Chó bị Sốc Thuốc: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách cứu sống chó

5/5 - (6 bình chọn)

Chó bị sốc thuốc là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao ở loài chó vì chủ nuôi thường không biết cách xử lý thế nào cho đúng. Chó sau khi chích ngừa có thể bị sốc bởi nhiều lý do. Theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết cách xử lý vấn đề này nhé!

1. Chó bị sốc thuốc là gì?

Chó bị sốc thuốc (hay chó bị sốc phản vệ) là hiện tượng cơ thể của chó phản ứng quá mẫn cảm với thành phần của thuốc. Sốc gây thiếu oxy cho các mô của cơ thể do sự sụt giảm thể tích máu hoặc huyết áp. Sốc thuốc làm hệ thống tuần hoàn của cơ thể của chó không hoạt động đúng khiến chúng cảm thấy mệt mỏi và có thể dẫn đến tử vong

Chó bị sốc thuốc thường có tiền sử chấn thương, phẫu thuật, suy nhược, suy sụp, nôn mửa hoặc chó bị tiêu chảy. Vì vậy bạn cần cẩn thận nếu chú chó nhà bạn nằm trong diện có nguy cơ sốc thuốc cao nhé!

cho-bi-soc-thuoc-1
Chó thường bị sốc do thuốc không phù hợp với cơ thể.

Để biết thêm về một số căn bệnh thường gặp khác ở chó, tham khảo ngay bài viết tại đây.

2. Nguyên nhân khiến chó bị sốc thuốc

Chó bị sốc thuốc nói chung và chó bị sốc thuốc kháng sinh nói riêng không phải trường hợp hiếm gặp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chó bị sốc thuốc. Phổ biến nhất là khi chó bị tiêm vacxin hết hạn, tiêm nhầm vacxin…. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp không phải là do vắc-xin mà là do chính cơ thể cún cưng. Ví dụ như cơ thể chó suy dinh dưỡng, chó bị thiếu vitamin A hoặc vitamin E gây ức chế sự tổng hợp protein bình thường trong cơ thể. Từ đó làm giảm các phản ứng miễn dịch. 

Ngoài ra, không thể loại trừ trường hợp chó bị tiêm thuốc quá liều do sự bất cẩn và thiếu kinh nghiệm của người tiêm.

cho-bi-soc-thuoc-2
Chó thường bị sốc sau khi chích ngừa

Nếu bạn quan tâm về việc bổ sung vitamin cho chó, có thể tham khảo bài viết: Vitamin cho chó có cần thiết không? Nên bổ sung vitamin cho cún thế nào?

3. #9 Triệu chứng chó bị sốc thuốc

Sau khi tiêm phòng bạn sẽ thấy chó của mình xuất hiện một số biểu hiện như bỏ ăn, sốt nhẹ trong 1 – 2 ngày. Đây là biểu hiện hoàn toàn bình thường nên bạn không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu biểu hiện khác thường kéo dài nhiều ngày, bạn cần liên hệ ngay với bác sỹ thú y. Một số dấu hiệu bạn cần lưu ý như sau:

  • Chó bị tụt huyết áp.
  • Nướu nhợt nhạt hoặc đổi màu.
  • Chó bị nôn
  • Trạng thái tinh thần bị thay đổi: Chó trở nên buồn tẻ, hoặc ngược lại là hoảng loạn… 
  • Nhiệt độ cơ thể giảm.
  • Nhịp tim tăng nhanh bất thường.
  • Khó thở.
  • Chó bị mất nước (biểu hiện là giảm độ đàn hồi của da, niêm mạc dính, mắt trũng)
  • Trường hợp nặng có thể xuất hiện co giật, hôn mê và tử vong. 

4. #3 giai đoạn sốc thuốc ở chó

4.1. Giai đoạn đầu

Các dấu hiệu sốc liên tục thay đổi và tiến triển nhanh chóng. Trong giai đoạn đầu, một số động vật chỉ có dấu hiệu lâm sàng nhẹ. Vì vậy, giai đoạn đầu này thường rất khó nhận ra. Một số chỉ tiêu y tế của chó bị sốc thuốc ở giai đoạn đầu là:

  • Nhiệt độ cơ thể: 36,6 – 37,2 độ C
  • Nhịp tim: Nhịp tim nhanh (>180 bpm)
  • Màu niêm mạc: Bình thường đến nhợt nhạt 
  • Thời gian nạp đầy mao mạch: Bình thường đến hơi kéo dài (<1 giây)
  • Nhịp thở: Thở nhanh (>50 nhịp thở/phút)
  • Huyết áp: Hạ huyết áp nhẹ đến bình thường (70–80 mm Hg) 

4.2. Giai đoạn trung gian 

Trong giai đoạn trung gian, cơ thể cố gắng bảo tồn lượng máu và cung lượng tim thích hợp bằng cách ưu tiên các cơ quan quan trọng trong phân phối máu. Thông thường, nỗ lực này làm giảm máu đến các cơ quan khác, khiến các cơ quan khác ngừng hoạt động. Không có sự can thiệp và điều trị thú y, chó sẽ chết khi sốc đến giai đoạn trung gian. Một số chỉ tiêu y tế của chó bị sốc thuốc ở giai đoạn trung gian là:

  • Nhiệt độ cơ thể: 35,5 – 36,6 độ C
  • Nhịp tim: Nhịp tim nhanh (>150 bpm)
  • Màu niêm mạc: Tái nhợt
  • Thời gian nạp đầy mao mạch: Kéo dài (<2 giây)
  • Nhịp thở: Thở nhanh (>50 nhịp thở/phút)
  • Huyết áp: Hạ huyết áp nhẹ đến trung bình (50–70 mm Hg)

4.3. Giai đoạn cuối

Giai đoạn cuối của sốc sẽ dẫn đến viêm toàn thân, làm suy hệ thống nội tạng của chó và tử vong. Hầu như các chú chó sẽ không thể sống qua giai đoạn này. Một số chỉ tiêu y tế của chó bị sốc thuốc ở giai đoạn cuối cùng này là:

  • Nhiệt độ cơ thể: dưới 35,5 độ C
  • Nhịp tim: Nhịp tim chậm (<140 bpm)
  • Màu niêm mạc: Nhạt đến xám
  • Thời gian nạp đầy mao mạch: Kéo dài (≥2 giây) 
  • Nhịp thở: Khó thở 
  • Huyết áp: Hạ huyết áp rõ rệt (<60 mm Hg)

5. Cách chẩn đoán chó bị sốc thuốc

Những dấu hiệu xác định trên chưa thể hoàn toàn khẳng định chó bị sốc thuốc. Chú cún của bạn cần được chẩn đoán bằng các phương pháp khoa học hơn. Bác sĩ thú y sẽ chẩn đoán chó bị sốc dựa trên khám sức khỏe và tiền sử của chó. Tất cả các loại sốc sẽ yêu cầu thử nghiệm tương tự. Các xét nghiệm phổ biến bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Bao gồm công thức xét nghiệm máu toàn bộ và hồ sơ sinh hóa
  • Xét nghiệm axit lactic để xác định tình trạng máu phân phối đến cơ thể.
  • Phân tích khí máu và độ bão hòa oxy (SpO2) để đánh giá tình trạng oxy hóa
  • Đo huyết áp cho chó
  • Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG) để theo dõi rối loạn nhịp tim.
  • Chụp X quang để đánh giá xuất huyết nội, vết thương, ung thư, bệnh tim hoặc phổi.
  • Xét nghiệm đông máu để xác định nguyên nhân gây sốc hoặc mức độ nghiêm trọng của sốc.
  • Kiểm tra các men tim để chỉ ra tình trạng tổn thương cơ tim
  • Siêu âm tim để đánh giá tình trạng rối loạn chức năng tim, bệnh van, co bóp và giun tim của chó

6. #5 bước để sơ cứu chó bị sốc thuốc

Khi nghi ngờ chó bị sốc thuốc, việc của bạn là sơ cứu cho cún cưng đúng cách. Các công việc chữa trị sau này cần được thực hiện bởi bác sĩ thú y, và họ sẽ hướng dẫn bạn liều lượng thuốc và cách chăm sóc chó đúng cách. Sau đây Blog Chó Mèo sẽ chỉ cho bạn cách sơ cứu chó sốc thuốc như sau:

  • Bước 1: Gọi bác sĩ thú y ngay lập tức.
  • Bước 2: Đặt cún nằm nghiêng bên phải.
  • Bước 3: Đặt một chiếc chăn gấp dưới lưng của chó để nâng nó lên. Điều này khuyến khích máu chảy đến tim và não của cún.
  • Bước 4: Đắp chăn cho chó để giữ ấm.
  • Bước 5: Liên tục trấn an cún và không được cho chúng ăn bất cứ thứ gì.
cho-bi-soc-thuoc-3
Chó có biểu hiện bị sốc cần được sơ cứu đúng cách

7. Kết luận

Như vậy, Blog Chó Mèo đã giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách xử lý chó bị sốc thuốc. Hi vọng qua bài viết trên, bạn sẽ có thể chăm sóc thật tốt cho chú cún của mình nhé!

Ngoài ra, có thể bạn quan tâm về một số căn bệnh khác ở chó:

  1. Các Bệnh Tiêu Hóa Thường Gặp Ở Chó
  2. Chó bị tràn dịch phổi là bệnh gì? 8 lý do gây ra tràn dịch màng phổi
  3. Chó bị tăng động là do đâu? 5 cách chữa chó bị tăng động tại nhà!