Cách đỡ đẻ cho chó tại nhà An Toàn, Cụ Thể từ A-Z

5/5 - (11 bình chọn)

Lúc chó đẻ là khoảng thời gian vô cùng nhạy cảm, chủ nhân cần biết cách đỡ đẻ cho chó để đảm bảo an toàn cho cả chó mẹ và chó con. Có nhiều trường hợp vì đỡ đẻ không đúng cách mà khiến chó tử vong. Theo dõi ngay bài viết dưới đây để không mắc sai lầm nhé!

1. Dấu hiệu chó sắp đẻ

Sau khi chó phối giống khoảng 59 đến 63 ngày sẽ sinh. Tuy nhiên, để thực hiện cách đỡ đẻ cho chó sao cho hiệu quả nhất. Bạn vẫn cần kết hợp với quan sát các dấu hiệu. Có 3 giai đoạn để nhận biết chó khi nào đẻ, cụ thể:

1.1. Dạo ổ

1.1.1. Trước khi đẻ khoảng 1 ngày

  • Chó mẹ đã có sữa màu trắng đặc trưng. 
  • Chó ăn ít, bỏ ăn, bụng sa, cơ bụng giãn mềm (sụt bụng). Nếu trước đó chó ăn no, chó có thể bị nôn do sự chèn ép của dạ con vào dạ dày.
  • Có phản xạ ỉa đái nhiều lần (ỉa xón, đái giắt). 

1.1.2. Từ 12 đến 2 giờ trước khi đẻ

  • Thân nhiệt chó giảm xuống dưới 37 độ C.
  • Chó có biểu hiện run rẩy đặc biệt vào mùa rét lạnh. 
  • Chó đi lại, đứng nằm không yên, có phản xạ cào bới tìm ổ đẻ, hay chui rúc xó tối, nơi yên tĩnh. 
  • Âm hộ sưng phù nề, có dịch lỏng trong suốt chảy ra.

Xem thêm: Chó mang thai tiết dịch – Ý nghĩa chính xác của hiện tượng này!

1.2. Đau đẻ, sắp đẻ

Cuống quýt, kêu rên ư ử. Tần số hô hấp tăng, nhịp tim nhanh thở mạnh. Rất muốn quay lại liếm đằng sau. Rặn và cong lưng nhiều cơn.

cach-do-de-cho-cho-1
Có nhiều dấu hiệu trước khi chó đẻ

1.3. Đẻ

Bắt đầu có bọc màng ối trong lòi ra như một quả bóng con. Chó rặn liên tục, bục vỡ nước ối, âm hộ phình to căng cứng, có thể trông thấy từng bộ phận rồi cả chó con ra ngoài trong cái bọc mỏng.

Xem thêm: Dấu hiệu chó sắp đẻ và những lưu ý quan trọng từ các bác sĩ thú ý hàng đầu

2. Cách đỡ đẻ cho chó tại nhà

Sau khi nắm được dấu hiệu chó sắp đẻ. Bạn cần thực hiện cách đỡ đẻ chó như sau:

2.1. Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ hỗ trợ đỡ đẻ cho chó

  • Chuẩn bị một cái ổ lớn hoặc nệm cho chó mẹ, tốt nhất là bằn gỗ hoặc giấy. 
  • Đặt ổ đẻ trong góc yên tĩnh, ấm áp và tránh gió. Trong ổ lót một ít vải, nhưng không được nhiều quá để tránh chó con bị mắc kẹt. 
  • Nhiệt độ ổ chó đẻ dao động ở mức 26-27°C, độ ẩm < 80%. 
  • Chuẩn bị thêm một số dụng cụ đỡ đẻ cho chó gồm: Vài miếng khăn sạch, kéo, chỉ, vải bông, thuốc khử trùng, chậu rửa, báo cũ. Tốt nhất nên có thiết bị cách nhiệt (bóng đèn, chăn điện, khăn dày…) vào mùa đông.

2.2. Bước 2: Hỗ trợ chó đẻ

Khi bắt đầu đẻ, vùng kín của chó sẽ lồi ra một bọc màng ối. Bạn dùng một tay đỡ nhẹ, tay kia vuốt bụng cho chó theo chiều từ trên xuống. Trường hợp nếu chú cún rặn đẻ quá khó khăn, bạn có thể dụng tay nhẹ nhàng kéo nhẹ bọc ối cho đến khi chó con được lấy ra và nhanh chóng dùng khăn bông lau sạch phần mặt để cún không bị ngạt thở.

2.3. Bước 3: Hút nước ối và cắt rốn cho chó con

Sử dụng ống bơm nhỏ hút nước ối ở trong miệng cún ra. Hoặc bạn cầm cún con trên tay và xoay đầu ra rồi vẩy nhẹ nhàng để nước ối văng ra đến khi cún tự thở được. Tiếp theo, bạn bắt đầu cắt dây rốn cho cún. Chú ý không nên cắt quá sát (cách da bụng 1 cm) và đừng quên sát trùng bằng cồn 70 độ hoặc cồn iod 5%.

2.4. Bước 4: Vệ sinh lau khô sạch sau khi chó sinh xong

Dùng tay mát xa nhẹ nhàng vùng bụng của chó mẹ để tiếp tục đẻ những chú chó con tiếp theo. Sau khi sinh xong, bạn hãy vệ sinh lau khô sạch cho chó và phần sau của mẹ. Cho chó mẹ uống nước muối loãng hoặc sữa và đặt chúng vào nơi thoáng, yên tĩnh, sạch sẽ, ít người qua lại để nghỉ ngơi.

3. Một số câu hỏi thường gặp khi đỡ đẻ cho chó

3.1. Làm sao để biết chó đã đẻ hết con?

Để biết khi nào chó đã đẻ hết con, bạn cần tham khảo bác sĩ xem chó sẽ sinh bao nhiêu con. Đồng thời quan sát chó mẹ, nếu chó có biểu hiện bồn chồn hoặc cơ bụng vẫn còn co thắt thì khả năng cao là chó chưa đẻ hết.

3.2. Có nên can thiệp đỡ đẻ cho chó không? 

Tốt nhất để chó đẻ tự nhiên, chỉ quan sát phát hiện những trục trặc trong khi sinh để xử lý. Đặc biệt với chó mẹ thay đổi tính tình, dữ tợn thì không nên can thiệp nhiều. Tránh các stress tâm lý có thể gây shock, vỡ động mạch tử cung trong khi rặn đẻ, mất máu và tử vong.

3.3. Chó khó đẻ là gì?

Chó khó đẻ là khi chó mẹ có biểu hiện đau đẻ lâu 6-8 giờ mà chưa đẻ, không có cơn rặn hoặc rặn rất nhiều nhưng thai không ra được.

cach-do-de-cho-cho-2
Khi chó khó đẻ cần có cách xử lý phù hợp

3.4. Có nên cho con tiếp xúc và bú mẹ ngay sau sinh không? 

Cho chó con bú sữa đầu sớm là rất cần thiết để có sức đề kháng. Phần lớn chó con chết yểu nếu sau sinh 24 giờ không được bú sữa mẹ.

3.5. Nên xử lý tình huống xấu khi đỡ đẻ cho chó thế nào?

Phải nhanh chóng liên hệ với bác sĩ thú y đến hỗ trợ đỡ đẻ cho chó. Khi chó mẹ đau, thở gấp bạn có thể nhẹ nhàng ép vào bụng chó theo quy luật. Mát xa tuyến vú để giúp nó sinh nở. Đồng thời nhẹ nhàng an ủi, cổ vũ chó mẹ.

Xem thêm: Dấu hiệu chó sảy thai cần biết

3.6. Có nên sử dụng thuốc kích đẻ để đỡ đẻ cho chó không?

Khi chó mang thai, bạn nên mua sẵn thuốc oxytoxin để ở nhà. Chỉ sử dụng khi chó sinh con được 1 con khoảng 30 phút không thấy con ra mới được tiêm. Các mũi tiêm cách nhau 30 đến 40 phút. Không được tiêm khi chưa sinh được con nào.

4. Cách chăm sóc chó sau khi đẻ xong

Sau khi đẻ xong, cơ thể của chó mẹ sẽ vô cùng suy yếu. Lúc này là lúc cả chó mẹ và chó con yếu ớt và dễ mắc bệnh nhất. Vì vậy, bạn cần thực hiện một số cách chăm sóc sau:

  • Nên cho chó ăn các loại thức ăn có hàm lượng protein và canxi cao như các loại rau củ, thịt lợn xay nhuyễn, trứng, Hãy cho chó mẹ uống nước ấm và sữa ấm để giữ ấm cho cơ thể.
  • Tạo một không gian riêng tư cho cả đàn cún để chúng được nghỉ ngơi yên tĩnh.
  • Chó mẹ cần được đảm bảo chế độ ăn uống nhiều dưỡng chất cho đến khi cún con được 4 tuần tuổi.
  • Vệ sinh chỗ ở của chó mẹ và đàn con thường xuyên.

Xem thêm: Chó mang thai bao lâu? Thông tin bạn cần biết về chó mang thai

5. Kết luận

Như vậy, Blog Chó Mèo đã hướng dẫn bạn cách đỡ đẻ cho chó chi tiết nhất theo lời khuyên của các chuyên gia. Hy vọng bạn sẽ chăm sóc thật tốt cho cún cưng và những thành viên mới của gia đình nhé!