbull là loài chó ưa không gian rộng rãi. Chúng rất cần hoạt động, chạy nhảy, đuổi bắt để giải tỏa nguồn năng lượng dồi dào bên trong nếu không chúng sẽ bị bức bối, dễ sinh căng thẳng và cáu gắt.  Giống chó này cũng cần có không gian riêng, vì tập tính lãnh thổ mạnh. Khi  nó tiếp xúc quá nhiều trong một môi trường tù túng sẽ khiến Pitbull cảm thấy bất an, dễ rơi vào trạng thái hung tợn, đề phòng. Nếu người nuôi không kiểm soát được có thể để Pitbull gây ra xảy ra những hành vi tấn công nguy hiểm.

cho-pitbull-2
Môi trường sống của Pitbull

Trong trường hợp bạn đang sống trong chung cư thì nên cân nhắc việc nuôi Pitbull. Bởi nếu không đáp ứng được nhu cầu vận động cơ bản của giống chó này sẽ khiến nó kích động. Đặc biệt ở chung cư khá nhiều người, điều này làm ảnh hưởng đến việc hình thành tính cách và thuần hóa khó khăn.

Cách chăm sóc chó Pitbull

Trên thực tế việc chăm sóc chó Pitbull không quá khó, bạn chỉ cần tìm hiểu về đặc tính, cách sinh hoạt để có một chế độ phù hợp nhất cho chúng. 

Chế độ dinh dưỡng

Một chú Pitbull muốn được phát triển khỏe mạnh và cân đối yêu cầu một nguồn thức ăn đầy đủ, đảm bảo chất dinh dưỡng. Pitbull trưởng thành tiêu thụ thức ăn bằng 2-3 người bình thường.

Khẩu phần ăn hợp lý của Pitbull nên bao gồm: 60% đạm + 25% canxi + 15% chất xơ.
cho-pitbull-6
Chế độ dinh dưỡng của chó Pitbull

Các dưỡng chất không thể thiếu đối với Pitbull: Chất béo, protein, canxi, chất xơ, vitamin và khoáng chất,…. Ngoài ra, Pitbull cũng rất cần nguồn đạm lớn đến từ động vật để xây dựng những thớ cơ săn chắc cũng như nguồn canxi dồi dào cho khung xương cứng cáp. Để chú chó của mình khỏe mạnh, bạn nên xen kẽ các chất này trong khẩu phần ăn.

Chăm sóc Pitbull thường

Chó Pitbull không yêu cầu chế độ chăm sóc quá cầu kỳ. Bản thân chúng đã là những chú chó rất khỏe mạnh. Tuy nhiên như các dòng chó nói chung, chúng ta vẫn nên có chế độ chăm sóc cơ bản dành cho Pitbull như sau:

  • Tắm rửa thường xuyên và giữ cho lông của chó khô ráo, sạch sẽ để tránh các bệnh da liễu do bọ, ký sinh trùng, nấm.
  • Mặt Pitbull có nhiều thớ da nhăn, chảy xệ, dễ tích tụ dãi dớt, chất bẩn, vì vậy bạn nên vệ sinh mặt cho nó thường xuyên.
  • Vệ sinh tai ít nhất 1 tuần 1 lần để tránh viêm tai, ảnh hưởng đến thính lực.
  • Cắt móng chân cho Pitbull để tránh vướng víu trong quá trình hoạt động hoặc gây ra tổn thương cơ thể cho chủ.
  • Nên cho chó uống men tiêu hóa và thuốc tẩy giun định kì để giữ cho hệ tiêu hóa ổn định, đảm bảo sức đề kháng tốt nhất.

Chăm sóc Pitbull trong thời kỳ sinh sản

cho-pitbull-7
Chăm sóc chó Pitbull trong thời kỳ sinh sản

Chó Pitbull khi mang thai sẽ thay đổi cả về ngoại hình và tập tính. Đây là thời điểm quan trọng mà người chủ cần chăm sóc cho thú cưng của mình thật tốt, giúp nó có đủ sức khỏe sinh sản.

  • Chuẩn bị một ổ đẻ ấm áp, dễ chịu cho chó mẹ.
  • Hỗ trợ cắt dây rốn và vệ sinh cho con non nếu chó mẹ lúng túng.
  • Chăm sóc vệ sinh cho ổ chó con.
  • Cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho chó mẹ, giữ cho chó mẹ thoải mái, tránh stress sau sinh.

Lưu ý: Nếu có dấu hiệu bất thường như chó khó đẻ, con non không thở, xuất huyết,… cần liên hệ các cơ sở thú y gần nhất để kịp thời xử lý.

Các bệnh thường gặp ở Pitbull

Trong quá trình chăm sóc, nuôi dạy Pitbull, bạn cần nắm rõ các loại bệnh thường thấy ở chúng để có cách xử lý tốt nhất.

Loạn sản xương hông

cho-pitbull
Một số bệnh lý thường gặp ở chó Pitbull

Loạn sản xương hông là một bệnh gây ra các dị tật ở khớp xương hông, khiến chó gặp khó khăn trong việc di chuyển, hoạt động, thậm chí gây ra những chấn thương nặng. Bệnh này có thể dễ dàng nhận biết khi quan sát hành động chạy nhảy, di chuyển của chó hoặc các đặc điểm như: Khoảng cách chân sau hẹp, di chuyển tạo ra tiếng động,… 

Chúng ta có thể chẩn đoán bệnh này từ khoảng 2 năm tuổi bằng cách chụp X-quang. Nếu bạn muốn giải quyết dứt điểm bệnh này thì phải cho chó phẫu thuật.

Bệnh tim

Bệnh tim rất dễ xảy ra ở loài Pitbull. Các triệu chứng dễ nhận biết là ho, thở khó khăn, thiếu sức sống, ăn uống kém, hoạt động hạn chế, hành vi kì quặc,… Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh thông qua nghe nhịp đập của tim hoặc siêu âm, chụp X-quang. Pitbull mắc bệnh này phải được kiểm soát nghiêm ngặt nguồn dinh dưỡng cũng như sử dụng thuốc đều đặn.

Suy giáp

Tuyến giáp của Pitbull không sản xuất đủ các hoocmon cho hoạt động trao đổi chất, dẫn đến các triệu chứng như rụng lông, da xấu, teo cơ, tăng cân, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng,… Tuy nhiên, bệnh này có thuốc đặc trị và không nguy hiểm đến tính mạng.

Đục thủy tinh thể

Bệnh liên quan đến thấu kính mắt, thường xảy ra với chó yếu hoặc già, nhưng với Pitbull chúng có thể xảy ra ngay từ khi sơ sinh hoặc rất nhỏ tuổi do rối loạn di truyền.  Bệnh có khả năng dẫn đến mù lòa, cần được điều trị ngay khi xuất hiện các triệu chứng như: Có lớp màng màu lạ trên mắt, vụng về, chà sát gãi mắt, các hành vi kỳ cục,…

Dị ứng

Pitbull thường dị ứng với bọ chét, phấn hoa, bụi. Một số con dị ứng với các loại thức ăn lạ. Dị ứng tương đối dễ điều trị, chỉ cần loại bỏ nguồn dị ứng, hoặc dùng các loại thuốc bôi, thuốc uống được bác sĩ kê để giảm bớt triệu chứng.

Ngoài ra các bệnh phổ biến ở loài chó nói chung như dại, Parvo, Care,…cũng rất nguy hiểm nhưng có thể được phòng ngừa thông qua tiêm vacxin phòng chống, hiện đã có sẵn trên thị trường với giá thành phải chăng.

Huấn luyện chó Pitbull

Chó Pitbull rất thông minh nhưng cũng rất bướng bỉnh. Nếu không được dạy dỗ cẩn thận chúng rất dễ bộc phát những hành vi gây nguy hiểm tới bất kì ai. Chính vì vậy việc huấn luyện từ nhỏ là đặc biệt quan trọng.

cho-pitbull-8
Huấn luyện chó Pitbull

Pitbull nên được huấn luyện bằng phương pháp dạy khen thưởng, không được áp đặt chúng bằng các hành vi đe dọa, nạt nộ vì rất dễ gây ra các bất ổn tâm lý tới chú chó, có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Điều quan trọng trong việc huấn luyện Pitbull là phải tập trung và kiên trì. Huấn luyện Pitbull có thể khó khăn và mất thời gian hơn các giống chó khác nhưng nếu làm được tốt điều đó chúng có thể trở thành những chú chó dễ bảo và ngoan ngoãn nhất. 

Nếu không thể tự đào tạo, bạn hãy gửi những chú Pitbull của mình qua các cơ sở huấn luyện chó có uy tín. Đó sẽ là một khoản tiền xứng đáng để chú cún của bạn biết vâng lời, có những thói quen tốt cũng như hành xử ngoan ngoãn, đúng mực.

Một tình huống xử lý với Pitbull bạn nên biết

Pitbull sẽ có một số hành vi đặc biệt nguy hiểm. Chúng ta cần có những biết để bình tĩnh xử lý khi rơi vào các trường hợp này, tránh để lại những hậu quả đáng tiếc.

cho-pitbull-4
Tình huống xử lý với Pitbull
  • Khi Pitbull khó chịu và gầm gừ nhưng chưa tỏ thái độ căng thẳng: Nếu là chủ, bạn nên giữ thái độ mạnh mẽ và nghiêm khắc đối mặt với chúng để đưa ra các mệnh lệnh. Bạn hãy kiên nhẫn một chút và rất nhanh chú chó sẽ bình tĩnh lại. Trong trường hợp mức độ hung hăng trở nên cao quá tầm kiểm soát hoặc bạn là người lạ thì nên bình tĩnh và chậm rãi lùi ra xa, tránh nhìn vào mắt chúng. Bạn tuyệt đối không bỏ chạy, điều đó sẽ vô tình kích thích bản năng săn mồi của nó. Bên cạnh đó, bạn cũng không được đánh hoặc nạt nộ nếu không cần thiết bởi chủng Pitbull trở nên đặc biệt nguy hiểm nếu cảm thấy bản thân bị đe dọa. 
  • Khi cảm thấy Pitbull có nguy cơ tấn công: Bạn hãy dùng mọi thứ để khiến bản thân trở nên to lớn, hãy tạo ra những tiếng động mạnh mẽ để chứng minh rằng chúng ta đang có ưu thế. Bạn lặp đi lặp lại điều đó và tránh xa dần những con Pitbull, tuyệt đối không quay lưng về phía chúng.
  • Khi bị tấn công: Nếu bạn cảm thấy bản thân không có khả năng tự vệ, hãy cuộn người vào và lấy tay che đi các khu vực dễ bị tổn thương như mặt và cổ. Đồng thời hãy kêu cứu thật to để mọi người hỗ trợ. Nếu bạn mạnh mẽ và linh hoạt thì hãy tránh việc chúng lao vào và xô ngã bạn. Bạn nhanh chóng tìm cách tấn công vào vùng họng của chúng. Sử dụng các dụng cụ tự vệ cũng là một cách để đối mặt với một con Pitbull đang hung hăng.
  • Trong tất cả các trường hợp: Bạn hãy đảm bảo chúng không cắn vào các bộ phận dễ bị tổn thương trên cơ thể mình.

Mua chó Pitbull ở đâu, giá cả, cách chọn chó

Hiện nay chó Pitbull không phải là giống chó quá khan hiếm trên thị trường, nhưng để tìm được nguồn cung chó Pitbull đảm bảo, uy tín không phải điều dễ dàng. Chúng ta có thể tìm được vô số nơi rao bán chó với đủ loại giá cả khác nhau, nhưng không thể nắm bắt được chất lượng có tốt không.

Lời khuyên dành cho bạn là nên tìm mua Pitbull ở những trại chó lớn, uy tín, với các chứng chỉ và giấy tờ được cấp phép bởi nhà nước và các hiệp hội quốc tế. Ngoài ra, bạn có thể tìm đến những người nuôi lão làng có chuyên môn nhân giống chó để tìm cho mình một chú cún Pitbull ưng ý nhất. 

Thực tế, giá của một chú Pitbull sẽ dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như: Nguồn gốc xuất xứ, giấy tờ chứng nhận, ngoại hình, tính cách, độ tuổi, địa chỉ cung cấp,… Trung bình một con Pitbull có giá dao động từ 6 – 100 triệu đồng/con hoặc có thể cao hơn nữa.

Một số yếu tố ưu tiên khi chọn một chú cún Pitbull:

  • Sức khỏe tốt là yếu tố đặt lên hàng đầu
  • Yếu tố hình dáng và các đặc điểm nổi trội được xem xét tiếp theo, yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến giá cả của chú chó.
  • Đã được huấn luyện căn bản hay chưa?
  • Tính nết như thế nào?

Giống với các dòng chó khác, chó Pitbull cũng cần được yêu thương, tiếp xúc với con người nhiều hơn, được nghe nhạc, đi chơi, được trải nghiệm nhiều khi còn nhỏ. Chính những hành động nhỏ đó khiến Pitbull khi trưởng thành sẽ rất tin cậy, không còn hung dữ và hiếu chiến nữa.

Như vậy, bài viết trên đây Blog chó mèo đã giới thiệu cho bạn xong về giống chó Pitbull. Hy vọng rằng nội dung này sẽ hữu ích với bạn.