Triệu chứng bị chó dại cắn – những thông tin sống còn bạn cần biết

5/5 - (5 bình chọn)

Một trong những căn bệnh gây nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao trong những năm gần đây là bệnh dại. Là bệnh lý bắt nguồn từ việc bị chó dại cắn nên việc nắm rõ các triệu chứng sẽ giúp bạn sớm nhận ra bệnh và điều trị kịp thời trước khi dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Bài viết dưới đây của Blog Chó Mèo sẽ hỗ trợ bạn trong việc phát hiện, điều trị, cách phòng tránh căn bệnh này.

1. Bệnh dại là gì

Bệnh dại là căn bệnh khá phổ biến nhưng nhiều người chỉ biết đến căn bệnh này với cái tên, chưa hiểu rõ nguyên lý của bệnh này. Vậy bệnh dại là gì? Các nhà khoa học trên thế giới cho biết rằng, bệnh dại là bệnh do virus dại(Rabies virus) xâm nhập vào cơ thể con người. 

Theo Wikipedia: “Bệnh dại (tiếng Anh: Rabies) là một căn bệnh do virus gây ra viêm não ở người và động vật có vú khác.

Thủ phạm gây bệnh dại là các loại Lyssavirus bao gồm virus dại và lyssavirus dơi Úc

Một khi triệu chứng đã khởi phát thì kết cục gần như luôn là tử vong

trieu-chung-cho-dai-can-1
Virus bệnh dại

Đây là bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương, virus dại thông qua các vết cắn, vết liếm hoặc nước dãi của động vật nhiễm bệnh tiếp xúc trực tiếp vào các bộ phận mắt, mũi, miệng lây truyền sang người bệnh. Ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung hơn 99% trường hợp người mắc bệnh dại là do chó cắn. 

2. Những triệu chứng bị chó dại cắn như thế nào

Quá trình từ khi virus xâm nhập vào cơ thể đến khi có triệu chứng sẽ mất khoảng 35 đến 65 ngày. Lúc đầu, triệu chứng của người bệnh có thể là sốt cao, đau đầu, lúc ăn thường hay nôn mửa, vết chó cắn đau nhức, những triệu chứng này kéo dài từ 3 tới 4 ngày.

Sau quá trình trên, sẽ bắt đầu xuất hiện triệu chứng ở hệ thần kinh như bị tác động bởi các hành vi của người khác, đầu óc lú lẫn, hay suy nghĩ lo lắng, tâm trạng bất an. Đồng thời, người bệnh còn có những hành vi bất thường, xuất hiện các ảo giác, không ngủ được, sợ tắm, cơ thể có thể bị co giật hoặc tê liệt.

trieu-chung-cho-dai-can-2
Người bị chó dại cắn sẽ sốt cao

Cùng tham khảo các triệu chứng bị chó dại cắn mà Blog Chó Mèo chia sẻ nhé:

  • Vết cắn đau nhức hoặc ngứa ngáy, cảm giác khó chịu.
  • Cơ thể mệt mỏi, sốt, đau đầu. Triệu chứng bị chó dại cắn còn bao gồm tình trạng sợ tiếng ồn, ánh sáng, sợ nước. Ngoài ra tâm trạng người bị chó dại cắn thường bất ổn lúc tức giận, lúc trầm lặng.
  • Triệu chứng bị chó dại cắn ở thể cuồng: người bị bệnh có dấu hiệu sốt cao, đau nhức phần đầu, tại vùng da bị chó dại cắn có cảm giác bức rức, châm chích, khó chịu. Tiếp theo khi virus xâm chiếm lên hệ thần kinh trung ương sẽ diễn ra tình trạng viêm màng não và tủy sống. Trong quá trình này bệnh nhân thường xuất hiện một số triệu chứng như: tâm trạng lo lắng, căng thẳng, có các hành vi bất thường, sủi bọt mép, hơi thở yếu, tim ngừng đập.
  • Triệu chứng bị chó dại cắn ở thể liệt: người bị chó dại cắn ở thể này chỉ chiếm khoảng 20% trong tổng số. Dấu hiệu đầu tiên là cơ thể bị tê liệt ở các vùng như tay, chân, nhất là tại vùng da bị tổn thương. Sau vài ngày, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái bất tỉnh, không còn nhận thức được và dẫn đến cái chết. Ở thể liệt thường rất hay nhầm lẫn với các loại bệnh khác, nên việc báo cáo về căn bệnh này chưa đầy đủ  
trieu-chung-cho-dai-can-4
Hình ảnh người bị chó dại cắn

3. Cách nhận biết triệu chứng chó dại cắn qua từng thời kỳ

Nhiều người nghĩ rằng bệnh dại sẽ xuất hiện ngay khi bị chó cắn, nhưng đó là suy nghĩ sai lầm. Khi bị chó dại cắn thì sẽ diễn biến qua từng thời kỳ khác nhau, vậy cùng Blog Chó Mèo tìm hiểu xem ở mỗi thời kỳ bệnh dại sẽ có dấu hiệu gì nhé!

3.1. Triệu chứng bị chó dại cắn thời kỳ ủ bệnh 

Là khoảng thời gian được tính từ khi bị chó dại cắn, hoặc làm tổn thương lên da cho đến khi phát bệnh, đây được xem là thời kỳ vàng để chữa trị bệnh. Trong suốt quá trình ủ bệnh, hầu như không có dấu hiệu của bệnh dại, chỉ có thể nhận biết bằng các dấu vết cắn, xước trên làn da. Vì thế, ngay sau khi bị chó dại cắn phải đi khám và tiêm vắc- xin phòng dại, điều này có thể cứu sống người bệnh.

3.2. Triệu chứng bị chó dại cắn thời kỳ tiền triệu

Sau thời gian ủ bệnh, người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện như lo lắng, bồn chồn, tính tình thay đổi, vùng da bị tổn thương có cảm giác ngứa ngáy, đau, sưng đỏ. Do thời kỳ ủ bệnh lâu nên đa phần người bị chó dại cắn quên đi việc bị chó cắn.

3.3. Triệu chứng bị chó dại cắn thời kỳ toàn phát

Ở giai đoạn này xuất hiện 2 bệnh cơ bản mà chúng ta cần lưu ý. 

Bệnh dại thể hung dữ hoặc co cứng: dấu hiệu của bệnh này là tâm trạng của người bệnh phấn khích, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, trở nên dữ tợn, bấn loạn, đập phá đồ đạt, sau đó tiến tới hôn mê và dẫn đến tử vong.

Bệnh dại thể tê liệt: đây là thể bệnh thường có ở bệnh nhân bị chó dại cắn đã tiêm vắc- xin nhưng thời gian tiêm muộn, virus đã xâm nhập vào não gây bệnh. Dấu hiệu có thể có ở bệnh này là đau ở cột sống rồi xuất hiện hội chứng kiểu Landry. Khi bệnh trở nặng, người bệnh sẽ bị tê liệt thần kinh sọ, ngừng hô hấp, suy tim và tử vong. Thời kỳ này diễn biến từ 4 đến 10 ngày, và bệnh nhân không có dấu hiệu sợ nước, sợ gió.

4. Điều trị khi bị chó dại cắn như thế nào

4.1. Điều trị ngay khi bị chó, mèo cắn

Ngay khi bị động vật cắn và chắc chắn rằng động vật bị bệnh dại bạn cần phải thực hiện các bước sau để tránh gây nguy hiểm: 

  • Sát trùng vết cắn: điều đầu tiên, bạn nên rửa kỹ vết thương bằng thuốc sát trùng, xà phòng hoặc nước để khử trùng vết thương, tránh tình trạng vết thương bị viêm nhiễm, lở loét.
  • Tiêm phòng dại: tiếp theo, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất và tiến hành tiêm phòng dại, xử lý vết cắn. Nếu bạn để thời gian ủ bệnh quá lâu, khi đó virus sẽ di chuyển đến các cơ quan trong cơ thể đặc biệt là não sẽ gây nguy hiểm đến hệ thống thần kinh. Ở thời điểm này, mọi điều bác sĩ làm sẽ là quá muộn.

    trieu-chung-cho-dai-can-3
    Tiêm vaccin ngay sau khi bị chó dại cắn

Hỏi: Tại sao chó dại sau khi cắn người lại chết?

Đáp: Thường khi chó dại cắn người là do virut đã tấn công lên não bộ, gây ra các hành vi hung hăng. Lúc này bệnh đã đến giai đoạn cuối nên chó sẽ chết.

Trong trường hợp chưa xác định động vật cắn có bị dại hay không thì vẫn nên sơ cứu vết thương. Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà bạn có thể tự xử lý hoặc đến cơ sở y tế. Trong thời gian này cần theo dõi kĩ chó xem có biểu hiện gì không. Thường thì chó dại cắn người sau một khoảng thời gian sẽ chết. Nếu chú chó vẫn khỏe mạnh thì bạn không cần quá lo lắng. Chó không bị dại cắn thì bạn chỉ cần vệ sinh vết thương sạch sẽ để đảm bảo không nhiễm trùng.

Xem thêm: Cách điều trị vết thương khi bị chó cắn

4.2. Điều trị khi đã lên cơn dại

Hiện nay, trên thế giới chưa tìm chế tạo được loại thuốc điều trị bệnh dại khi đã lên cơn. Việc mà bạn cần làm khi bệnh nhân đã lên cơn dại là giữ tâm trạng người bệnh thoải mái, không đau đớn về thể xác và ức chế về tinh thần.

Để bệnh nhân ở trong phòng, tránh tiếng ồn, ánh sáng mạnh, căn phòng tốt nhất nên yên tĩnh có ánh sáng dịu nhẹ để bảo vệ họ khỏi trạng thái kích thích làm tăng khả năng co giật dẫn đến tử vong.

Tiêm các loại thuốc an thần được bác sĩ chỉ định, đúng liều lượng và tùy thuộc vào trạng thái của bệnh nhân giúp kiểm soát tâm trạng cũng như cơ thể người bệnh.

5. Cách phòng tránh và chăm sóc bệnh nhân bị dại

Việc phòng tránh bệnh chó dại là vô cùng quan trọng, nếu bạn chưa biết cách phòng tránh thì mục dưới đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc phòng ngừa bệnh dại, Cùng tham khảo và ghi nhớ ngay nhé.

5.1. Bị chó dại cắn sau bao lâu thì tiêm phòng 

Cách phòng ngừa bệnh dại tốt nhất được các bác sĩ khuyến cáo là phải tiêm phòng cho động vật nuôi, tiêm đầy đủ và nhắc lại hằng năm theo quy trình tiêm chủng thú y

Nếu bị chó dại cắn, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để tiêm phòng ngay lập tức.

Chó phải được nuôi giữ trong nhà, phải xích chó, khi dắt vật nuôi ra đường phải rọ mõm, tránh để chó cắn hoặc liếm người khác.

Nếu thấy chó chạy rông nên tiêu diệt gấp, chó không có chủ, chó hoang là mối đe dọa gây nguy hiểm. Không nên nghịch phá chó, mèo, chúng có thể nổi giận và cắn bạn bất cứ lúc nào. Khi chăm sóc người bị bệnh dại phải đeo bao tay, khẩu trang tránh việc lây lan.

Nếu bị chó, mèo cắn bạn phải biết cách phòng tránh bệnh dại trở nặng.

  • Rửa sạch vết thương bằng dung dịch sát trùng tầm 15 phút.
  • Nếu nhà bạn không có dung dịch hoặc xà phòng khử trùng có thể xả rửa vết thương bằng nước. Đây là phương pháp sơ cứu đầu tiên cũng như hiệu quả nhất để phòng chống bệnh dại.
  • Hạn chế va chạm vào vết thương, không được băng kín làm cho vết thương thêm trầm trọng.
  • Đến trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn, chữa trị kịp thời. Tiêm phòng ngay để ngăn ngừa bệnh dại.
  • Không dùng các phương pháp dân gian, tự ý chữa trị tại nhà sẽ làm bệnh thêm nghiêm trọng.

5.2. Chăm sóc bệnh nhân bị chó dại cắn như thế nào 

trieu-chung-cho-dai-can-6
Vệ sinh vết chó cắn bằng cồn và thuốc sát trùng
  • Bệnh nhân bị chó dại cắn phải được xử lý vết thương đúng cách.
  • Giai đoạn đầu khi bị chó cắn nên đi tiêm phòng.
  • Giữ cho tâm trạng bệnh nhân thoải mái, không căn thẳng, tránh các cú sốc tâm lý ảnh hưởng đến tâm trạng bệnh nhân.
  • Nếu bệnh nhân chán ăn hoặc không thể ăn được thức ăn thì nên truyền chất lỏng nuôi cơ thể.
  • Bệnh nhân nếu có dấu hiệu tê liệt hãy đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Vệ sinh cơ thể sẽ góp phần làm cho bệnh nhân thoải mái.
  • Trường hợp bệnh trở nặng hãy đưa đến bác sĩ để có pháp đồ điều trị hiệu quả nhất( sử dụng các loại thuốc giảm tình trạng kích thích, co giật).

Điều trị bệnh dại là vô cùng khó khăn và khó có thể cứu chữa nếu đã bị nhiễm bệnh. Ngoài bệnh dại, thú cưng cũng có nguy cơ lan truyền một số bệnh lây từ chó mèo sang người.  Mong rằng sau bài viết này các bạn đã có thêm kiến thức để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng khỏi bệnh dại và một số bệnh từ chó mèo nói chung.

Xem thêm : Bị chó mèo cào chảy máu có sao không?