Tuổi thọ của chó và những thông tin thú vị có thể bạn chưa biết

5/5 - (1 bình chọn)

Khi nuôi bất kỳ con vật nào thì tuổi thọ luôn là một yếu tố tiên quyết mà các người chủ luôn quan tâm và tìm hiểu. Đây là một yếu tố ảnh hưởng tới khả năng đồng hành lâu dài của chú chó với bạn. Hãy đọc bài viết về tuổi thọ của chó để có góc nhìn rõ hơn về vấn đề này nhé. 

1. Tại sao nên biết về tuổi thọ của chó? 

Loài chó vốn là vật nuôi trung thành và thân thiết của con người. Ở bất cứ đâu trên thế giới này cũng xuất hiện dấu ấn của loài vật nuôi này với con người. 

Một trong những yếu tố khiến nhiều người nuôi chó quan tâm hiện nay đó chính là độ tuổi của loài vật này. Bởi đây là yếu tố quan trọng để giúp người chủ có thể chăm sóc cún cưng theo từng giai đoạn một cách tốt hơn. Tuổi thọ cao hay thấp cũng bắt nguồn từ sức khỏe theo từng giai đoạn trưởng thành của chú chó.

tuoi_cho_bn_1
Bức ảnh của một chú chó lớn lên theo thời gian

2. Thông tin chung về tuổi thọ của chó

Tuổi thọ của chó được chứng minh rằng khác nhau căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau. Từ đó sẽ phân chia làm nhiều cách tuổi thọ loài chó. Blogchomeo xin giới thiệu một số thông tin về tuổi thọ loài chó hiện nay để bạn tham khảo.

2.1 Tuổi thọ trung bình của loài chó

Được biết, theo các nghiên cứu khác nhau tổng hợp lại thì một chú chó sống khoảng từ 10 đến 15 năm.

Chú chó sẽ đạt được con số trên nếu thỏa mãn những điều kiện tốt về chăm sóc và nuôi nhốt. 

Hiện tại có tồn tại một số quan niệm rằng 1 năm tuổi thọ của chó bằng 7-8 năm tuổi thọ loài người. Dù vậy, đây vẫn là vấn đề nhiều tranh cãi và đã có nhiều bằng chứng khác nhau phản biện lại cách tính này. Khoa học đã đưa ra kết luận rằng không thể đánh đồng tuổi của chó và người để đưa ra cách tính bởi bản chất hai loài khác nhau. 

Tìm hiểu một năm tuổi chó bằng bao nhiêu tuổi người TẠI ĐÂY

Rõ rằng, muốn biết tuổi chó cần phải dựa vào nhiều tiêu chí cũng như xuất phát từ kinh nghiệm thực tế. 

2.2 Tính tuổi chó biến đổi dựa vào giai đoạn phát triển

Rõ ràng những ai nuôi chó thường có những cảm nhận rõ ràng nhất về sự thay đổi độ tuổi của cún cưng của mình. Chú chó của bạn sẽ có những sự biến đổi đặc trưng về ngoại hình.

tuoi_cho_bn_2
Vòng đời của một chú chó
  • Giai đoạn chó con thường bắt đầu sau từ 0 đến 2 tháng. 
  • Giai đoạn chó vị thành niên là từ 2 đến 4 tháng tuổi. Đến lúc này, răng của chúng trắng, nhỏ và nhọn
  • Giai đoạn chó chuyển tiếp rơi vào tầm 4 đến 6 tháng tuổi, chúng phát triển nhanh thích nô đùa, đánh nhau. Đây cũng là thời điểm thích hợp để huấn luyện chúng
  • Giai đoạn dậy thì từ 6 đến 12 tháng. Lúc này chó bắt đầu thay đổi về hoocmon và có hành vi động dục. Răng vẫn còn trắng nhưng phình to ra so với giai đoạn trước. 
  • Giai đoạn từ 1 đến 2 năm là độ tuổi chó trưởng thành về mặt xã hội. Lúc này răng bắt đầu có dấu hiệu xỉn màu
  • Chú chó nuôi được trên 7 năm là lúc nó chuyển sang giai đoạn cao tuổi với những dấu hiệu mõm chuyển sang màu xám, di chuyển chậm cũng như ăn ít và ham ngủ hơn. Răng chó có thể rụng, mất đi một cách tự nhiên. 

2.3 Tuổi thọ của chó khác biệt theo giống

Một cách xác định tuổi thọ của chó phổ biến khác đó chính là dựa theo một số giống chó. Trong thế giới động vật, tất cả các con vật đều là một cá thể riêng lẻ, không loài nào như loài nào. Cho nên tuổi thọ của từng giống chó chắc chắn xuất hiện các thông số khác nhau về độ tuổi trung bình. 

tuoi_cho_bn_3
Tuổi thọ chó thay đổi theo từng giống chó

Đầu tiên, chúng ta phải xét tới kích thước của các giống chó. Đây là cũng ảnh hưởng tới độ tuổi của chúng. 

  • Nhóm chó nhỏ dưới 10 kg thường có xu hướng chậm lão hóa do đó có tiềm năng đạt tuổi thọ cao. Một số cái tên nổi bật có thể nhắc tới như Chihuahua, chó Nhật, chó Pug… 
  • Nhóm chó nặng từ 10 đến 20 kg: Giống chó này cần hơn 9 năm để chuyển sang giai đoạn “cao niên”. Một số giống chó nổi bật thuộc nhóm này chính là chó Phú Quốc đến từ Việt Nam, Corgi, Beagle… 
  • Nhóm chó nặng trên 20 kg: Giống chó này với vóc dáng to lớn khi khoảng 5 – 6 tuổi đã bị coi là “già”. Những giống chó kéo xe từ vùng lạnh giá như Alaska, Husky, Samoyed, Golden Retriever, Labrador… là những cái tên tiêu biểu. 

2.4 Một số kỷ lục về tuổi thọ của chó

Vào năm 2020, chú chó mang tên Enormous Freddy đã được tổ chức sinh nhật lần thứ 8. Đáng chú ý, đây là chú chó đầu tiên được Kỷ lục Guinness Thế giới ghi nhận là chú chó cao nhất, với chiều cao đo từ chân đến lưng là 1.035m. Đồng thời, khi được tổ chức sinh nhật thì Freddy nắm danh hiệu chú chó giống Great Dane thọ nhất trong hồ sơ kỷ lục thế giới. 

Chú chó fox sóc mini tên Peebles đã giành được danh hiệu “Chú chó già nhất còn sống” từ Kỷ lục Guinness Thế giới vào ngày 17 tháng 5, khi nó được 22 tuổi 50 ngày tuổi. Bobby và Julie Gregory ở Taylors, Nam Carolina, chào đón Pebbles vào gia đình của họ vào tháng 3 năm 2000 và nâng niu con vật cưng yêu quý của họ.

tuoi_cho_bn_4
Chú chó Peebles đạt kỉ lục Guinness thế giới

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ loài chó 

Nhiều nghiên cứu cho thấy, tuổi thọ cún cưng của bạn ngắn hay dài cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác trong quá trình nuôi. 

  • Quy trình chăm sóc chú chó, nếu biết cách cân bằng giữa cung cấp chất dinh dưỡng và luyện tập. Chắc chắn tuổi thọ của nó sẽ được cải thiện rất nhiều, bất kể thuộc giống nào.
  • Do kích thước tự nhiên cũng như quá trình phát triển của từng giống chó khác nhau đã nêu ở phần cách tính tuổi thọ của chó đã nêu trên.
  • Chó cái có thể sống lâu hơn nếu trải qua các ca sinh mổ, giúp giảm tỷ lệ bệnh tật liên quan đến ung thư buồng trứng, tử cung của chó.
  • Môi trường sống lành mạnh, thường xuyên vệ sinh cho thú cưng cũng đảm bảo tuổi thọ của chó của bạn kéo dài.
  • Một số nghiên cứu cũng chỉ ra các giống chó lai, được thừa hưởng những đặc tính tốt nhất từ hai giống chó tổ tiên trở lên cũng là điểm tốt cho tuổi thọ.

4. Cách nâng cao tuổi thọ của chó

Từ những yếu tố chủ quan và khách quan được nêu trên, chúng ta có thể thấy được để kéo dài tuổi thọ của cún cưng thì bàn tay tác động của con người rất cần thiết. Ngoài các vấn đề nội tại của chính chú chó như giống thì chủ nhân cần chú trọng đến vấn đề sức khỏe. Bên cạnh đó là chế độ dinh dưỡng cũng như luyện tập. 

4.1 Nâng cao thể chất cho cún cưng 

Cụ thể, cần kiểm soát khẩu phần hàng ngày của chúng và lựa chọn loại thức ăn ứng với từng giống. Những người chơi thú cưng có kinh nghiệm đều đưa ra lời khuyên không nên cho ăn quá nhiều. Điều này dễ dẫn tới béo phì, suy giảm tuổi thọ hoặc gây ra nhiều bệnh nguy hiểm. Chế độ ăn tốt cần cân bằng và căn cứ theo độ tuổi, thậm chí cả theo mùa.

Tìm hiểu về thực đơn hợp lý cho cún cưng TẠI ĐÂY

tuoi_cho_bn_6
Chó nên có một chế độ dinh dương hợp lý

Cần đưa ra một chế độ luyện tập phù hợp, bởi đây cũng là yếu tố quan trọng. Chó dễ bị mắc các chứng bệnh về thể chất và tinh thần nếu cứ nhốt mãi trong không gian hẹp. Do đó, các bác sỹ đều khuyên các người chủ nên đưa chó đi dạo, vận động ít nhất 1 lần mỗi ngày để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh và tinh thần sảng khoái.

tuoi_cho_bn_5
Nên cho chó hoạt động thể chất thường xuyên

4.2 Khám bệnh và tiêm phòng đầy đủ

Thường xuyên đưa cún cưng của bạn đi thăm khám để sớm phát hiện vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Trong quá trình nhận nuôi cũng cần nghiên cứu sâu hơn về cả tiền sử bệnh tật của cả chó bố và mẹ, bởi một số bệnh bắt nguồn từ di truyền. Bên cạnh đó, chú chó cũng cần được tiêm phòng đầy đủ nhằm ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh Care, bệnh Parvo… Đây là đang ngày càng phổ biến, có thể gây tử vong cho thú cưng của bạn. 

Bệnh tiêu hóa là một loại bệnh nguy hiểm có thể gây nhiều hệ lụy đến chú chó XEM TẠI ĐÂY

tuoi_cho_bn_7
Nên đưa chó đi kiểm tra sức khỏe định kì

5. Lời kết 

Chú chó luôn vui vẻ, khỏe mạnh và đồng hành với chúng ta lâu dài chắc chắn sẽ là niềm vui vô bờ bến đối với những người chủ yêu thú cưng. Hy vọng bài viết đã cung cấp cái nhìn tổng quan tuổi thọ của chó. Chủ nhân có thể sớm áp dụng những biện pháp phù hợp để cải thiện tình hình cho chú cún cưng của mình nhé.