Chó Poodle và những thông tin bạn cần biết

5/5 - (1 bình chọn)

Chắc hẳn cái tên Poodle cũng không còn xa lạ với những người nuôi chó. Thế nhưng bạn đã hiểu hết về giống chó này chưa? Vậy những thông tin cụ thể về giống chó Poodle là gì, hãy tham khảo bài viết sau đây nhé!

1. Nguồn gốc của giống chó Poodle

Poodle có nguồn gốc xuất phát từ chữ “Pudel” trong tiếng Đức, có nghĩa là “thợ lặn” hay là “chó lội nước”. Sở dĩ có cái tên như vậy là do giống chó này có khả năng bơi lội tuyệt vời nhờ lớp lông dày che phủ phần khớp và các bộ phận quan trọng giúp chúng không bị lạnh và bị thương. (Nguồn: Wikipedia)

cho-poodle-1
Nguồn gốc của chó Poodle

Chó Poodle là hậu duệ của các giống chó French Water Dog, Barbet và Hungarian Water Hound. Khoảng 400 năm trước, giống chó này được nuôi phổ biến ở các nước tại các nước Tây Âu. Tuy nhiên, hiện nay người ta vẫn còn đang tranh cãi về nguồn gốc thực sự của giống chó này ở các nước Pháp, Đức hay Đan Mạch.

2. Các dòng chó Poodle phổ biến

Hiện nay, giống chó Poodle đã được lai tạo lại thành giống chó cảnh với nhiều chủng loại khác nhau cho bạn lựa chọn, tuy nhiên 3 chủng phổ biến nhất là: 

  • Mini Poodle
  • Toy Poodle 
  • Standard Poodle

Ngoài ra, còn 2 chủng khác khá phổ biến là Tiny PoodleTeacup Poodle nhưng chúng không được công nhận nên bài viết này sẽ chỉ cung cấp thông tin về 3 loại chính.

2.1. Standard Poodle

cho-poodle-21
Standard Poodle

Standard Poodle là dòng có kích thước lớn nhất trong các dòng chó Poodle, chúng có chiều cao trung bình trên 38cm, cân nặng dao động trong khoảng từ 20-32 kg. Cơ thể của Standard Poodle có xu hướng tạo thành hình vuông, chiều dài lưng và chân tương đối bằng nhau. 

Tuy nhiên, giống chó này không được nuôi phổ biến ở Việt Nam mà chủ yếu ở các nước Tây Âu. Standard Poodle thường được huấn luyện trong các cuộc thi hay rạp xiếc thú.

2.2. Mini Poodle (Miniature Poodle)

cho-poodle-22
Dòng Mini Poodle

Vẻ ngoài của Mini Poodle tương tự như một Standard Poodle, chỉ khác rằng Mini Poodle có kích thước nhỏ hơn, như một Standard Poodle cỡ trung vậy. Chúng có chiều cao trung bình từ 28-38 cm, nặng khoảng 7-8 kg. Bất kỳ chú chó nào cao hơn hoặc thấp hơn số đo ở trên thì khó có thể thuộc dòng Mini Poodle. 

Dù dòng Mini có kích thước nhỏ hơn nhưng chúng cũng không hề kém thông minh hơn so với dòng Standard. Bạn hoàn toàn có thể huấn luyện chúng những bài tập từ đơn giản đến nâng cao, khả năng tiếp thu của chúng có thể sẽ làm bạn ngạc nhiên đấy! 

2.3. Toy Poodle

cho-poodle-23
Dòng Toy Poodle

Toy Poodle là giống chó nhỏ nhất trong 3 loại và cũng là dòng được nuôi phổ biến nhất hiện nay. Toy Poodle có chiều cao trung bình dưới 28 cm, cân nặng dao động khoảng 3-4 kg. Thân hình nhỏ nhắn cùng bộ lông xoăn tít, cái đầu tròn với đôi tai dài rủ xuống hai bên má, nhìn tổng thể như một chú cún bông xinh xắn sẽ làm “đốn tim” bất cứ người nào nhìn thấy. Đây cũng là một trong những nguyên do vì sao Toy Poodle được nuôi phổ biến đến vậy. 

Dòng Toy Poodle có thể học hỏi rất nhanh nên cho dù bạn chưa có kinh nghiệm nuôi chó cũng có thể dễ dàng huấn luyện chúng. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng nên chọn những bài tập nhẹ nhàng, ít sử dụng thể lực cho chú chó của bạn. Vì kích thước của dòng Toy rất nhỏ nên có thể chúng sẽ bị ốm nếu luyện tập quá sức.

2. Đặc điểm nổi bật của chó Poodle

Đặc điểm của chó Poodle khá nổi bật về cả ngoại hình và tính cách. Cụ thể như sau:

2.1. Ngoại hình của chó Poodle

Chó Poodle là giống chó có tỷ lệ kích thước trung bình, đặc điểm nhận biết của chúng là bộ lông xoăn tự nhiên với đa dạng màu sắc như: Màu đen, xám, kem, đỏ, trắng, nâu hay cà phê sữa… 

cho-poodle-2
Ngoại hình của chó Poodle

Chó Poodle có nhiều loại do quá trình lai tạo khác nhau. Tuy nhiên về ngoại hình chúng đều có đặc điểm khá tương đồng: tỷ lệ thân, đuôi, 4 chân, màu sắc lông và đặc tính thông minh. Các ngón chân của chó Poodle hơi cong và bàn chân hình oval nhỏ. Da Poodle đàn hồi, mềm mại và có sắc tố. Một điểm đặc biệt của giống chó Poodle là bộ lông của chúng khá giống với tóc người, chúng có thể mọc dài ra theo thời gian và không bị rụng hay thay lông như các dòng chó khác.

Nhờ ngoại hình dễ nhìn và đặc tính thông minh nên Poodle vẫn sẽ là lựa chọn hàng đầu của những người có ý định nuôi chó.

2.2. Tuổi thọ

Mỗi dòng chó Poodle sẽ có mức tuổi thọ khác nhau. Đây cũng là một trong những chỉ tiêu cần lưu ý khi quyết định nhận nuôi chó Poodle. Với các dòng Standard, Mini hay Toy tuổi thọ của chúng dao động trong khoảng từ 12-15 năm. Nhìn chung đây là mức tuổi thọ khá cao so với mặt bằng chung các giống chó cảnh. 

Tuy nhiên, còn hai dòng không chính thống là Tiny Poodle và Teacup Poodle, hai giống chó này có tuổi thọ thấp hơn nhiều so với 3 giống đã nêu ở trên. Cụ thể: 

  • Tiny Poodle có tuổi thọ từ 8-10 năm.
  • Teacup Poodle tối đa chỉ sống được 5 năm, chỉ bằng ⅓ dòng Toy hay Standard.

3.Tính khí của dòng chó Poodle

Chó Poodle nổi tiếng với khả năng trung thànhđộ thông minh xếp thứ 2 thế giới chỉ sau giống chó Border Collie. Không chỉ vậy, tính cách của chúng cũng rất vui tươi, năng động và dễ gần nên rất phù hợp nuôi trong gia đình có trẻ nhỏ. Tuy nhiên, mỗi dòng Poodle cũng sẽ có sự khác biệt đôi chút về tính cách. Chẳng hạn như:

cho-poodle3
Tính khí của dòng chó Poodle
  • Dòng Standard: Giống chó này sẽ điềm tĩnh và ít hiếu động hơn các dòng còn lại. Ngoài ra chúng còn khá  nhạy cảm với những tiếng quát hay cường độ luyện tập cao do đó bạn cần lưu ý không nên quát mắng và tạo cho chúng môi trường sống thoải mái nhất có thể.
  • Dòng Mini Poodle: Dòng này sẽ năng động và nhạy cảm hơn so với dòng Standard. Do vậy bạn không nên để chúng một mình quá lâu và nên dành thời gian chơi đùa với chúng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chiều chuộng chúng quá mức vì sẽ khiến chúng mắc một số tính xấu như: khó gần, nhạy cảm và không thân thiện với mọi người.
  • Toy Poodle: Dòng nhỏ nhất trong các anh em họ nhà Poodle, tuy nhiên đây lại là loại hiếu động và tinh nghịch nhất. Bạn nên lưu ý chỉ cho chúng chơi cùng trẻ em trên 5 tuổi để tránh gây ra những thương tích không đáng có.

Tính xấu của dòng chó Poodle là tính hay sủa. Chúng sủa rất nhiều, to và khó kiểm soát. Sẽ chẳng có gì phàn nàn nếu đặc tính này dùng để trông nhà và cảnh báo chủ nhân. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý huấn luyện chúng nghe theo mệnh lệnh của mình để chúng sủa đúng lúc, đúng chỗ, biết điểm dừng giúp giảm bớt sự ồn ào và tránh gây phiền toái.

4. Môi trường sống của chó Poodle

Do kích thước thân hình không lớn nên chó Poodle không cần không gian quá rộng rãi để sinh sống nên rất phù hợp nuôi trong nhà. Sức đề kháng của Poodle khá yếu, do vậy bạn cần đặc biệt chú ý đến nhiệt độ trong nhà: ấm vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè.

Chó Poodle rất thích hoạt động, do vậy bạn nên duy trì việc cho chúng ra ngoài mỗi ngày ví dụ như đi bộ hoặc chơi đùa ở công viên. Điều này còn giúp cho chúng bớt nhút nhát và thân thiện hơn với mọi người.

Ngoài ra, Poodle rất sợ cô đơn và thích ở bên cạnh con người. Trong trường hợp bạn quá bận rộn và không có ai ở cạnh Poodle thì có thể tìm cho nó một con chó khác làm bạn để Poodle tránh mắc bệnh trầm cảm.

5. Cách chăm sóc chó Poodle

5.1. Chế độ dinh dưỡng

cho-poodle4
Chế độ dinh dưỡng

Loài chó Poodle thường có hệ đường ruột khá yếu và rất kén ăn nên bạn cần để ý đến chế độ ăn của chúng. Tùy từng thời kỳ mà bạn cần chuẩn bị cho chú chó Poodle của bạn những khẩu phần ăn khác nhau. Chẳng hạn, đối với Poodle từ 2-4 tháng tuổi, bạn nên cho chúng ăn 5 bữa/ngày và sử dụng các loại thực phẩm mềm, dần dần khi chúng lớn hơn, bạn có thể giảm dần số lượng bữa ăn và thay đổi khẩu phần ăn cho hợp lý. 

Thực phẩm được khuyên dùng cho chó Poodle bao gồm các loại thực phẩm ngũ cốc (lúa mì, ngô,…) và các loại thịt như: thịt gia cầm, thịt cá, thịt lợn. Đôi khi, bạn cũng nên cung cấp cho chúng những thực phẩm giàu protein như: thịt bò, trứng vịt lộn, cá,… để chúng khỏe mạnh và có bộ lông mượt mà hơn.

5.2. Chăm sóc chó Poodle trong thời kỳ thường

Với đặc tính không chịu được nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh nên khi chăm sóc chó Poodle bạn nên lưu ý nuôi trong nhiệt độ thích hợp với môi trường sạch sẽ, thoáng mát để chúng phát triển tốt nhất. Poodle là loài chó rất năng động, do vậy bạn nên dành một chút thời gian trong ngày để dắt chúng đi dạo nhé!

5.3. Chăm sóc chó Poodle trong thời kỳ thai sản

Thời kỳ sinh sản rất nhạy cảm nhất đối với chó Poodle nói riêng và các giống chó khác nói chung. Vì chó Poodle có hệ thống miễn dịch và hệ tiêu hóa kém nên người nuôi cần kiểm soát kỹ chế độ ăn của chúng, tránh để Poodle bị thiếu chất hay béo phì. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo nhiệt độ nơi ở của chúng không quá nóng hoặc quá lạnh, không khí thoáng đãng và thường xuyên khử khuẩn đồ dùng sử dụng cho Poodle.

5.4. Các loại bệnh thường gặp

Poodle thường hay mắc các bệnh về đường hô hấp và đường ruột, đặc biệt là các dòng Poodle size nhỏ như Tiny hay Teacup, do vậy bạn nên đặc biệt chú ý về chế độ dinh dưỡng và nhiệt độ môi trường quanh chúng.

Do đặc điểm bộ lông của chó Poodle có thể dài theo thời gian, nên bạn cần chú ý cắt tỉa lông của chúng gọn gàng để tránh mắc các bệnh về da như: ghẻ, bọ chét…

5.5. Huấn luyện chó Poodle

Như đã đề cập ở phần trên bài viết, chó Poodle là loài vật rất thông minh nên bạn có thể huấn luyện chúng vô cùng dễ dàng. Tuy nhiên, chúng cũng vô cùng nhạy cảm. Người nuôi cần lưu ý rằng không nên quát mắng Poodle hoặc quá nuông chiều chúng, điều này sẽ làm cho Poodle mắc các tính xấu như: khó bảo, không thân thiện với mọi người hay rụt rè quá mức… Đổi lại, nếu bạn dành thời gian chăm sóc cho Poodle cùng chế độ huấn luyện hợp lý thì chúng sẽ vô cùng trung thành, luôn quấn quýt, thân thiện với mọi người.

6. Một vài tình huống xử lý với Poodle

cho-poodle6
Cách xử lý tình huống
  • Khi chó Poodle có tình trạng căng thẳng, chúng thường có xu hướng lẩn trốn, tránh tiếp xúc với mọi người hoặc có biểu hiện cực đoan như gầm gừ, cắn phá đồ đạc thậm chí tấn công người tiếp cận. Lúc này, bạn không nên ép buộc chúng lại gần vì có thể gây ra thương tích. Việc bạn cần làm là tìm ra nguyên nhân khiến chú chó của mình stress và cải thiện dần dần, tuyệt đối không nên nóng vội hoặc to tiếng với Poodle.
  • Nếu bạn không biết cách chăm sóc Poodle đúng cách thì có thể sẽ tác động đến việc rụng lông của chúng. Có nhiều nguyên nhân khiến Poodle bị rụng lông như là: thiếu dinh dưỡng (protein, vitamin B…); các bệnh về da như: nấm, viêm da, ghẻ… hoặc đơn giản như sự thay đổi của khí hậu cũng sẽ làm chúng rụng lông để thích nghi với môi trường mới.
  • Đôi khi, chó Poodle của bạn sẽ có biểu hiện biếng ăn. Với biểu hiện này, bạn nên quan sát chúng từ 1-2 ngày. Nếu chó khỏe mạnh mà vẫn lười ăn thì có thể là do khẩu phần ăn không phù hợp hoặc chúng đang ở trong thời kỳ đầu thai sản. Người nuôi cần chú ý xác định rõ nguyên nhân để có cách giải quyết cho phù hợp.

7. Mua chó Poodle ở đâu, giá cả, cách chọn chó

Hiện nay, có khá nhiều địa chỉ mua bán Poodle cho bạn chọn lựa: Mua trực tiếp tại các hộ gia đình, các trang bán hàng online, các trại chuyên phối giống Poodle… Nếu bạn đang tìm hiểu việc mua chó Poodle hãy chú ý lựa chọn các kênh uy tín nhé!

Một vài lưu ý khi chọn mua Poodle là: Nên chọn những chú Poodle có thân hình cân đối, và không nên chọn những bé dưới 1,5 tháng tuổi vì chúng rất khó chăm; bạn nên ưu tiên chọn những chú Poodle hoạt bát, nhanh nhẹn và yêu cầu người bán cung cấp giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của chúng (nếu có). Ngoài ra, bạn cũng có thể hỏi người bán về chế độ tiêm chủng, bảo hành, sổ theo dõi khám chữa bệnh để thuận lợi cho sau này.

Trong bài viết này, chúng tôi đã cập nhật cho bạn mức giá của các dòng Poodle tính đến thời điểm hiện tại như sau:

  • Chó Poodle Tiny (màu nâu đỏ, màu kem, màu đen, màu socola, màu trắng, màu xám) có giá khoảng 6,5-16 triệu đồng
  • Chó Poodle Toy (màu socola, màu kem, màu nâu đỏ, màu đen, màu trắng, màu xám) có giá từ 5,5-12 triệu đồng.
  • Chó Poodle Teacup (màu nâu đỏ, màu socola, màu kem, màu trắng, màu đen) có giá 8-10 triệu đồng. Poodle Teacup màu xám có giá khoảng 18-20 triệu đồng.
  • Chó Poodle Miniature và Poodle Standard khoảng 4-14 triệu đồng.

Trên đây là tất cả những thông tin cơ bản về chó PoodleBlog Chó Mèo gửi đến cho bạn. Nếu bạn là người yêu thích chó hay có ý định nuôi chó, thì một em Poodle sẽ là lựa chọn thông minh đấy! Hãy chia sẻ bài viết này nếu bạn thấy hữu ích để mọi người cùng biết nhé!