Chó mang thai bao lâu? Thông tin bạn cần biết về chó mang thai

5/5 - (2 bình chọn)

Để có được sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh sản của chó, bạn phải xác định được thời gian chó mang thai bao lâu. Tuy nhiên không phải ai cũng biết chính xác thời gian mà loài chó mang thai. Cùng Blog Chó Mèo tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

1. Chó mang thai bao lâu thì đẻ?

Thời gian mang thai ở chó tương đối ngắn so với con người, tổng cộng khoảng 9 tuần. Chó càng ít thai thì thời gian chó mang thai càng dài.

Theo Câu lạc bộ Chó kiểng Hoa Kỳ AKC, thời gian mang thai của chó rơi vào khoảng từ 58-68 ngày.

Khoảng thời gian này được tính từ thời điểm bào thai được hình thành trong tử cung của chó.

2. Vì sao phải xác định thời gian mang thai của chó?

Biết được độ dài của thời kỳ mang thai là rất quan trọng đối với sức khỏe của chó cái mang bầu và chó con. Mốc thời gian này là căn cứ để thiết lập chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trong suốt thời kỳ mang thai của chó. Nếu bạn không xác định được chú chó của bạn đang ở trong chu kỳ mang thai nào. Bạn sẽ không biết cần phải lưu ý gì và chăm sóc chó mẹ như thế nào cho đúng. Như vậy, sẽ rất dễ khiến chó mẹ sảy thai hoặc gây hại lớn đến sức khỏe của chó mẹ và chó con.

cho-mang-thai-bao-lau-1
Cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ thú y khi chẩn đoán thời gian mang thai của chó

3. Chó mấy tháng có thể mang thai?

Chó cái có khả năng làm mẹ từ 8 tháng đến 10 tháng tuổi. Thời gian động dục của chúng kéo dài từ 2-4 tuần và xuất hiện từ 1-2 lần/năm.

Không nên cho chó phối giống từ khi còn quá nhỏ. Tốt nhất bạn nên đợi đến lần động dục thứ hai hoặc thứ ba. Trong đó lần thứ ba – lúc chú chó 1 tuổi rưỡi đến 2 tuổi được xem là thời điểm hoàn hảo. Vì cơ thể của chó lúc này đã phát triển đầy đủ và thỏa mãn các điều kiện thể chất để sinh sản.

4. Dấu hiệu nhận biết chó mang bầu

4.1. Dấu hiệu chó mang bầu

Để xác định liệu chó có mang thai hay không, bạn nên đến gặp bác sĩ thú y để biết chính xác. Hãy nói với bác sĩ thú y thời gian ước tính khi chó được phối giống để có thể thu được kết quả chẩn đoán tốt nhất.

Một vài dấu hiệu chó mang thai cơ bản bạn có thể tham khảo như sau:

  • Bầu ngực của chó phát triển
  • Chó mẹ thay đổi vòng bụng bất thường
  • Chó có biểu hiện khó tính đặc biệt trong tuần đầu của thai kỳ
  • Chó tỏ ra mệt mỏingủ nhiều hơn.
  • Chó ăn nhiều hơn bình thường vào đầu thai kỳ. Cuối thai kỳ chúng sẽ ăn ít hơn.
  • Siêu âm cho chó mẹ

Xem thêm: Làm thế nào để biết chó mang thai- Dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc.

4.2. Cách nhận biết chó mang thai bao nhiêu con

Biết được số lượng chó con mà chó của bạn đang có sẽ giúp bạn và bác sĩ thú y đưa ra kế hoạch sinh nở an toàn cho chó. 

Có nhiều cách để xác định kích thước ổ đẻ của chúng như: Sờ nắn, siêu âm hoặc chụp X-quang. Mỗi biện pháp sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Chụp X-quang được coi là cách tốt nhất để đếm chính xác số lượng chó con. Tuy nhiên chó mang thai chỉ nên chụp X-quang vào thời điểm cuối thai kỳ để giảm thiểu sự phơi nhiễm bức xạ cho chó con chưa chào đời.

cho-mang-thai-bao-lau-3
Nên cân nhắc trước khi chụp X-quang cho chó mẹ

4.3. Dấu hiệu chó sắp đẻ

Sau khoảng 2 tháng mang thai, chó sẽ bắt đầu có dấu hiệu đẻ. Một số dấu hiệu chó sắp đẻ như sau: 

  • Chó mẹ mệt mỏi, không muốn di chuyển nhiều.
  • Bụng lớn, phần bầu ngực tiết ra sữa.
  • Chó bắt đầu đi tìm ổ đẻ.
  • Chó thở gấp, hổn hển.
  • Một số chú cún sẽ có mùi hôi hơi khó chịu so với bình thường.
  • Chó sẽ uống nhiều nước, có xu hướng đi tìm những chỗ có nước mát để nằm.

Khi chó mẹ đã có những dấu hiệu trên, bạn nên bắt đầu chuẩn bị cho việc đỡ đẻ cho chó rồi đấy!

Xem thêm: Chó khó đẻ: Dấu hiệu và cách xử lý tình huống khẩn cấp

5. Cách chăm sóc chó mang thai

5.1. Chó mang thai nên ăn gì?

Nếu bạn đang nuôi một chú chó đang mang bầu thì việc lên lịch trình cho cún ăn là việc rất quan trọng. Để làm được tốt việc này, bạn cần nhờ sự hướng dẫn của bác sĩ thú y để đưa ra kế hoạch hợp lý.

Khẩu phần ăn của chó mang thai sẽ thay đổi qua từng thời kỳ. Do vậy, việc xác định chu kỳ mang thai của chó chính xác là rất cần thiết.

5.2. Môi trường sống

  • Không nên cho chó mang bầu tiếp xúc với động vật lạ để tránh mắc bệnh.
  • Đưa chó mẹ đi khám bác sĩ thú y để kiểm tra sức khỏe và khám thai định kỳ.
  • Cho chó mẹ luyện tập thể dục và vận động hợp lý.
  • Tẩy giun sán, vệ sinh cơ thể cho chó mang bầu.
  • Quan tâm chó mẹ thường xuyên để giúp chúng ổn định tâm lý khi mang thai.

Xem thêm: Chó mẹ đẻ bao lâu thì tắm được? 6 lưu ý cơ bản khi tắm cho chó

Trên đây là toàn bộ thông tin về thời gian chó mang thai bao lâu mà Blog Chó Mèo cung cấp cho bạn. Hy vọng với một số thông tin liên quan mà chúng tôi đưa ra, bạn sẽ có thể có những kiến thức đầy đủ hơn để chăm sóc tốt cho chú cún của mình.