Nuôi mèo mướp: Cách chăm sóc Boss khỏe, đẹp, đáng yêu

5/5 - (1 bình chọn)

Nuôi mèo mướp không quá khó và phức tạp bởi vì chúng là giống mèo nhà, xuất hiện và sinh sống cùng người Việt từ rất lâu trước đây. Thế nhưng, để thú cưng của mình khỏe mạnh, đẹp và đáng yêu thì không phải ai cũng biết cách chăm sóc. Bạn hãy đọc ngay bài viết sau của Blog chó mèo để có thêm những thông tin hữu ích về vấn đề này nhé!

Tại sao mèo mướp lại cần chế độ nuôi riêng?

nuoi-meo-muop-9
Tại sao mèo mướp lại cần chế độ nuôi riêng?

Mèo mướp tiền thần là mèo rừng Châu Phi. Sau khi trải qua hàng nghìn năm tiến hóa, chúng được con người thuần chủng và trở thành mèo nhà, gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống con người. Mỗi một loài động vật, đặc biệt là mèo sẽ có tập tính khác nhau. Chính vì thế chúng cần một chế độ nuôi riêng để đảm bảo sức khỏe, môi trường phát triển.

Thực tế chứng minh, mèo mướp con được nuôi dưỡng, chăm sóc trong điều thích hợp có thể kéo dài tuổi thọ hơn rất nhiều và thực hiện chức năng sinh sản tốt. Ngoài ra, chế độ nuôi hợp lý còn giúp chủ nhân dễ dàng huấn luyện mèo mướp thành “boss thực thụ”.

Môi trường sống của mèo mướp

Mèo mướp là loài “lười” vận động, thích tắm nắng vào ban ngày. Thế nhưng vào ban đêm, chúng như biến thành một loài hoàn toàn khác, với thân hình khỏe khoắn, linh hoạt để săn bắt con mồi. Vì là giống mèo nhà, có mặt ở hầu hết các vùng nông thôn Việt Nam, vì thế chúng thích nghi tốt tại môi trường sống rộng rãi, thoáng và đặc biệt có ánh nắng mặt trời.

Cách chăm sóc mèo mướp về ngoại hình

Nếu là một “con Sen” chính hiệu, bạn nên biết cách chăm chút bề ngoài cho Boss của mình để chúng ưa nhìn và đáng yêu hơn.

Tại sao “Sen” nên chú trọng đến việc chăm ngoại hình của “Boss”?

Mèo mướp có ngoại hình tương đối, không quá to nhưng cũng không nhỏ. Điểm đặc biệt ở đây là bộ lông dày khiến chúng gặp nhiều rắc rối nếu như không được vệ sinh sạch sẽ, rất dễ mắc phải các bệnh như: Bọ, nấm, mối,…

Việc chăm chút ngoại hình cho thú cưng không chỉ giúp chúng sạch sẽ, ngăn ngừa các bệnh ngoài da mà còn giúp chủ nhân như bạn xả stress. Bạn hãy tưởng tượng nhé: “Một ngày dài mệt mỏi với hàng tá công công, về đến nhà ôm ấp, vuốt ve mèo cưng thơm tho, sạch sẽ như phương pháp cách chữa lành tâm hồn chai sạn.”

Chính vì thế, cho dù bận bịu đến đâu bạn hãy cố gắng dành thời gian để “tút tát” vẻ bề ngoài cho chúng nhé.

Cách chăm sóc từng bộ phận

Để con mèo mướp của thành những “ông hoàng”, “bà chúa”, bạn hãy chú ý đến cách chăm sóc từng bộ phận sau:

Chăm sóc lông

nuoi-meo-muop-1
Chăm sóc lông

Lông của mèo mướp dày, ngắn và rất mềm mượt, giúp chúng giữ ấm vào mùa đông nhưng với thời tiết khắc nghiệt mùa hè thì khiến chúng gặp khá nhiều vấn đề. Lông của giống mèo này được chia thành các loại như:

  • Lông cổ điển
  • Lông vằn xương cá
  • Lông đốm
  • Lông muối tiêu
  • Lông đồi mồi
  • Lông cam

Thực tế, mèo mướp có khả năng tự làm sạch cơ thể, vì vậy bạn không cần tắm quá nhiều cho chúng. Tần suất tắm cho nó tùy thuộc vào nhu cầu, mong muốn của bạn. Tuy nhiên, ít nhất là 1 lần/tháng nhé. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chải lông thường xuyên để tránh tình trạng rụng rông, kích thích các mạch máu dưới nang lông tốt hơn.

Chăm sóc móng, răng

Móng vuốt của mèo cũng giống móng tay, móng chân của con người. Tốc độ mọc của chúng tương đối nhanh. Vì thế bạn hãy cắt móng hàng tuần (khoảng 1 lần/tuần) để hạn chế nó cắn, cào hỏng đồ vật trong nhà.

nuoi-meo-muop-2
Chăm sóc móng và răng

Hầu hết những người nuôi mèo thường bỏ qua bước vệ sinh răng. Tuy nhiên đây lại là quá trình quan trọng, không thể bỏ qua, bởi nếu không giữ được vệ sinh, mèo dễ mắc các bệnh như: Hôi răng, viêm nướu, bệnh nha chu. Bạn hãy tập thói quen đánh răng cho chúng thường xuyên hơn bằng kem đánh răng chuyên dụng. Ban đầu việc này sẽ gặp khá nhiều khó khăn vì mèo không hợp tác. Nhưng bạn hãy kiên nhẫn và lặp đi lặp lại hành động này trong thời gian dài để chúng thích nghi nhé.

Cách chăm sóc tai, mắt, mũi

Các bộ phận tai, mắt, mũi là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn trên cơ thể mèo mướp. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như: Viêm tai, viêm mắt, viêm mũi,… Bệnh nhẹ thì khiến vật nuôi chán ăn, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, còn nếu nặng có thể bị lãng tai. Bởi vậy, bạn cũng nên vệ sinh các bộ phận này thường xuyên bằng dung dịch và bông gạc chuyên dụng cho mèo nhé.

Chăm sóc hệ tiêu hóa cho mèo mướp

nuoi-meo-muop-7
Chăm sóc hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của mèo sẽ chịu trách nhiệm trong việc hấp thụ chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Nơi đây cũng là “địa bàn trú ngụ” của vi sinh vật có lợi. Trong hệ tiêu hóa có nhiều tế bào miễn dịch nhưng nó cũng rất nhạy cảm. Vì vậy, nếu chế độ ăn thay đổi đột ngột sẽ khiến mèo đau bụng, tiêu chảy. Đặc biệt trong cách nuôi mèo mướp con lại càng cần chú ý đến điều này. Trường hợp không xử lý kịp thời mèo sẽ bị mất nước và nhiễm trùng đường ruột, khả năng tử vong lớn.

Bạn không nên thay đổi khẩu phần ăn của mèo quá đột ngột và thường xuyên. Nếu muốn đổi thức ăn, hãy thực hiện từ từ, mỗi ngày thay đổi một chút để hệ tiêu hóa thích nghi được.

Chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho mèo mướp

Lý do cần được chăm sóc

Nếu muốn thú cưng của mình khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, ngày càng ngoan ngoãn, đáng yêu thì bạn đừng quên chăm sóc thể chất và tinh thần của mèo. Mèo mướp tuy là giống mèo nhà, nhưng nó rất thông minh, nhạy cảm với sự thay đổi của chủ. Chúng không chỉ có nhu cầu về thể chất mà còn có cả nhu cầu về mặt tinh thần. Hầu hết các giống mèo nếu không được quan tâm sẽ dễ bị stress, trầm cảm, thay đổi bản tính, thậm chí là cắn, cào chủ.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mèo mướp

Khẩu phần ăn của mèo mướp sơ sinh đến 1 tuổi

nuoi-meo-muop-4
Chế độ dinh dưỡng của mèo con

Mèo mướp con ăn gì? Trong 1 năm đầu đời, mèo con rất cần chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý để có nền tảng sức khỏe tốt. Mèo con cần được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ, khi được 4 – 5 tuần tuổi bạn có thể bắt đầu cho chúng ăn các loại hạt chuyên dụng. Tuần suất cho ăn nên chia nhỏ, 5-6 lần/ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn thực phẩm tươi có hàm lượng nước cao (khoảng 75% nước), đây sẽ là nguồn bổ sung chất tuyệt vời cho mèo mướp con đấy.

Khẩu phần ăn của mèo mướp trưởng thành

Bảng khẩu phần ăn của mèo mướp:

Cân nặngGam/ngày
Dưới 2 kg140 – 160g/ngày
2 – 4kg160 – 240g/ngày
4 – 6kg280 – 320g/ngày
6 – 8kg360 – 400g/ngày

Giai đoạn trưởng thành, hệ tiêu hóa của mèo Mướp đã hoàn thiện. Căn cứ vào tình trạng sức khỏe, cân nặng, vận động của mèo mà bạn lựa chọn khẩu phần ăn thích hợp. Thành phần trong bữa ăn của mèo cần:

  • Nước sạch
  • Protein (chiếm ít nhất 20%)
  • Chất béo
  • Các loại vitamin
  • Canxi
  • Taurine (axit amin)

Vận động, tương tác, huấn luyện mèo mướp

nuoi-meo-muop-6
Vận động, tương tác với mèo

Mèo mướp khá lười vận động, thích nằm dài phơi nắng cả ngày. Bạn hãy cố gắng kích thích chúng hoạt động, vận động nhiều nhất có thể. Bản tính của giống mèo này khá nghe lời, ngoan và hiền lành, vì thế khi huấn luyện sẽ không gặp quá nhiều khó khăn. Bạn hãy thưởng cho nó khi làm đúng và nghiêm khắc mỗi khi làm sai hoặc không nghe theo nhé. Trong trường hợp chúng phản kháng quá gay gắt bằng việc chạy, cào, cắn, đừng vội ép chúng mà hãy từ từ. Bạn có thể thực hiện mẫu để chú mèo cảm thấy an toàn và bắt chước theo.

Xem thêm: Mèo mới về nhà? làm thế nào để mèo quen nhà nhanh?

Lời khuyên dành cho bạn

Thực tế, việc nuôi mèo mướp không quá khó khăn, tuy nhiên đây sẽ là cả một quá trình dài bắt đầu từ lúc bạn “rước” chúng về nhà. Để mèo mướp trở thành người bạn đáng yêu của gia đình, bạn hãy chăm chút, tâm sự và quan tâm chúng nhiều hơn nhé.

Bài viết trên đây Blog chó mèo đã hướng dẫn bạn xong cách nuôi mèo mướp khỏe, đẹp. Hy vọng qua nội dung này bạn đã tự tổng hợp được cho mình thông tin hữu ích. Chúc bạn thành công!