Hướng dẫn chăm sóc Chó Đẻ Non chuẩn theo lời khuyên bác sĩ!

5/5 - (4 bình chọn)

Chăm sóc chó đẻ non là công việc khó khăn và rất ít người có thể thực hiện đúng. Bởi vậy mà tỷ lệ sống sót đối với những chú chó này thường rất thấp. Nếu nhà bạn cũng đang có chó đẻ non thì đừng lo lắng. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để được tìm được cách cứu chữa kịp thời nhé!

1. Hiện tượng đẻ non ở chó là gì?

Chó mẹ sinh non là hiện tượng chó mẹ có thai đã lớn trên một tháng, chưa đến lúc sinh. Tuy nhiên do một nguyên nhân nào đó không tồn tại trong cơ thể mẹ được và bị tống ra ngoài. Thông thường, chó mẹ được coi là đẻ non khi sinh con ở trước ngày thứ 58 của thai kỳ.

cham-soc-cho-de-non-1
Bất kỳ loài chó nào cũng có thể bị đẻ non

Chó sinh non có thể xảy ra ở bất kỳ giống chó nào. Một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đẻ non ở chó là:

  • Do chó mẹ nhiễm khuẩn, nhiễm virus.
  • Do di truyền.
  • Chó mẹ bị mất cân bằng hormone, chấn thương, suy dinh dưỡng.
  • Chó mẹ bị stress.
  • Do chó mẹ bị mắc một số bệnh: Bệnh Herpes, Parvo, bệnh tử cung, u nang buồng trứng…
  • Do có mức tuyến giáp thấp ở những con chó cái đã già.

Xem thêm: Chó khó đẻ: Dấu hiệu và cách xử lý tình huống khẩn cấp

2. Dấu hiệu chó sinh non

Để biết cách chăm sóc chó đẻ non phù hợp, trước hết bạn cần xác định rõ dấu hiệu chó sinh non, cụ thể:

  • Chó mang thai tiết dịch hoặc mô có máu.
  • Chó mẹ sủa nhiều.
  • Chó mẹ bị chán ăn, biếng ăn hoặc bỏ ăn.
  • Nôn mửa.
  • Nhiệt độ cơ thể của chó mẹ giảm.
  • Chó quấn lấy chủ nuôi không dời, kêu rên rỉ muốn được quan tâm từ chủ.
  • Có tình trạng són rặn và co bóp tử cung dữ dội.
  • Chó mẹ thường hay quay lại liếm phía sau.

Xem thêm: Dấu hiệu chó sắp đẻ và những lưu ý quan trọng từ các bác sĩ thú ý hàng đầu

3. Cách chăm sóc chó đẻ non

Chăm sóc chó đẻ non là việc không hề dễ dàng. Công việc này khó hơn việc chăm sóc chó đẻ thông thường vì chó mẹ và chó con sinh non thường có sức khỏe không đạt chuẩn. Chi tiết cách chăm sóc cụ thể như sau:

3.1. Cách chăm sóc chó mẹ sinh non

Đối với chó mẹ sinh non, sau khi thực hiện đỡ đẻ cho chúng, bạn cần liên hệ ngay với bác sỹ thú y để được xử lý kịp thời. Lúc này, chó mẹ cần được điều trị y khoa, hoặc phẫu thuật để loại bỏ thai chết lưu và chăm sóc đúng kỹ thuật.

Xem thêm: Chó mẹ đẻ bao lâu thì tắm được? 6 lưu ý cơ bản khi tắm cho chó

3.2. Cách chăm sóc chó con sinh non

Chó con sinh non có sức khỏe rất yếu nên cần sự chăm sóc đặc biệt hơn so với những chú chó con sinh đủ ngày đủ tháng. Thông thường, chó sinh non hô hấp còn khó khăn nên cần được thở bằng oxy hoặc được ấp trong lồng ấp để cứng cáp hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý về chế độ ăn và nhiệt độ xung quanh cún, cụ thể:

3.2.1. Cách cho ăn

Chó con sinh non không thể tự bú nên cần sự trợ giúp của người nuôi. Bạn nên sử dụng các thiết bị bên ngoài để giúp thức ăn trôi xuống như: Ống cho ăn, ống tiêm hoặc ống nhỏ mắt.

Những ngày đầu có thể chó mẹ không có sữa hoặc ít sữa. Nên bạn cần chuẩn bị sữa dành riêng cho chó con. Chó con cần được ăn đều đặn khoảng 2-3 giờ, trung bình một ngày từ 5 – 6 lần, mỗi lần uống khoảng 15 – 25ml. Sau từ 2-3 tuần, tần suất ăn của chó sẽ giảm xuống còn 4 lần/ ngày. 

Sau khi chúng uống sữa xong hãy đặt chúng nằm ngửa lên lòng bàn tay hoặc nằm úp trên vai bạn và nhẹ nhàng massage cho chúng ợ hơi. Qua 1 tuần, bạn sẽ thấy sức khoẻ chó con sinh non tốt hơn đấy!

cham-soc-cho-de-non-2
Chó đẻ non cần được chăm sóc đặc biệt

3.2.2. Cách giữ ấm

Bên cạnh việc cho ăn và uống nước để đảm bảo cơ hội sống sót cao hơn. Chó con sinh non cần được giữ ấm. Cơ thể của một con được giữ ở nhiệt độ khoảng 55,6 độ C bên trong bụng mẹ. Vì vậy, việc giảm nhiệt độ đột ngột ngay sau khi sinh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chúng.

Vì vậy, bạn nên đặt chó con ở nơi kín đáo, tránh gió lùa, yên tĩnh. Đồng thời, giữ ấm cho chó con bằng đèn sưởi hoặc sử dụng đèn sợi đốt. Trong 4-5 ngày đầu, để nhiệt độ trong tổ khoảng 29-32 ℃. Nhiệt độ có thể giảm dần tới khoảng 26-27 ℃ vào ngày thứ 7-10. Vào cuối tuần thứ 4 thì chúng có thể chịu được nhiệt độ từ 21-24 độ.

Xem thêm: 5 lưu ý khi chăm sóc chó con mới đẻ

4. Kết luận

Như vậy, Blog Chó Mèo đã chỉ cho bạn làm thế nào để chăm sóc chó đẻ non cẩn thận và chuẩn khoa học không phải ai cũng biết. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thể chăm sóc thật tốt cho chó mẹ và đàn con của chúng nhé!

Ngoài ra, có thể bạn quan tâm:

  1. Cách đỡ đẻ cho chó tại nhà An Toàn, Cụ Thể từ A-Z
  2. Khi Nào Nên Tách Cún Con Khỏi Mẹ
  3. Chó nhà đẻ 4 con tốt hay xấu? Đánh con gì khi chó vào nhà đẻ?
  4. 5 cách bổ sung canxi cho chó mẹ sau sinh theo lời khuyên bác sỹ