5 lưu ý khi chăm sóc chó con mới đẻ

4.8/5 - (5 bình chọn)

Chó con mới để là giai đoạn yếu ớt và dễ nhiễm bệnh nhất của loài chó, vì vậy rất cần sự quan tâm và chăm sóc. Thực tế Cách Nuôi Chăm Sóc Cún Con Mới Đẻ không hề khó vì chó mẹ làm hết rồi còn đâu hehe! Các thiên thần nhỏ đáng yêu, mỏng manh và cực kỳ dễ… chăm nếu các sen chú ý đến 5 điều sau đây:

Giữ cho nơi ở của cún cưng sạch sẽ

Các bé cún sẽ dành vài tuần đầu tiên nằm trong “ổ” cùng mẹ cún. Vậy nên trước ngày mẹ cún “hạ sinh”, sen hãy chuẩn bị một chiếc hộp đủ rộng để cún mẹ nằm thoải mái, có thể giữ ấm cún con và bảo vệ nó không bị đè bẹp nếu con mẹ vô tình nằm lên. Bạn hãy đảm bảo các cạnh đủ cao để cún con không chồm ra ngoài nhưng cho mẹ có thể nhảy ra dễ dàng.

Bạn có thể sử dụng hộp giấy bìa cứng, tự đóng bằng ván ép hay gỗ dán hoặc có thể tìm mua ổ đẻ tại các siêu thị thú cưng. Sau đó, lót nhiều giấy báo và vài chiếc khăn tắm cũ vào đáy hộp, hoặc bạn sử dụng đệm lót chuyên dụng cho thú cưng để có thể hút ẩm khỏi em cún mẹ lẫn cún con.

Điều quan trọng là phải giữ ổ đẻ sạch sẽ sau khi cún con ra đời, vậy nên hãy thay khăn tắm và giấy báo cũ trong ổ đẻ. Nhưng bạn cần cẩn thận để tránh làm phiền cún mẹ quá nhiều. Khi em cún mẹ đi vệ sinh bạn có thể thay thế vật liệu lót đã bẩn ra ngoài. Vứt bỏ giấy báo bẩn và thay thế bằng giấy mới ngay khi có cơ hội.

Cún con cần chỗ nằm ấm áp hơn

Chó con vừa mới sinh có thân nhiệt khá thấp khoảng 34.5 – 36.1℃ và chưa có khả năng điều chỉnh thân nhiệt để phù hợp với những thay đổi của thời tiết bên ngoài.

Mặc dù những em cún con sẽ tranh nhau “rúc rích” với mẹ để sưởi ấm nhưng cách tốt nhất là sử dụng đèn nhiệt trong tháng đầu tiên. Hướng đèn vào một góc hộp để tập trung hơi ấm. Tuy nhiên sử dụng đèn quá lâu cũng sẽ khiến da cún bị khô. Sen hãy nhớ kiểm tra da cún định kỳ để tránh bị bong tróc hay đỏ, sen nhé!

Dinh dưỡng cho cún con

Trong vài tuần đầu tiên, cún con phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ. Vì hệ tiêu hóa của chó con mới sinh chưa được hoàn thiện, răng chưa mọc, chưa thể nhai được thức ăn nên chỉ cho chó bú sữa mẹ trong vòng 3 tuần đầu tiên.

Cún con mới sinh chưa mở mắt và chưa nghe được, em ấy cũng chưa thể bước đi cho đến 10 ngày tuổi. Nó phải mò mẫm xung quanh để tìm núm vú chó mẹ. Một số con cần được hỗ trợ chút ít trong quá trình tìm cách mút vú mẹ. Bạn có thể giúp ẻm ấy tìm đường đến “ti” mẹ nhanh hơn nhưng nhớ hãy rửa tay sạch trước khi bế em ấy nhé!

Nếu em cún mẹ thiếu sữa hay hết sữa thì bạn có thể bổ sung hoặc thay thế bằng những sản phẩm sữa chuyên dụng dành cho chó con. Khi đó, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ thú y để tìm được loại sữa phù hợp.

Nên cho chó mẹ ăn gì để có nhiều sữa?Sau khi sinh nở, nhu cầu dinh dưỡng của chó mẹ sẽ tăng cao thì mới đủ sản xuất sữa cho đàn cún con. Không chỉ khẩu phần ăn của chó mẹ lúc này có thể tăng lên gấp đôi, mà thành phần các chất dinh dưỡng cũng cần điều chỉnh thích hợp.

– Chất đạm có trong trứng gà, các loại thịt đỏ như thịt gà, thịt lợn, thịt bò hay thịt vịt sẽ là thành phần thiết yếu trong thức ăn của chó mẹ sau sinh.

– Chất béo: Thành phần quan trọng thứ hai là chất béo, chiếm 15% khẩu phần, thường có trong phô mai, trứng hoặc mỡ cá.

– Tinh bột: Đừng quên cho chó mẹ ăn một ít cơm hoặc cháo để lấy tinh bột chuyển hóa năng lượng, tuy nhiên không cần cho ăn nhiều.

– Chất xơ vẫn cần thiết cho hệ tiêu hóa của chó mẹ, bạn có thể cho chó mẹ ăn các loại rau xanh, tránh các loại đậu, các loại củ và ngũ cốc khiến chó mẹ bị no bụng mà lại ít chất dinh dưỡng.

– Canxi có tác dụng phát triển khung xương của chó con nên rất cần trong khẩu phần ăn của chó mẹ. Các thực phẩm giàu canxi có thể kể đến như trứng, phô mai, cải xoăn, các loại rau có lá xanh thẫm…

– Nước rất cần cho chó mẹ trong quá trình sản xuất sữa. Ngoài nước sạch hằng ngày, bạn có thể cho chó mẹ uống thêm sữa hoặc nước hầm xương.

Chi tiết

Kiểm tra thân nhiệt và cân nặng định kỳ

Kiểm tra nhiệt độ và cân nặng cho thú cưng là cách tốt để phát hiện sớm những biểu hiện bất thường của cún con.

Thân nhiệt cún con lúc mới sinh thường vào khoảng 34,5-37,2 độ C. Nhiệt độ này sẽ tăng lên 37,8 độ C khi ẻm được 2 tuần tuổi.

Ngoài ra, tiến hành cân, ghi lại cân nặng của cún con trong 3 tuần đầu tiên. Theo dõi mức tăng cân ổn định mỗi ngày và liên hệ với bác sĩ thú y nếu chó con vẫn không lên cân.

Bài viết : 5 lưu ý khi chăm sóc chó con mới đẻ

Blog Chó Mèo  – Sưu tầm

About Cún cưng

Xin chào các bạn ! Mình là Cún Cưng, là chủ của Website Blogchomeo.com. Mình vốn là người yêu chó mèo và đam mê với tất cả các giống chó trên khắp thế giới. Do vậy mình lập ra Blogchomeo.com với mục đích sưu tầm, chia sẻ thông tin hiểu biết của mình về tất cả các giống chó, mèo trên thế giới và kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng chúng tới bạn đọc. Với tất cả kiến thức mà mình có Cún Cưng tôi sẽ giúp bạn có được nhiều kiến thức nhất để đánh giá về thú cưng. Tôi cam kết sẽ đưa những thông tin chi tiết và mới nhất đến các bạn. Nếu muốn chia sẻ hay đóng góp thêm cho Blog Chó Mèo của mình xin vui lòng Email cho tôi theo địa chỉ hòm thư điện tử [email protected] nhé, rất trân trọng những ý kiến đóng góp quý báu từ quý bạn đọc.

View all posts by Cún cưng →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *