Tiêm vacxin cho mèo vào thời điểm nào? Lịch trình tiêm đầy đủ

5/5 - (6 bình chọn)

Tiêm vacxin cho mèo là việc mà bất kỳ người nuôi mèo nào cũng phải thực hiện. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình cho mèo tiêm vacxin thì bài viết này là dành cho bạn. Bài viết sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về việc tiêm vacxin cho mèo. Theo dõi ngay nhé!

1. Vì sao cần tiêm vacxin cho mèo?

Mèo hay bất kỳ loài vật nào đều có khả năng lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm. Khi mắc bệnh, trường hợp nhẹ nhất sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mèo. Còn nặng hơn thì mèo sẽ có nguy cơ mất mạng. Thậm chí đối với một số bệnh như bệnh dại còn có thể lây nhiễm và gây hại cho người qua các vết cào, cắn. Đây là những điều những người nuôi thú cưng đều không mong muốn xảy ra.

Một số loại bệnh khó chữa và có tỉ lệ tử vong lớn ở mèo như: Bệnh giảm bạch cầu; bệnh viêm mũi – khí quản truyền nhiễm; bệnh hô hấp do Herpevirus;… Một khi mèo mắc phải một trong những bệnh này mà chưa được tiêm phòng chắc chắn việc chữa trị sẽ gặp khó khăn.

Xem thêm: Các Bệnh Tiêu Hóa Hay Gặp Ở Mèo

Tiêm phòng giúp hệ miễn dịch của mèo con được phát triển toàn diện. Khi mới sinh ra, mèo con được nuôi dưỡng và bao bọc từ kháng thể tốt của mèo mẹ. Thế nhưng mèo con 2 tháng tuổi sẽ cai sữa và dần tự lập bằng cách tự sản sinh ra kháng thể của mình. Đây là giai đoạn mèo tập thích nghi với môi trường cộng thêm hệ miễn dịch còn yếu nên sẽ dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm. Nếu mèo con mắc bệnh nặng trong giai đoạn này sẽ rất dễ bị tử vong.

tiem-vacxin-cho-meo-1
Mèo không được tiêm vaccine sẽ rất dễ nhiễm các bệnh nguy hiểm

Xem thêm: Mèo bị Suy thận – Chẩn đoán điều trị tại nhà được không?

2. Tiêm vacxin cho mèo như thế nào?

Tùy vào độ tuổi của mèo mà lịch tiêm chủng và các mũi cần tiêm của chúng là khác nhau. Không phải lúc nào mèo cũng có thể chích ngừa được vaccine và không phải vaccine loại nào mèo cũng cần được tiêm. Vì vậy bạn cần xem xét kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến bác sĩ thú y trước khi tiêm cho chúng nhé!

2.1. Mũi tiêm phòng cho mèo

Vacxin tiêm cho mèo bao gồm 2 loại là: 

  • Các loại vaccine cần phải tiêm: Vaccine phòng bệnh Dại; Vaccine phòng bệnh Giảm Bạch Cầu; Vaccine phòng bệnh Viêm mũi – khí quản truyền nhiễm và vaccine phòng bệnh hô hấp do Herpevirus.
  • Các loại vaccine nên tiêm: Vaccine phòng virus gây bệnh bạch cầu, virus gây suy giảm miễn dịch, Bordetella, Chlamydophila (virus gây viêm nhiễm ở mắt dẫn đến bệnh viêm kết mạc).…

2.2. Lịch tiêm phòng cho mèo

Mèo cần được tiêm ngừa vaccine càng sớm càng tốt. Mèo con nên được tiêm ngừa khi trong giai đoạn từ 6 đến 8 tuần tuổi và cần lặp lại sau khoảng từ 3-4 tuần.

Sau đây là các mốc thời gian và loại vaccine mà bạn nên tiêm phòng cho mèo:

  • Mèo từ 6-8 tuần tuổi: Tiêm vacxin tổng hợp
  • Mèo từ 10 tuần tuổi: Vaccine tổng hợp, viêm thành phế nang (nếu cần)
  • Mèo từ 12 tuần tuổi: Vaccine phòng bệnh dại (độ tuổi tiêm chủng có thể thay đổi tùy theo luật địa phương)
  • Mèo từ 13 tuần tuổi: Vacxin tổng hợp, viêm thành phế nang, vaccine phòng bệnh bạch cầu.
  • Mèo từ 16-19 tuần tuổi: Vaccine tổng hợp; vaccine phòng bệnh bạch cầu.
  • Mèo trưởng thành: Vaccine tổng hợp, viêm thành phế nang, vacxin phòng bệnh bạch cầu, vaccine phòng bệnh dại.

Vacxin tổng hợp bao gồm các loại virus gây bệnh ho, virus rhinotracheitis, virut Calci. Một số có thể bao gồm chủng Chlamydophila.

tiem-vacxin-cho-meo-2
Mèo cần tiêm nhiều loại vaccine khác nhau

3. Giá tiêm phòng vacxin cho mèo

Giá của các vắc xin sẽ tùy thuộc vào khu vực tiêm và loại vacxin mà bạn lựa chọn cho chúng. Giá cụ thể của một số loại vaccine trên thị trường hiện nay là:

  • Vaccine phòng 4 bệnh của PUREVAX RCPCh: giá 300.000 VNĐ
  • Vaccine phòng 4 bệnh của NOBIVAC Feline 1-HCPCh: giá 300.000 VNĐ
  • Vaccine Felocell của Zoetis: giá 300.000 VNĐ
  • Vaccine phòng bệnh Dại của RABISIN: giá 50.000 VNĐ
  • Vaccine phòng bệnh Viêm phúc mạc truyền nhiễm của Zoetis (Primucell FIP): 350.000 VNĐ

(Vaccine tiêm phòng 4 bệnh cho mèo bao gồm: Viêm mũi – khí quản truyền nhiễm, Bệnh do Calicivirus, Bệnh Giảm bạch cầu và bệnh do vi khuẩn Chlamydia)

Hiện nay, loại vaccine phổ biến nhất trên thị trường vẫn là dòng PUREVAX có xuất xứ từ Pháp vì nó ít tác dụng phụ hơn các loại vaccine còn lại.

4. Nên tiêm vacxin cho mèo ở đâu?

Hiện nay các Sen sẽ có nhiều lựa chọn khi tiêm vacxin cho mèo: Tiêm tại nhà hoặc tiêm tại các cơ sở y tế, các trung tâm chuyên chăm sóc thú cưng… 

Chích ngừa vacxin cho mèo đòi hỏi các kỹ thuật tiêm bắp và tiêm dưới da. Vì vậy, bạn chỉ nên tự tiêm cho chúng tại nhà khi đã biết rõ cách tiêm thôi nhé! Hơn nữa, việc bảo quản vacxin tại nhà cũng là một vấn đề quan trọng khi tiêm vacxin cho mèo.

Tốt nhất lúc này bạn hãy mang mèo đến các bệnh viện thú y để tiêm. Các bác sĩ thú y sẽ tư vấn cho bạn loại vacxin, liều lượng và những lưu ý khi tiêm. Đồng thời việc tiêm phòng sẽ được thực hiện bởi những người có chuyên môn nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm nhé!

tiem-vacxin-cho-meo-3
Tốt nhất nên đưa mèo đến các cơ sở y tế chuyên nghiệp để tiêm vacxin

5. #5 Lưu ý quan trọng khi tiêm vacxin cho mèo

  • Chỉ tiêm phòng vacxin cho mèo có thể trạng tốt, không có dấu hiệu mệt mỏi, bỏ ăn, ốm, sốt…
  • Vacxin phải bảo quản đúng cách: Nhiệt độ 2-8 độ C, không được chiếu ánh nắng trực tiếp, không để đông lạnh.
  • Nên tẩy giun cho mèo 10 ngày trước khi tiêm vacxin để đạt được hiệu quả tốt nhất
  • Không được tắm cho mèo khi mới tiêm vaccine xong vì lúc này hệ miễn dịch của chúng đang bị rối loạn nên rất dễ mắc bệnh.
  • Tiêm vaccine không đồng nghĩa với việc phòng trừ bệnh 100%. Vaccine chỉ có tác dụng tăng khả năng miễn dịch bệnh cho mèo.

Trên đây là toàn bộ thông tin quan trọng về việc tiêm vacxin cho mèo mà chúng tôi gửi đến cho bạn. Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ thực hiện việc tiêm phòng cho mèo một chính xác nhất. Hãy luôn chăm sóc thật tốt cho thú cưng của mình nhé!

Để biết thêm nhiều cách chăm sóc mèo chuẩn, bạn có thể tham khảo bài viết sau:

  1. Cách chăm sóc mèo 1 tháng tuổi chi tiết và hiệu quả cho người mới 
  2. Làm thế nào để biết mèo đang mang thai – Chăm sóc mèo mẹ và mèo con sau đẻ
  3. Những cách chăm sóc mèo 3 tháng tuổi chi tiết người nuôi cần quan tâm.
  4. Nuôi mèo mướp: Cách chăm sóc Boss khỏe, đẹp, đáng yêu