Bảng cân nặng của chó theo tháng tuổi, yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng

4.6/5 - (57 bình chọn)

Chó là một loài động vật rất trung thành, vì vậy mà nó được rất nhiều người yêu thích. Từ khi chó còn nhỏ đến khi trưởng thành thường trải qua nhiều giai đoạn phát triển. Dù chó cỏ hay chó cảnh, thì chúng đều có những cân nặng chuẩn theo từng chu kỳ phát triển. Rất nhiều người quan tâm đến cân nặng của các bé để biết được tình hình sức khỏe cũng như thể trạng của chó. Cùng tham khảo bảng cân nặng của chó theo tháng tuổi Blog Chó Mèo sẽ chia sẻ ngay sau đây. 

1. Đặc điểm về cân nặng của chó theo tháng tuổi

Tốc độ tăng trưởng về cân nặng theo các giai đoạn sơ sinh đến trưởng thành thường diễn ra khá nhanh. Chó đạt tiêu chuẩn về cân nặng sẽ có đặc điểm như thân hình và chiều cao cân đối, không quá mập hoặc quá gầy

bang-can-nang-cua-cho-theo-tung-thang-tuoi-4
Đặc điểm của chó theo từng tháng tuổi

Khi chó có cân nặng đạt chuẩn, cơ thể sẽ phát triển ổn định, linh hoạt và khá năng động. Đồng thời, cân nặng có thể phản ánh được mức độ hấp thụ chất dinh dưỡng, cũng như tình trạng sức khỏe của chó.

Chó từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành có tốc độ phát triển về cân nặng khá nhanh, cụ thể như:

  • Chó mới sinh nặng từ 0.3kg đến hơn 0.5kg
  • Chó 1 tháng tuổi có cân nặng từ 2.22kg đến 2.95kg
  • Chó 2 tháng tuổi có cân nặng khoảng 5.4kg đến 7kg

Khi càng trưởng thành thì số cân nặng của chúng lại càng tăng, tuy nhiên sẽ tăng chậm hơn so với sơ sinh. Bên cạnh đó, số cân nặng còn phụ thuộc vào cách chăm sóc của chủ nhân.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của chó 

2.1. Giống loài

bang-can-nang-cua-cho-theo-tung-thang-tuoi-4
Giống loài ảnh hưởng đến cân nặng

Tùy theo những giống loài mà các chú chó có những cân nặng không giống nhau. Dựa theo tuổi thọ, kích thước mà chúng có những cân nặng khác nhau theo từng giai đoạn phát triển. Bạn nên tham khảo bảng cân nặng của chó theo từng tháng tuổi để nắm rõ tình hình sức khỏe chó. Ví dụ, chó Ngao Tây Tạng có trọng lượng cơ thể rất lớn, có thể lên đến vài chục kg. Thế nhưng chó Phốc chỉ nặng khoảng vài kg.

2.2 Chế độ dinh dưỡng, chăm sóc 

bang-can-nang-cua-cho-theo-tung-thang-tuoi-33
Chế độ dinh dưỡng cho chó

Sức khỏe cũng như cân nặng của chó sau này chủ yếu được quyết định bởi dinh dưỡng và cách chăm sóc. Các loại thực phẩm tốt không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn góp phần tham gia vào quá trình tổng hợp các tế bào của chú chó. 

Đồng thời điều này sẽ duy trì hoạt động sống hàng ngày của chó. Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc đúng cách sẽ ngăn ngừa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, đường ruột, xương khớp và các bệnh khác. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến cân nặng của chó. 

Đặc biệt, nếu bạn cho chú chó ăn uống đủ chất, cân bằng dinh dưỡng có thể giữ được mức cân trung bình. Còn nếu không kiểm soát được, chó sẽ tăng cân nhanh và bị béo phì.

2.3 Môi trường sống 

Môi trường sống của chó sẽ ảnh hưởng đến sự trưởng thành của chúng. Môi trường sống cũng quyết định đến tâm trạng của các chú cún. Nếu sống trong không gian thoải mái, chó sẽ ăn uống tốt hơn và đạt được cân nặng đúng tiêu chuẩn. 

3. Bảng cân nặng của chó theo tháng tuổi 

3.1 Bảng cân nặng của chó Chihuahua theo tháng tuổi (giống chó nhỏ)

3.1.1. Đôi nét về chó Chihuahua

bang-can-nang-cua-cho-theo-tung-thang-tuoi-31
chó Chihuahua

Chó Chihuahua là loài chó được yêu chuộng và rất phổ biến do kích thước và trọng lượng nhỏ. Chúng được coi là  người bạn đồng hành, vì bạn có thể đưa chúng đi khắp mọi nơi. Cùng tham khảo bảng cân nặng của anh bạn này theo từng giai đoạn phát triển mà Blog Chó Mèo cung cấp nhé. 

3.1.2. Bảng cân nặng chuẩn

Giai đoạn phát triểnCân nặng đạt chuẩn
Chó Chihuahua mới sinh80g – 120g
Chó Chihuahua 1 tuần tuổi130g – 270g
Chó Chihuahua 3 tuần tuổi300g – 500g
Chó Chihuahua 6 tuần tuổi 655g – 755g
Chó Chihuahua 10 tuần tuổi900g – 1,07kg
Chó Chihuahua 15 tuần tuổi 1,3kg – 1,5kg
Chó Chihuahua 24 tuần tuổi 2kg – 2,2kg
Chó Chihuahua 1 năm 6 tháng tuổi 2,5kg – 3,0kg

3.2 Bảng cân nặng của chó Corgi theo tháng tuổi (giống chó trung bình)

3.2.1. Đôi nét về chó Corgi

bang-can-nang-cua-cho-theo-tung-thang-tuoi-32
Chó Corgi

Corgi là giống chó cảnh được rất nhiều người yêu quý vì sự đáng yêu và nhí nhảnh của nó. Anh bạn này sở hữu thân hình dễ thương với những đặc điểm nổi bật  như thân dài, 4 chân ngắn cùng phần mông cong. Dù Corgi được lai tạo với những giống cảnh khuyển khác thì đặc điểm đặc trưng đó cũng không dễ bị mất đi. Bảng cân nặng của chó Corgi thuần chủng đang là điều được nhiều người quan tâm. Cùng tham khảo ngay nhé.

3.2.2. Bảng cân nặng chuẩn

Tháng tuổiCân nặng đạt chuẩn
Corgi 1 tháng tuổi1,8kg – 3,2kg.
Corgi 2 tháng tuổi4,0kg – 5,5kg
Corgi 3 tháng tuổi4,1kg – 6,4kg
Corgi 4 tháng tuổi4,9kg – 7,3kg
Corgi 5 tháng tuổi6,3kg – 9,1kg
Corgi 6 tháng tuổi7,7kg – 10,4kg
Corgi 7 tháng tuổi8,1kg – 11,3kg
Corgi 8 tháng tuổi8,6kg – 12,2kg
Corgi 9 tháng tuổi9,0kg – 12,7kg
Corgi 10 tháng tuổi9,0kg – 12,9kg
Corgi 11 tháng tuổi9,0kg – 13,1kg
Corgi 12 tháng tuổi9,0kg – 13,6kg 
Corgi từ 1 năm tuổi trở lên9,1kg – 15kg

Tuy nhiên, cân nặng chó Corgi trưởng thành còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc chó của bạn. Nếu con chó của bạn năng động thì cơ bắp sẽ không có nhiều mỡ, thân hình không béo phì. 

Việc bé corgi nặng hơn 15kg khi mới 1 tuổi là điều đáng lo ngại. Nếu chó của bạn ít vận động và ăn quá nhiều nó có thể dẫn đến béo phì. Blog Chó Mèo khuyên bạn nên cân bằng chế độ ăn uống và tập thể dục cho anh bạn này. Phòng tránh cho chó gặp các triệu chứng của các bệnh về xương khớp, tim mạch trong giai đoạn sau.

3.3 Bảng cân nặng của chó Ngao tây tạng (giống chó to) 

3.3.1. Đôi nét về chó Ngao Tây Tạng

bang-can-nang-cua-cho-theo-tung-thang-tuoi-33
Chó Ngao Tây Tạng

Chó Ngao Tây Tạng là một giống chó được nhiều người săn đón. Giống chó này có tầm vóc cao lớn, bộ xương chắc khỏe, bộ lông dày và đôi mắt dũng mãnh khiến loài vật này có vẻ đáng sợ và khó tiếp cận. Giống chó này được nuôi ở Tây Tạng để canh gác nhà cửa của cư dân địa phương và gia súc. Đến ngày nay Ngao Tây Tạng đã trở thành những vệ sĩ và bạn đồng hành trung thành. Tuy nhiên, giống chó này không phải dành cho tất cả mọi người, chủ yếu là vì sức mạnh và kích thước của nó. Nếu bạn đang thắc mắc chó Ngao có dữ không thì cùng đọc bài viết tại đây.

3.3.2. Bảng cân nặng chuẩn

Tháng tuổiCân nặng đạt chuẩn
Ngao Tây Tạng sơ sinh0,4kg – 0,6kg
Ngao Tây Tạng 1 tháng tuổi3kg – 5kg
Ngao Tây Tạng 2 tháng tuổi9kg – 11kg
Ngao Tây Tạng 3 tháng tuổi15kg – 19kg
Ngao Tây Tạng 4 tháng tuổi17kg – 30kg
Ngao Tây Tạng 5 tháng tuổi24kg – 40kg
Ngao Tây Tạng 6 tháng tuổi28kg – 42kg 
Ngao Tây Tạng 7 tháng tuổi31kg – 40kg
Ngao Tây Tạng 9 tháng tuổi45kg – 55kg
Ngao Tây Tạng 12 tháng tuổi50kg – 56kg

4. Một số lưu ý để quản lý cân nặng của chó theo tháng tuổi 

Để đảm bảo các chú chó của mình phát triển cân đối, ổn định thì bạn cần bỏ túi ngay một số lưu ý mà Blog Chó Mèo chia sẻ tận tình đến bạn. 

bang-can-nang-cua-cho-theo-tung-thang-tuoi-33
Một số lưu ý
  • Cho thú cưng ăn đúng bữa với khẩu phần ăn đạt chuẩn là bước đầu tiên giúp duy trì thói quen ăn uống lành mạnh.
  • Bạn nên quan tâm đến đồ đựng thức ăn cho các bé cún, điều này sẽ giúp bạn kiểm soát lượng thức ăn mà thú cưng ăn mỗi ngày.
  • Đo lượng thức ăn cần thiết mà chó ăn, sử dụng cùng một cốc đo để theo dõi lượng calo trong khẩu phần ăn của chúng. Đảm bảo khẩu phần ăn cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng.
  • Bạn cũng nên cho chó tập thể dục bằng cách đi dạo, và đi dạo theo lịch trình thường xuyên sẽ giúp chó đào thải lượng calo dư thừa ra khỏi cơ thể. Điều này giảm khả năng béo phì ở chó.
  • Cần tìm hiểu những loại thức ăn tốt cho sức khỏe của các bé chó. Điều này sẽ giúp các bé ăn một lượng thức ăn vừa đủ nhưng vẫn đảm bảo được chất dinh dưỡng. 
  • Bạn nên hạn chế cho chó ăn vặt trừ khi bạn dùng chúng làm phần thưởng trong quá trình luyện tập.
  • Blog Chó Mèo khuyên bạn nên thường xuyên đưa chú chó đi thăm khám để nắm rõ tình hình sức khỏe, xem các bé có bị các vấn đề về hệ tiêu hóa hay không. 

Trên đây là một số chia sẻ về những vấn đề liên quan đến bảng cân nặng của chó theo tháng tuổi. Blog Chó Mèo hy vọng rằng với những thông tin trên, các bạn sẽ có những hiểu biết về cân nặng đạt chuẩn của chó. Từ đó biết cách chăm sóc và lập thực đơn cho các bé một cách hợp lý nhất.