Chó bị liệt 2 chân sau – Nguyên nhân và cách chữa trị dứt điểm

5/5 - (4 bình chọn)

Chó bị liệt 2 chân sau tuy không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng vẫn gây ra cho chúng rất nhiều những bất tiện trong sinh hoạt. Để tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách chữa trị căn bệnh này, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của Blog Chó Mèo nhé!

1. Tại sao chó bị liệt 2 chân sau?

1.1. Do chó hoạt động quá mạnh

Nguyên nhân này nghe có vẻ vô lý nhưng hoàn toàn có thể xảy ra. Việc chó được huấn luyện, chạy nhảy liên tục và không đủ thời gian nghỉ ngơi hồi sức. Đặc biệt là trong các bài tập luyện cơ, quân đội như kéo lốp xe, nhảy cao, chạy bền. Dẫn đến việc cơ bắp suy yếu, lâu dần sẽ bị thoái hóa các chi.

1.2. Vì cách chăm sóc chó chưa đúng

Nếu bạn không đảm bảo tốt chế độ ăn uống, dinh dưỡng hay nuông chiều chó quá mức, thích gì cho ăn nấy thì có thể dẫn đến tình trạng chó bị mất cân bằng dinh dưỡng. Lâu dần sẽ khiến chó bị béo phì, lười vận động và khiến các chân suy yếu.

Ngoài ra, chó bị nhốt trong chuồng quá nhiều cũng khiến cho việc chạy nhảy và vận động tự nhiên bị hạn chế.

Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho chó

1.3. Chó bị mắc bệnh hạ bàn

Hạ bàn ở chó là bệnh thường gặp ở chó khi xương bàn chân trước hoặc chân sau của chúng không còn giữ được độ chắc khỏe vốn có. Điều này khiến một phần của chân bị gập xuống, tiếp xúc với mặt đất khi chó đứng hoặc di chuyển. Khi chó bị hạ bàn, hai chân trước hoặc hai chân sau của chó sẽ bị gập xuống, khiến phần tiếp xúc dưới đất có diện tích lớn hơn bình thường. Nếu để lâu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến chứng bại liệt chân.

cho-bi-liet-2-chan-sau-2
Bệnh hạ bàn có thể gây chó bị liệt 2 chân sau

Về bản chất, hạ bàn là kết quả của sự thiếu chất, thiếu dinh dưỡng lâu dài ở chó (thiếu canxi). Bệnh xảy ra ở tất cả các giống nhưng đa phần sẽ gặp ở Becgie, Becgie Bỉ, Doberman

1.4. Chó bị liệt hai chân sau do thiếu Canxi

Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến chó bị liệt 2 chân sau hoặc chó mắc bệnh hạ bàn. Đặc biệt đối với những chú chó con đang trong lứa tuổi phát triển. Khi chó không được bổ sung canxi đầy đủ, đúng cách có thể sẽ khiến xương khớp phát triển không bình thường, xương yếu và dễ gãy.

Xem thêm: Bệnh thiếu canxi ở chó- Căn bệnh nguy hiểm dễ mắc

2. Dấu hiệu chó bị liệt 2 chân sau

Tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh mà dấu hiệu chó bị liệt 2 chân sau sẽ khác nhau. Một số dấu hiệu mà Blog Chó Mèo tổng hợp cho bạn như sau:

  • Chó đứng bằng 2 chân sau khó khăn
  • Chó không muốn hoạt động
  • Hành vi đi lại của chó bị mất cân bằng, hoặc chân sau lung lay bất ổn
  • Chó đi bằng 2 chân sau rất gần nhau
  • Khớp của 2 chân sau bị cứng và có dấu hiệu sưng viêm
  • Chân chó có thể bị đau, bị tê liệt hoặc bị mất cảm giác
cho-bi-liet-2-chan-sau-1
Chó bị liệt 2 chân sau

 

Khi thấy những dấu hiệu này, khả năng cao là chú chó của bạn đã bị liệt 2 chân sau. Tốt nhất bạn nên đưa cún đến bác sĩ thú y để được chữa trị kịp thời trước khi quá muộn nhé!

3. Cách điều trị chó bị liệt 2 chân sau

Có nhiều phương pháp để chữa chó bị liệt 2 chân sau. Sau đây là một số cách phổ biến và hữu dụng:

3.1. Điều trị bằng châm cứu và vật lý trị liệu

Đây là các phương pháp đặt hiệu cho các trường hợp chó bị liệt một thời gian dài, chó bị co giật, di chuyển khó khăn do té ngã, do tai nạn… Một số phương pháp châm cứu hiệu quả nhất hiện nay như:

  • Điện châm: Kích thích điện lên huyệt đạo trên cơ thể chó qua kim châm.
  • Thủy châm: Là tiêm thuốc vào huyệt cho chó
  • Hơ ngải cứu: Giúp kích thích phản ứng cơ thể bằng sức nóng tác động lên các huyệt. Từ đó giúp điều khí và giảm đau, trị bệnh và phòng bệnh hiệu quả. 
  • Massage và luyện tập các động tác đơn giản cho chó, kết hợp chiếu đèn hồng ngoại. 

3.2. Điều trị chó bị liệt 2 chân sau bằng thuốc

Cách này sẽ dùng trong trường hợp chó liệt chân do nhiễm khuẩn, nhiễm trùng… Tuy nhiên việc điều trị chó bị liệt 2 chân sau bằng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ thú y

3.3. Điều trị chó bị liệt 2 chân sau bằng phẫu thuật

Trường hợp chó bị liệt do thoát vị đĩa đệm, trượt đĩa đệm, có khối u cách điều trị hiệu quả nhất là phẫu thuật nhé. Các giải pháp khác như thuốc chống viêm chỉ có tác dụng tạm thời chứ không dứt điểm được

cho-bi-liet-2-chan-sau-3
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh khác nhau mà có cách chữa trị khác nhau

3.4. Cách bổ sung Canxi cho chó bị liệt 2 chân sau

Đối với những chú chó mất cân bằng dinh dưỡng, cụ thể là thiếu canxi ở mức độ nhẹ thì bạn chỉ cần bổ sung thêm canxi cho chúng. Có nhiều cách để bổ sung canxi cho chó, ví dụ như: 

  • Cho ăn thực phẩm tự nhiên chứa nhiều canxi: Tôm, cá, cua, các loại xương…
  • Bổ sung sữa chuyên dụng cho chó
  • Cho chó ăn thức ăn khô giúp bổ sung canxi
  • Sử dụng các loại thuốc bổ sung canxi cho chó

4. Cách chăm sóc chó bị liệt 2 chân sau

Ngoài việc đưa cún đến bác sĩ thú y để khám bệnh. Bạn còn phải áp dụng chế độ chăm sóc khoa học cho cún.

Đôi khi việc giúp chó hồi phục sức khỏe bằng các phương pháp vật lý trị liệu có thể khiến nó đau đớn. Nhưng bạn đừng quá hoảng sợ, hãy áp dụng đều đặnnhẹ nhàng để giúp chó hồi phục tốt hơn. Nếu có thể, hãy nhờ một người khác giữ chó trong khi bạn đang tiến hành chăm sóc để nó không vặn vẹo quá nhiều.

Nếu trong trường hợp chó khỏe mạnh mạnh nhưng bị bại liệt hai chân sau và không thể điều trị được. Vậy thì bạn vẫn có thể cho chó sử dụng xe lăn đặc biệt để giúp nó di chuyển thuận tiện hơn. 

Ngoài ra, cần cho chó có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, áp dụng các bài tập luyện phù hợp với thể trạng. Đồng thời người nuôi cũng nên thường xuyên vuốt ve, động viên mỗi ngày để giúp tinh thần của thú cưng tốt hơn nhé!

cho-bi-liet-2-chan-sau-4
Chó bị liệt cần có chế độ chăm sóc hợp lý

5. Kết luận

Như vậy, Blog Chó Mèo đã tổng hợp và đưa ra các cách chữa bệnh chó bị liệt 2 chân sau. Cách tốt nhất là đưa chúng đến bác sĩ thú y, sau đó thì thực hiện tuần tự theo hướng dẫn của bài viết đã nêu. Hãy luôn chăm sóc thật tốt cho thú cưng của mình nhé!

Ngoài ra, một số căn bệnh khác ở chó có thể bạn quan tâm:

  1. Bệnh thận ở chó có nguy hiểm không? Cách điều trị dứt điểm bệnh thận
  2. Nguyên nhân Chó Bị Ho Khạc – Cách chữa bệnh ho khạc ở chó
  3. Bệnh Lepto ở chó là gì? – Tác hại, triệu chứng và cách điều trị!
  4. Tìm hiểu về bệnh care ở chó, nguyên nhân, hậu quả, cách khắc phục 26/9/2022