Làm thế nào để biết mèo đang mang thai – Chăm sóc mèo mẹ và mèo con sau đẻ

5/5 - (12 bình chọn)

Mèo là một trong những động vật ‘mắn đẻ” nhất thế giới. Thông thường, mèo cái có độ tuổi từ 6 tháng tuổi trở lên là đã đủ khả năng làm mẹ và trung bình 1 năm mèo có thể sinh sản từ 3 đến 4 lứa. Thời gian để một chú mèo mang thai kéo dài từ 62 đến 65 ngày.

Cũng giống như nhiều loài vật khác, khi mang thai mèo có nhiều biểu hiện khác lạ, chỉ cần tinh ý một chút là bạn đã biết mèo nhà mình đã mang bầu hay chưa .Hãy cùng Blog Chó Mèo tìm hiểu dấu hiệu và cách chăm sóc mèo khi mang thai nhé.

https://blogchomeo.com/lam-the-nao-de-cho-het-bieng-an/

https://blogchomeo.com/lam-the-nao-de-tam-cho-meo/

Dấu hiệu nhận biết mèo mang thai

Dưới đây là cách cách nhận biết mèo có thai hay không?

Thay đổi chu kỳ động dục

Mèo thường có chu kỳ động dục từ 10 ngày đến 2 tuần một lần. Điều này thường đi kèm với tiếng kêu gào gọi bạn tình hoặc lăn lộn trên sàn nhà. Nếu mèo của bạn đang mang thai thì chu kỳ trên sẽ chấm dứt và không còn những tiếng kêu la nữa.

Tăng cảm giác thèm ăn

Thèm ăn: tần suất đòi ăn của mèo cưng sẽ tăng lên phục vụ cho nhu cầu mang thai của nó, ngày thường chúng ta có thể cho chúng ăn 2-3 bữa, tuy nhiên thời điểm mang thai thì mèo mẹ sẽ liên tục kêu réo và yêu cầu được ăn thêm. Biểu hiện này cũng có thể có mặt trong những bệnh như nhiễm giun sán, để chắc chắn, nếu có biểu hiện này chúng ta nên mang mèo đến bác sỹ.

Núm vú bị sâu

Núm vú của mèo sẽ sưng lên và có màu hồng. chúng ta có thể nhận thấy núm vú của mèo sưng to và có màu hồng đỏ, đây là phản xạ của cơ thể tăng cường phát triển tuyến sữa để chuẩn bị cho việc nuôi mèo con. Tuy nhiên mình có thể không dễ dàng nhận biết được bởi nếu chúng có một lớp lông sẫm màu.

Nôn mửa

Ốm nghén không chỉ là dấu hiệu phổ biến ở người mà mèo cũng có thể ốm nghén khi mang thai. Thường xuyên nôn mửa có thể là dấu hiệu cho thấy mèo của bạn khi mang thai. Tuy nhiên, mèo của bạn làm như vậy với tất cả thức ăn và không có dấu hiệu mang thai khác, đó cũng có thể là sức khoẻ của mèo không ổn định

Tốt nhất bạn nên đưa mèo đến gặp bác sĩ để thăm khám hoặc phát hiện kịp thời. Dù là mèo đang mang thai hoặc bất cứ vấn đề gì khác

Tăng cân

Trong giai đoạn mang thai mèo có thể tăng từ 1-2kg tuỳ thuộc vào số lượng con mà mèo mẹ đang mang. Nếu thấy mèo tăng cân đột ngột thì bạn cũng có thể kết luận rằng là mèo đang mang thai.

Thời gian ngủ nhiều hơn

Mèo trong giai đoạn mang thai sẽ ngủ nhiều hơn so với bình thường

Bụng mèo sưng to

Bào thai phát triển thì một cách đương nhiên, bụng mèo mẹ sẽ to lên, đây cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý, do đó khi kết hợp với các biểu hiện được nêu phía trên, chúng ta mới có thể kết luận là mèo đang mang thai. Lúc này, tốt nhất chúng ta không nên đụng chạm mạnh vào phần bụng của mèo mẹ để tránh sảy thai.

Hành vi tình cảm

Nhiều chủ sở hữu vật nuôi nói rằng họ thấy sự gia tăng hành vi tình cảm của mèo mẹ trong thời gian mang thai. Chẳng hạn như mèo có thể tìm kiếm sự chú ý của bạn thường xuyên hơn nguyên nhân là do thay đổi sự tiết tố và thần kinh của mèo trong thời gian mang thai.

Hành vi làm tổ

Khi mang thai được gần 2 tháng, đây là giai đoạn sắp chuyển dạ. Khoảng 2 tuần trước khi sinh mèo sẽ tìm ổ để sinh con với đặc điểm ổ phải là nơi kín đáo, yên tĩnh ( như tủ quần áo, gầm giường, hay trên giường…) và bắt đầu tha vải, quần áo, chăn, màn xếp thành ổ. Vậy nên bạn hãy chuẩn bị sẵn ổ đẻ cho mèo.

Mèo thường mang thai bao lâu?

Mèo mẹ sẽ mang thai khoảng 9 tuần, khoảng từ 58 đến 63 ngày hoặc 65 ngày. Lúc sắp đẻ mèo sẽ quấn quýt bên chủ để tìm sự trợ giúp. Bạn nên vuốt ve và bồi bổ cho mèo để mèo có đủ sức khỏe sinh sản cho những bé mèo dễ thương tiếp theo.
Theo bản năng mèo thường tự mình sinh con. Tuy nhiên nếu mang thai đã lâu mà đau nhiều, đẻ khó hoặc kêu la thì bạn nên gọi bác sĩ thú y tới trợ giúp cho mèo cưng của mình nhé.

Chăm sóc mèo mang thai và chuẩn bị cho sinh nở

Việc chăm sóc mèo mẹ đang mang bầu là điều hết sức quan trọng và cần thiết để cho ra đời thế hệ con khỏe mạnh và béo tốt. Trong đó, bạn cần chú ý khâu dinh dưỡng, chỗ ở, vệ sinh,…

Chế độ dinh dưỡng

Tùy vào từng thời kỳ mang thai để phân chia khẩu phần dinh dưỡng cho phù hợp. Trong thời gian này, bạn cần phải tăng thêm lượng thức ăn nhiều hơn so với thường ngày. Bởi lẽ, bây giờ mèo mẹ đang “nuôi 2 mình”. Lượng thức ăn phải đủ để bổ sung cho mèo con bên trong.

Thành phần dinh dưỡng: Thức ăn cung cấp phải đảm bảo đủ dinh dưỡng. Như chất đạm và protein từ thịt, cá, trứng, sữa. Các loại vitamin từ rau, củ, quả,.. Cần bổ sung các khoáng chất cần thiết như sắt,.. trong giai đoạn mang thai này.

Khi đến gần ngày sinh, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để bổ sung thực phẩm chức năng cho mèo sử dụng.

Tuy nhiên, việc ăn uống cũng cần phải điều độ. Tuyệt đối không được tẩm bổ quá tay cho chúng. Tránh cho việc khó sinh sản sau này vì quá mập.

Mèo thường uống rất ít nước. Tuy nhiên, khi đang mang bầu việc bổ sung nước là điều rất quan trọng. Bạn nên lên thời gian biểu cả khẩu phần ăn uống, để lưu ý cung cấp đủ lượng nước sạch cho mèo bầu.

Làm ổ để chăm sóc cho mèo bầu

Mèo bầu thường có tập tính “tự túc” khi làm ổ để dưỡng thai và sinh con. Tuy nhiên, để đảm bảo mèo sinh sản tốt và con cái sẽ được chăm sóc tốt, hãy chủ động làm ổ cho mèo.

Bạn nên chọn vị trí, không gian sao cho phù hợp với mèo bầu. Đó là yên tĩnh, ấm áp và an toàn. Có thể chọn làm tổ ở bên xó bếp, trong góc nhà hay xây riêng cái chuồng an toàn cho chúng. Vị trí này có thể giúp mèo bầu tránh mưa, tránh gió, bảo vệ tốt cơ thể để sinh con khỏe mạnh.

Kiểm tra và thăm khám cho mèo bầu

Cũng như nhiều loài động vật khác, khi mang bầu mèo mẹ cũng trở nên khá yếu đuối và dễ bị tổn thương. Vì vậy, nếu có điều kiện thì bạn nên mang mèo đến cơ sở thú y để được thăm khám và kiểm tra sức khỏe.

Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có biện pháp chăm sóc mèo bầu đúng đắn và hiệu quả. Đặc biệt, bạn nên chú ý đến những trường hợp có thể xảy ra khi mèo bầu sinh con, nhất là tình trạng khó sinh. Trong đó, đáng chú ý là các vấn đề liên quan đến tử cung, xuất huyết, đau bụng,.. Tham khảo bác sĩ để được tư vấn hỗ trợ khi cần thiết.

Chăm sóc mèo mẹ sau sinh

Dinh dưỡng cho mèo mẹ

Sau khi sinh xong là thời điểm bạn nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của chúng bởi mèo mẹ đang cần nhiều sữa để cho mèo con, Thế nên, bạn nên cung cấp những loại thức ăn hoặc thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa có chứa hàm lượng tinh bột, protein và các dưỡng chất cần thiết khác.

Không dịch chuyển ổ mèo

Nếu thấy mèo con bị dính bọng ruột ở rốn ( nhìn như bọng máu) mà mãi không dứt ra được thì phải lấy kéo con cắt đi (phải chờ đến khi dây ruột nối với cái bọng khô như cọng lá khô mới cắt) để mèo con có thể bú mẹ.

Để mèo mẹ chăm sóc mèo con một lúc, lấy thìa múc sữa ra thò tay vào trong để mèo có thể liếm trực tiếp. Cho mèo mẹ liếm nhiều nhất có thể.

Mèo mẹ một lúc sau sẽ ra khỏi ổ, phải cho mèo mẹ gặm xương gà mới bổ dưỡng, không thì cho ăn cá phải tách xương hộ mèo mẹ), xay nhuyễn cơm (hoặc thay bằng cháo), trộn với thức ăn để mèo mẹ lấy chất bột (có sữa )

Mèo mới sinh xong nên sưởi ấm cho mấy mẹ con nó

Có thể chiếu đèn vào tổ, hoặc không chị mua cái túi trườm bằng cao su ý, đổ nước ấm vào rồi đặt trong tổ, không mèo mẹ bị lạnh sẽ ít sữa cho mèo con bú

Phải theo dõi mèo mẹ và mèo con lúc về đêm (có sương –> để chỗ thoáng nên dễ bị sương vào), phải che chắn cẩn thận sao cho không bị bí quá.

Khi mèo mẹ tha con ra chỗ khác phải một mình theo dõi để xem nó tha đi đâu (có trường hợp mèo mẹ tha con bị rơi ra chỗ khác). Thậm chí mình có thể đem con nó ra chỗ nó muốn. Mèo mẹ sẽ không phản ứng với chủ đâu. Như vậy sẽ tiện chăm sóc.

Chăm sóc mèo con sau sinh

Dinh dưỡng cho mèo con

Với mèo con sau dinh thì chất dinh dưỡng tốt nhất đó chính là sữa mẹ, vì thế ở giai đoạn này bạn không cần can thiệp quá nhiều về chế độ dinh dưỡng của chúng. Nhưng bạn cũng phải quan sát nếu mèo mẹ không đủ sữa cung cấp thì bạn có thể hỗ trợ nguồn sữa ngoài cho chúng.

Không tự ý cậy mắt mèo con, phải để tự mở

Vệ sinh mắt mèo con bằng bông sạch, có thấm nước. Lau thật nhẹ nhàng để đảm bảo không làm mèo đau hay bị dính bông vào mắt. Điều này giúp mèo con mở mắt thuận lợi, tránh các bệnh viêm nhiễm.
Tuyệt đối không tắm cho cả mèo mẹ lẫn mèo con (từ lúc mèo mẹ có thai cho đến lúc mèo con đã cai sữa khoảng 1 tháng)
Chú ý cho mèo con đi tiêm phòng đúng lịch theo tư vấn của bác sĩ.

Chỗ ở của mèo con

Chăm sóc mèo con mới về nhà, ổ mới cần chú ý vệ sinh. Tốt nhất nên chuẩn bị trước khi mèo đẻ. Chỗ ở, ổ cho mèo con phải khô ráo, thoáng gió, đủ ấm và kín đáo. Có thể dùng thùng carton lồng phủ lên vải mỏng giúp giữ ấm cho mèo con không bị nhiễm lạnh.

Mèo con thông thường sẽ ngủ rất nhiều. Khi chăm sóc mèo con mới đẻ ngoài lúc cho ăn thì bình thường không nên đánh thức chúng. Sức đề kháng của mèo con còn rất yếu. Chủ nhân phải cẩn thận chú ý dinh dưỡng và vấn đề vệ sinh ổ cho mèo con.

Khi chăm sóc mèo con mới sinh bạn nên quan tâm tới chỗ ngủ và nhiệt độ. Sự thay đổi của thời tiết cũng có thể khiến cho cả mèo mẹ và mèo con bị ảnh hưởng. Kiểm soát được nhiệt độ và độ ẩm trong phòng là tốt nhất. Tránh cho mèo bị sốc nhiệt hoặc cảm lạnh.

Thông thường, mèo mẹ sẽ tự dọn vệ sinh cho mèo con. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý việc vệ sinh khu vực ổ và nơi mèo ở. Tránh vị vi khuẩn và ký sinh trùng tấn công. Tốt hơn hết là tẩy trùng thường xuyên môi trường xung quanh.

Lời kết

Trên đây là dấu hiệu mèo mang bầu, cách chăm sóc mèo, chuẩn bị cho mèo sinh con mà Blog Chó Mèo thu thập được. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn để làm thế nào để biết mèo đang mang thai, cách chăm sóc mèo một cách tốt nhất.

Blog Chó Mèo– sưu tầm, tổng hợp

About Cún cưng

Xin chào các bạn ! Mình là Cún Cưng, là chủ của Website Blogchomeo.com. Mình vốn là người yêu chó mèo và đam mê với tất cả các giống chó trên khắp thế giới. Do vậy mình lập ra Blogchomeo.com với mục đích sưu tầm, chia sẻ thông tin hiểu biết của mình về tất cả các giống chó, mèo trên thế giới và kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng chúng tới bạn đọc. Với tất cả kiến thức mà mình có Cún Cưng tôi sẽ giúp bạn có được nhiều kiến thức nhất để đánh giá về thú cưng. Tôi cam kết sẽ đưa những thông tin chi tiết và mới nhất đến các bạn. Nếu muốn chia sẻ hay đóng góp thêm cho Blog Chó Mèo của mình xin vui lòng Email cho tôi theo địa chỉ hòm thư điện tử [email protected] nhé, rất trân trọng những ý kiến đóng góp quý báu từ quý bạn đọc.

View all posts by Cún cưng →