Viêm màng bụng truyền nhiễm ở mèo, tìm hiểu về căn bệnh nguy hiểm có tỉ lệ tử vong 100%

5/5 - (21 bình chọn)

Viêm màng bụng truyền nhiễm ở mèo là một bệnh gây tử vong cho mèo và mèo con. Bệnh này xảy ra ở mèo hoặc mèo con với một tỷ lệ rất nhỏ và do một loại vi-rút phổ biến, có tên là vi-rút corona ở mèo, gây nên.

1. Viêm màng bụng truyền nhiễm (FIP) là bệnh gì?

Viêm màng bụng truyền nhiễm ở mèo (FIP) là một bệnh gây tử vong cho mèo và mèo con. FIP xảy ra ở mèo hoặc mèo con với một tỷ lệ rất nhỏ và do một loại vi-rút phổ biến, có tên là vi-rút corona ở mèo, gây nên.

viem-mang-bung-truyen-nhiem-o-meo-1
Bệnh viêm màng bụng truyền nhiễm ở mèo

Theo Wikipedia: “Viêm màng bụng truyền nhiễm ở mèo (viết tắt là FIP) là một chứng bệnh miễn dịch bất thường, không phổ biến, nhưng thường gây tử vong cho mèo và cũng là sự phản hồi với việc nhiễm virus coronavirus (FCoV).”

2. Vi-rút corona ở mèo là gì?

viem-mang-bung-truyen-nhiem-o-meo-2
Virut conrona ở mèo

Vi-rút corona ở mèo là một loại vi-rút lây nhiễm cho mèo khi tiếp xúc với phân bị nhiễm bệnh.

Quá trình lây nhiễm có thể xảy ra khi mèo chải lông cho nhau hoặc khi mèo dùng chung khay vệ sinh, bát đựng thức ăn hoặc dụng cụ cắt tỉa lông móng.

Vi-rút corona ở mèo gây viêm màng bụng truyền nhiễm theo cơ chế như thế nào?

Có hai loại vi-rút corona chính ở mèo gây bệnh cho mèo và mèo con:

  • Vi-rút corona đường ruột
  • Vi-rút corona gây ra FIP

Vi-rút corona “đường ruột” chủ yếu chỉ tồn tại trong ruột. Loại vi-rút này sinh sôi và có thể gây tiêu chảy – tình trạng này cực kỳ dễ xảy ra ở mèo con, đặc biệt là khi mèo con sống chung đàn với những chú mèo khác. Bệnh này có thể bị nhầm lẫn với bệnh tiêu hóa ở mèo hoặc các loại bệnh đường ruột.

Loại vi-rút corona gây bệnh FIP hiện được coi là một dạng đột biến của vi-rút corona đường ruột. Các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được bằng cách nào mà loại vi-rút corona tương đối lành tính này lại chuyển thành FIP gây tử vong.

3. Hệ lụy từ việc mèo bị bệnh FIP

viem-mang-bung-truyen-nhiem-o-meo-3
Hệ lụy

Mèo bị bệnh FIP có thể gặp phải một trong hai tình trạng sau:

  • Dịch trong ngực hoặc bụng – tình trạng này được gọi là FIP thể “ướt”
  • Các cục u nhỏ (u hạt) trên các cơ quan nội tạng của mèo – tình trạng này được gọi là FIP thể “khô”

4. Triệu chứng bệnh FIP ở mèo

viem-mang-bung-truyen-nhiem-o-meo-4
Dấu hiệu, triệu chứng nhận biết

Mèo hoặc mèo con bị mắc FIP sẽ biểu hiện nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm:

5. Xét nghiệm virut corona bệnh FIP như thế nào?

viem-mang-bung-truyen-nhiem-o-meo-5
Xét nghiệm virut

Ngày nay, bác sỹ thú y có thể dùng các kỹ thuật đặc hiệu để giúp phát hiện sự hiện diện của vi-rút corona. Tuy nhiên, phân tích này không phân biệt được vi-rút corona trong đường ruột và vi-rút corona gây bệnh FIP.

Điều này có nghĩa là không có xét nghiệm đặc hiệu để phát hiện FIP.

Bác sỹ thú y sẽ thực hiện xét nghiệm này để giúp họ xác lập chẩn đoán cho mèo bị bệnh.

Bác sỹ thú y sẽ luôn diễn giải các xét nghiệm này một cách thận trọng, có phân tích đến nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm môi trường sống của mèo hoặc mèo con, mọi dấu hiệu lâm sàng và mọi xét nghiệm khác đã thực hiện.

Theo Wikipedia: “Trong bệnh viện thú y, có một số xét nghiệm có thể loại trừ chẩn đoán FIP phát sinh trong vòng vài phút:

  • Đo tổng lượng protein trong dịch truyền: nếu nó nhỏ hơn 35g/l, thì khó có thể mắc bệnh FIP.
  • Đo tỷ lệ albumin với globulin trong dịch truyền: nếu nó trên 0,8, thì không thể mắc viêm màng bụng truyền nhiễm FIP, nếu nó nhỏ hơn 0,4, thì chỉ có thể xác định là có thể, không chắc chắn mắc phải FIP.
  • Kiểm tra các tế bào trong tràn dịch: nếu chúng chủ yếu là lymphocytes thì có nguy cơ mắc chứng bệnh FIP.”

6. Nguy cơ tử vong.

viem-mang-bung-truyen-nhiem-o-meo-6
Nguy cơ tử vong cao

Theo WikiHow:

Hầu hết mọi trường hợp FIP đều tử vong, và không có cách điều trị nào cho vi rút

Hầu hết các phương pháp điều trị đều mang tính hỗ trợ để giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của mèo trong vài tuần hoặc vài tháng. Nhiều bác sĩ thú y cho rằng những con mèo được chẩn đoán mắc bệnh FIP nên được cho ăn thịt. 

  • Nếu mèo của bạn được chẩn đoán, bạn và gia đình phải quyết định liệu trình điều trị phù hợp và nhân đạo nhất cho mèo của bạn.”

6. Vắc-xin phòng bệnh FIP

viem-mang-bung-truyen-nhiem-o-meo-7
Tiêm Vắc xin phòng chống virut

Hiện đang có một loại vắc-xin phòng bệnh viêm màng bụng truyền nhiễm ở mèo, nhưng tính hiệu quả của loại vắc-xin này vẫn còn gây tranh cãi.

Mọi chú mèo con đều phải được tiêm các loại vắc-xin thiết yếu, bao gồm:

  • Cúm mèo – cả vi-rút herpes ở mèo (fHV) và vi-rút calici ở mèo (FCV)
  • Vi-rút gây bệnh giảm bạch cầu ở mèo (FPV)
  • Vi-rút gây bệnh bạch cầu ở mèo (FeLV)
  • Vắc- xin Bệnh dại, bệnh parvo,..

Vì vắc-xin phòng bệnh FIP không nằm trong nhóm vắc-xin thiết yếu nên không phải chú mèo hoặc mèo con nào cũng được tiêm vắc-xin này.

7. Lời kết

viem-mang-bung-truyen-nhiem-o-meo-8
Bệnh nguy hiểm cần được nhận biết và điều trị sớm

Bạn cần trao đổi với bác sỹ thú y để tìm hiểu xem chú mèo con mới của bạn cần tiêm những loại vắc-xin nào. Bác sỹ thú y sẽ đưa ra khuyến nghị dựa trên nếp sống của mèo bằng cách phân tích nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả việc mèo có ra ngoài và tiếp xúc với những chú mèo khác hay không.

Nếu bạn lo lắng về sức khỏe của mèo con hoặc có bất kỳ câu hỏi nào về các loại vắc-xin mèo con cần tiêm, hãy luôn trao đổi với bác sỹ thú y.

Blog chó mèo rất vui được cung cấp những thông tin hữu ích cho các bạn.