Chó cắn phải làm sao? Phân loại mức độ chó cắn

5/5 - (1 bình chọn)

Chó cắn phải làm sao?” đang là câu hỏi có lượt tìm kiếm vô cùng cao. Nếu không may xảy ra tình huống đó bạn sẽ xử lý như thế nào? Mua thuốc uống hay vội vàng đi tiêm phòng dại? Để có câu trả lời chính xác nhất, hãy đọc bài viết của Blog chó mèo nhé.

1. Tìm hiểu chung về bệnh dại

1.1. Bệnh dại

cho-can-phai-lam-sao-1
Tìm hiểu về bệnh dại

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thống thần kinh Trung ương từ động vật lây sang người qua nước bọt bị nhiễm virus dại. Đa phần các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại, đôi khi có thể bị nhiễm qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc ghép tổ chức mới bị nhiễm virus dại. Khi đã mắc bệnh dại và lên cơn, dù là động vật hay con người đều dẫn đến tử vong. Vậy bạn có biết bị chó dại cắn sau bao lâu thì chết không? Xem chi tiết tại đây.

Bệnh dại tiến triển theo hai thể: thể liệt kiểu hướng thượng (hội chứng Landly) và thể cuồng.

Khi đã phát bệnh, bệnh thường kéo dài từ 2 – 6 ngày (có thể lâu hơn) và dẫn đến tử vong do liệt cơ hô hấp.

Xem thêm: Dấu hiệu chó bị dại là gì? Phải làm gì để phòng tránh bệnh dại chó

1.2. Cách chuẩn đoán bệnh dại

cho-can-phai-lam-sao-1
Chuẩn đoán bệnh dại

Để chẩn đoán bệnh dại, bác sĩ sẽ chẩn đoán thông qua các dấu hiệu:

  • Triệu chứng lâm sàng: Quan sát xem người bệnh có chứng sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng và kiểm tra các yếu tố dịch tễ học có liên quan.
  • Chẩn đoán xác định: Dựa vào kết quả xét nghiệm kháng thể miễn dịch huỳnh quang trực tiếp (IFA) từ mô não hoặc phân lập virus trên chuột hay trên hệ thống nuôi cấy tế bào. Ngoài ra cũng có thể lấy kết quả xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang của các mảnh cắt da đã làm đông lạnh lấy từ dìa tóc ở gáy người bệnh hoặc chẩn đoán huyết thanh bằng phản ứng trung hoà trên chuột hay trên nuôi cấy tế bào. Ngày nay, với kỹ thuật mới có thể phát hiện được ARN của virus dại bằng phản ứng PCR hoặc phản ứng RT-PCR.

2. Phân loại mức độ vết thương khi chó dại cắn

Thông thường, sự nghiêm trọng của vết chó cắn sẽ được phân thành 5 mức độ khác nhau, cụ thể là:

cho-can-phai-lam-sao-1
Phân loại mức độ vết cắn
  • Mức độ 1: Răng của chó không chạm vào da.
  • Mức độ 2: Răng của chó chạm vào da, nhưng da vẫn chưa rách.
  • Mức độ 3: Có từ một đến bốn vết thương hở, nông trên da.
  • Mức độ 4: Một vết cắn nhưng gây ra từ một đến bốn vết thương hở. Trong đó có ít nhất một vết thương thủng sâu.
  • Mức độ 5: Nhiều vết cắn, bao gồm một số vết thương thủng sâu. Có thể do bị chó tấn công mạnh bạo.

Xem thêm: Triệu chứng bị chó dại cắn – Những thông tin sống còn bạn cần biết

3. Cách xử lý vết thương khi bị chó cắn

3.1. Sơ cứu vết thương khi bị chó cắn

Khi bị chó tấn công, răng cửa của chúng sẽ ngoạm vào phần mô thịt, đồng thời những chiếc răng nhỏ hơn có thể làm rách da. Kết quả là gây nên một vết thương hở và lởm chởm. Chính vì vậy, khi bị chó cắn, bạn nên thực hiện ngay những bước sơ cứu để xử lý vết thương nhằm hạn chế khả năng nhiễm trùng:

cho-can-phai-lam-sao-1
Sơ cứu vết thương
  • Đầu tiên, cần phải nhanh chóng kiểm tra vết thương. Nếu vết thương không chảy máu, hãy rửa thật sạch vùng da đó bằng xà phòng và nước ấm. Đối với tình trạng bị chó cắn chảy máu, cần chườm bằng vải sạch trong khoảng 5 phút hoặc cho đến khi máu ngừng chảy rồi mới rửa vết thương
  • Ấn nhẹ lên vết thương để một ít máu chảy ra, điều này sẽ giúp loại bỏ vi trùng.
  • Bôi kem kháng sinh lên vùng bị thương.
  • Sử dụng băng vô trùng để bịt kín vết thương.
  • Giữ vùng bị thương cao hơn tim để ngăn ngừa sưng và nhiễm trùng.
  • Trường hợp vết thương nhẹ ở mức độ 1, 2 hoặc 3 thì bạn có thể tự xử lý tại nhà một cách an toàn thông qua việc rửa vết thương hằng ngày và kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng.

3.2. Lưu ý khi xử lý vết thương do chó cắn

cho-can-phai-lam-sao-1
Lưu ý khi xử lý vết thương
  • Tránh để các chất kích thích như ớt bột, nước ép hoặc nhựa cây, axit hoặc kiềm dây vào vết thương.
  • Tránh băng bó, đắp thuốc kín vết thương, tránh khâu vết thương vì có thể khiến virus dại xâm nhập dễ dàng hơn.

Hãy đến ngay bác sĩ hoặc bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất nếu bạn bị bất kỳ loài động vật nào cắn, kể cả vật nuôi. Dựa trên điều kiện và tình trạng vết cắn, bác sĩ sẽ quyết định xem liệu có nên cho bạn tiêm vắc-xin ngừa dại hay không.

3.3. Nên đến gặp bác sĩ trong trường hợp nào?

Sau khi thực hiện các biện pháp xử lý vết thương tại nhà, nếu nạn nhân có các biểu hiện sau đây thì nên đưa họ đến ngay cơ sở y tế gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời:

cho-can-phai-lam-sao-1
Đến gặp bác sĩ trong trường hợp nào?
  • Máu chảy nhiều và không kiểm soát được
  • Vết cắn để lộ xương, gân, cơ
  • Vết thương gây đau dữ dội
  • Gây mất chức năng, chẳng hạn như không thể uốn cong các ngón tay
  • Có các dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, nóng, đỏ
  • Người bị sốt hoặc cảm thấy yếu ớt, ngất xỉu
  • Vết thương tiết dịch mủ vàng và có mùi hôi

Bác sĩ có thể chỉ định tiêm vắc-xin dự phòng bệnh dại sau phơi nhiễm (PEP) trong các điều kiện sau đây:

  • Nếu vết cắn gây xước da và vết thương chảy máu.
  • Nếu màng nhầy ở vùng da đã tiếp xúc với nước bọt của động vật nghi mắc bệnh dại.
  • Nếu con vật đã cắn người bị chết hoặc biến mất trong thời gian theo dõi, có biểu hiện hành vi không bình thường.

3.4. Trường hợp nhiễm trùng khi bị chó cắn

Khoảng 50% trường hợp vết thương bị chó dại cắn có vi khuẩn, chủ yếu là tụ cầu, liên cầu, pasteurella, và capnocytophaga. Đôi khi chó cũng có thể mang tụ cầu vàng kháng methicillin.

cho-can-phai-lam-sao-1
Nhiễm trùng chó cắn

Vết cắn ở tay hoặc chân có khả năng nhiễm trùng cao hơn. Một số yếu tố cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng là sử dụng rượu bia, người có hệ miễn dịch yếu kém, bệnh nhân đái tháo đường, đang hóa trị liệu hoặc cắt bỏ lá lách.

Tình trạng nhiễm trùng cần được phát hiện và điều trị sớm nhất, nếu không sẽ dẫn đến nhiễm trùng huyết cùng một loạt biến chứng nguy hiểm chẳng hạn như suy thận, đau tim, hoại thư,…

Như vậy, bài viết trên đây Blog chó mèo đã giúp bạn trả lời câu hỏi “chó cắn phải làm sao?”. Hy vọng rằng với những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn nhiều.