Cách nuôi chó Poodle – Chuẩn quốc tế

4.8/5 - (6 bình chọn)

Poodle được yêu thích, được bình chọn là top vật nuôi trong nhà bởi ngoại hình bên ngoài của nó vô cùng đáng yêu và đặc biệt là cực kỳ ít rụng lông. Poodle cũng vô cùng thông minh và sống rất tình cảm với chủ. Đặc biệt là rất dễ nuôi và chăm sóc, chúng là giống chó cảnh không kén cá chọn canh môi trường sống của mình.

Cần tăng thêm kiến thức về giống poodle bạn có thể tìm đọc 1 số thông tin sau:

Sẽ là không bao giờ thừa nếu trước khi nuôi giống chó này, bạn có những kiến thức về cách chăm sóc chó Poodle. Bài viết dưới đây Blog chó mèo  sẽ giới thiệu cách nuôi Poodle một cách chuẩn và tốt nhất.

Chọn giống chó Poodle

Chó Poodle có 3 dòng chính là Toy Poodle và Standard Poodle, Mini Poodle bên cạnh đó còn có thêm hai dòng nhỏ nữa là dòng Teacup Poodle. Poodle, Tiny poodle và  đều là những giống chó thông minh ngoan ngoãn có đặc điểm ngoại hình rất đáng yêu dễ thương.

Phân loại chó Poodle qua ngoại hình

Hiện nay giống chó Poodle có 5 dòng phổ biến với kích thước khác nhau như sau:

Tìm hiểu về chó Poodle thuần chủngChiều cao (cm)Cân nặng (kg)
Poodle Standard45 – 60 cm20 – 25 kg
Poodle Miniature25 – 35 cm< 9kg
Poodle Toy30 – 40 cm4 – 6 kg
Poodle Tiny20 – 25 cm2 – 3,5 kg
Poodle Teacup15 cm< 2 kg
Toy Poodle

Chọn mua Poodle thuần chủng

Để mua được một chú chó Poodle thuần chủng thuộc giống tốt khỏe mạnh thì khi mua cần quan sát tổng thể thân hình của chú chó phải cân đối đầu tỉ lệ thuận với thân hình của chó, cổ dài trung bình hơi cong phần sau gáy.

Ngực chó sâu khuỷu chân trước phần bụng thon cao cò vùng trán phủ một lớp lông dài che lấp. Mặt chó nhỏ gọn có mõm thẳng dài mũi thẳng cùng chiếc lỗ mũi lớn đôi mắt có hình hạnh nhân nhỏ. Khoảng cách giữa hai mắt rộng cùng đôi tai dài rũ xuống 2 bên má.

Hông chó tròn chiếc đuôi dài buông thõng hay vểnh lên lúc chó vận động.

Nét đặc trưng nổi bật của giống chó Poodle là bộ lông xoăn với nhiều kiểu dáng kết cấu màu sắc da dạng như màu đen, trắng, kem, màu sô cô la. Màu lông chó phổ biến và được ưa chuộng nhất đó chính là màu nâu, màu sô cô la và màu trắng. Lúc mua cũng cần chọn mua và theo dõi hoạt động của chó trong khoảng 30 phút để quan sát những hành vi của chó có nhanh nhẹn hay không. Thể trạng của chó chó có được tốt, vui tươi, nhanh nhẹn hoạt bát….

Nuôi Poodle theo từng giai đoạn

Đối với chó Poodle 2 tháng tuổi

2 tháng tuổi thường là khi poodle bắt đầu được xuất đàn (đem bán) vì vậy, đa số các bạn sẽ mua chó trong giai đoạn này. Nhưng đây cũng là giai đoạn rất “nhạy cảm” vì khi tách đàn, chó rất dễ stress đồng thời bạn chưa có kinh nghiệm nên tỷ lệ chó mắc bệnh truyền nhiễm hoặc chết là rất cao.

Từ khi sinh tới 2 tháng là poodle có thể bắt đầu chuyển dần từ bú hoàn toàn sang ăn cháo hoặc cơm. Và đây cũng là thời gian các bạn thường mua chó. Nhưng do còn khá nhỏ đồng thời chủ mới chưa có nhiều kinh nghiệm nên poodle rất dễ mắc bệnh và chết trong giai đoạn này.

Thời điểm này chó có thể ăn cơm. Nhưng do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện hoàn toàn, nên lời khuyên tốt nhất là bạn nấu cháo cho chó ăn. Cho chó ăn những thức ăn dễ tiêu. Chính vì vậy cơ chế cung cấp dinh dưỡng lúc này khá quan trọng đối với chó Poodle. Để cung cấp thức ăn cho chó và chất dinh dưỡng cho chúng giai đoạn này, các bạn có thể cho Poodle ăn 1 số loại thức ăn sau:

  • Cháo loãng nấu với nước xương. Thức ăn khô ngâm mềm.
  • Sữa ấm khoảng 200-300ml/ngày.
  • Rau củ quả xay nhuyễn.
  • Tuyệt đối tránh không cho chúng ăn các loại xương, đồ ăn tạnh, hạt cứng.

Khẩu phần ăn của poodle 2 tháng gồm những gì?

Ví dụ : Thứ 2 nấu cháo với thịt. Thứ 3 cháo và giò. Thứ 4 cháo xúc xích…..

1 ngày cho chó ăn từ 4 – 6 bữa. Không cho ăn khi thức ăn quá nóng, hoặc cho ăn thức ăn mới lấy từ trong tủ lạnh ra (thức ăn để trong tủ lạnh cần hâm nóng lại).

Đối với chó Poodle từ 3-6 tháng tuổi

Poodle giai đoạn này đã trở nên cứng cáp hơn, một số loại thức ăn bạn có thể cho chúng ăn là:

  • Thức ăn mềm dễ tiêu hoá như các loại cháo thịt gà, lợn, bò, tim gan.
  • Rau củ quả xay nhuyễn.
  • Sữa ấm từ 300-400ml.
  • Lưu ý giai đoạn này không cần cho Poodle ăn quá nhiều. Duy trì từ 3-4 bữa/ngày.

Đối với chó Poodle từ 6 tháng tuổi trở đi

Ở giai đoạn này, Poodle đã ổn định đường tiêu hóa và cần được tăng khẩu phần ăn đồng thời bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm đạm, canxi, chất xơ, tinh bột, duy trì từ 2 đến 3 bữa ăn/ngày.

Những loại thức ăn bạn có thể cung cấp cho chúng hàng ngày là:

  • Các loại thức ăn tự chế biến từ thịt bò, thịt gà, thịt lợn, kết hợp các loại rau củ.
  • Các loại thức ăn khô có sẵn.
  • Có thể bổ sung thêm trứng, vitamin, khoáng chất, các loại bánh quy.

 

Đối với chó Poodle mang thai

Cách nuôi chó Poodle giai đoạn này không quá phức tạp. Sau khi phối giống 15 ngày Poodle mẹ thường sẽ có biểu hiện ốm nghén như lười ăn, mệt mỏi,… Bạn không cần quá lo lắng điều này bởi nó hết sức bình thường, hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng.

Cách nuôi chó Poodle vào tháng đầu tiên: Bạn có thể giữ nguyên chế độ dinh dưỡng của Poodle mẹ như cũ bằng cách cho chúng ăn các loại thực phẩm bình thường như cháo lợn, gà, thịt bò, các loại rau củ quả,…

Tuy nhiên sang tháng thứ 2 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất của thai sản nên cần cung cấp cho Poodle mẹ khẩu phần ăn giàu vitamin, khoáng chất, canxi,… Ví dụ như:

  • Hải sản như: Tôm bóc vỏ, cá,….

  • Các loại thịt như: thịt gà, lợn, chân giò hầm,…

  • Các loại thực phẩm thực vật như: rau củ quả,…

  • Sữa ấm từ 300ml-400ml.

Chăm sóc chó Poodle

Poodle là loài không chịu được điều kiện nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh. Chính vì thế, khi nuôi chó Poodle, bạn nên lưu ý tạo môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ để giúp chúng có điều kiện phát triển tốt nhất. Vào mùa đông, để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp cho Poodle, bạn nên hạn chế cho chúng ra ngoài hoặc cần mặc thêm áo để giữ ấm.

Bên cạnh đó, lưu ý về cách nuôi chó Poodle đó là loài này khá tăng động. Do vậy, bạn nên dành thời gian đưa chúng đi dạo từ 15 đến 30 phút/ngày. Đồng thời nên cho Poodle tham gia các hoạt động vui chơi, thể thao nhẹ nhàng, tránh mất sức quá nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng.

Chăm sóc chó Poodle

Cách nuôi chó Poodle

Tắm cho chó Poodle

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ sữa tắm, nước ấm hoặc nước nóng, máy sấy. Nếu em Poodle nhà bạn có sức khoẻ yếu, có thể cho chúng uống nửa viên ngừa cảm cúm trước khi tắm.

Bước 2: Dùng nước xả ướt người. Sau đó xoa sữa tắm nhẹ nhàng khắp cơ thể chúng.

Bước 3: Sau khi đã kỳ cọ kỹ cơ thể chúng. Bạn có thể dùng thêm dầu xả hoặc dưỡng ẩm để bộ lông chúng mượt mà hơn.

Bước 4: Khi tắm xong phải lau khô người chúng ngay lập tức. Sau đó sử dụng máy sấy chuyên dụng để tạo kiểu lông cho Poodle.

Bước 5: Có thể cho chúng uống thêm sữa ấm nếu thấy cần phòng khi bị cảm lạnh.

Lưu ý trong cách nuôi chó Poodle: Bạn cần thực hiện các bước trên một cách nhanh chóng, không lề mề, chậm chạp vì có thể khiến chúng bị cảm lạnh.  Cách nuôi chó Poodle tốt nhất là không nên tắm cho Poodle thường xuyên, đặc biệt là vào mùa đông. Một tuần chỉ nên tắm cho chúng khoảng 2-3 lần.

Cách chăm sóc lông

Đặc điểm của chó Poodle là loài chó này có bộ lông xoắn dày rậm và khá dài, việc chăm sóc lông cho poodle cần phải tỉ mỉ nếu không sẽ khiến lông của poodle trở nên xấu đi. Chó poodle nên được tắm mỗi tuần 1 lần, nếu thời tiết lạnh thì có thể tắm 2 tuần 1 lần. Chú ý nên pha nước hơi ấm để tắm cho chó, vì poodle rất dễ bị cảm lạnh.

Kinh nghiệm tắm cho poodle để chăm sóc lông của chó được sạch đẹp và không có mùi, đầu tiên bạn cần dùng nước ấm xả sạch bụi bẩn trên người chó, sau đó thoa dầu tắm, rồi xả sạch bằng nước. Tiếp tục sử dụng dầu xả để dưỡng lông cho chó được mềm mượt rồi xả sạch dầu xả với nước. Sau khi tắm xong nên sấy khô lông cho chó và chải lông để loại bỏ lông rụng còn dính lại trên chó. Có thể dùng dầu dừa thoa lên lông của chó để dưỡng lông cho poodle. Thường xuyên kiểm tra tai, mắt và răng miệng cho chó poodle. Bộ lông của chó Poodle nên được tỉa lông mỗi 2 tháng một lần.

Poodle khi còn nhỏ đến 4 tháng tuổi thì bộ lông vẫn chưa xoăn vào nếp, trong giai đoạn đó lông của chúng bắt đầu phát triển, để poodle có được một bộ lông đẹp thì cần phải thường chải lông và cắt tỉa lông cho chó poodle con để lông mới mọc đẹp hơn và xoăn hơn, poodle con nên tỉa lông 1 tháng 2 lần. Khi poodle được 1 năm tuổi trở lên thì bộ lông sẽ được hoàn thiện.

Vận động cho Poodle

Giống chó poodle nhìn chung thích vận động và chơi đùa, vì vậy bạn nên dắt bé poodle của mình đi dạo thường xuyên, tốt nhất là mỗi buổi chiều.

Công viên là nơi thích hợp để đi dạo. Bạn cũng nên mua 1 quả bóng hoặc xương cao su và chơi trò ném bắt với bé poodle, vừa mang tính giải chí, vừa là cách huấn luyện để rèn luyện sức khỏe và tăng sự gắn kết.

Poodle nói chung không đòi hỏi phải vận động hàng ngày, nhưng bạn nên cho bé vận động nhiều nhất có thể để giảm mỡ thừa, tăng cường sức khỏe và “xả stress” sau cả ngày dài ở trong 4 bức tường.

Cũng là cơ hội để bạn ra ngoài đi dạo, thể dục và hít thở khí trời nữa.

Nơi ngủ nghỉ cho Poodle

Chó Poodle dễ bị cảm khi gặp khí hậu quá nóng hoặc quá lạnh nên cần phải đảm bảo nơi ở luôn thoáng mát, sạch sẽ, không ẩm ướt.

Chúng rất dễ mắc các bệnh họ, viêm phổi khi bị lạnh nên về mùa đông phải giữ ấm cơ thể chó chúng

Chăm sóc chó Poodle trong quá trình thai sản

  • Chế độ tập luyện cho chó Poodle khi sinh sản

Việc hoạt động bằng cách đi bộ mỗi ngày là điều cần thiết cho Poodle mẹ trong giai đoạn này bởi sẽ giúp cho Poodle trở nên khỏe, dễ sinh nở hơn.

Nếu bạn chăm sóc chúng không đúng cách bằng việc không cho chúng hoạt động thường xuyên thì có thể Poodle sẽ bị béo phì và khó sinh nở. Trong trường hợp xấu Poodle có thể không tự đẻ được mà phải đẻ mổ. Và điều đó đồng nghĩa với việc bạn không được cho chúng phối giống trong vòng 2-3 năm sau đó.

  • Một số cách chăm sóc chó Toy Poodle để tránh đẻ non:

  • Không được phối giống Poodle đồng huyết và cận huyết.

  • Cách nuôi chó Poodle tốt nhất đó là cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và chế độ ăn phải khoa học.

  • Luôn giữ khí hậu xung quanh mát mẻ, không quá nóng nực hay quá lạnh.

  • Không cho Poodle phối giống khi cơ thể chúng chưa phát triển hoàn toàn.

Loại thức ăn cho poodle

Thức ăn sẵn

Nhiều người thích sử dụng thức ăn đóng gói sẵn cho chó, những thức ăn này thường có mùi vị khá hấp dẫn với hầu hết giống chó tuy nhiên, đa số thức ăn sẵn chứa rất nhiều chất độn (hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng với chó) được cho vào để tăng khối lượng gói thực phẩm và lấp dầy dạ dày những chú poodle, nhưng gần như không mang lại giá trị dinh dưỡng gì.

Tuy nhiên, chất độn không phải hoàn toàn vô dụng, nó giúp những chú chó đi ngoài ra phân cứng, hoặc làm tăng độ xốp, giòn của thức ăn giúp dễ nhai hơn, nhưng cần phải có 1 tỉ lệ hợp lý, ít hơn 10% chất độn trong gói thức ăn là tỉ lệ hợp lý.

Thành phần dinh dưỡng (ghi trên bao bì) là những chỉ số bạn phải đặc biệt quan tâm, một gói thức ăn tốt cho chó poodle cần phải có từ 20 – 26% protein, và 10 – 14% chất béo, ít hơn 10% chất độn, còn lại là chất xơ, vitamin và các khoáng chất khác.

Thức ăn tươi

Thức ăn sẵn chỉ nên được dùng trong trường hợp “chống cháy” vì chúng không đảm bảo dinh dưỡng cho poodle. Thức ăn sẵn chỉ thích hợp với các giống chó phàm ăn như bulldog, pug hay pitbull, còn poodle ăn khá ít nên thức ăn phải giàu dinh dưỡng để cung cấp đủ chất. Những loại thức ăn tốt nhất cho chó poodle bao gồm:

  • Thịt. Cung cấp protein và chất béo, chiếm phần lớn chế độ ăn hàng ngày của chó poodle. Chó là loài động vật ăn thịt, cả chó nhà lẫn chó hoang, dạ dày của chúng thích nghi hoàn hảo với chế độ ăn giàu protein (từ thịt hoặc nội tạng). Loại thịt mà những em poodle thích là thịt bò, hơi đắt nhưng chất, giàu đạm ít béo. Ngoài ra có thể dùng thịt gà, thịt lợn nạc, cá cũng rất tốt.
  • Trứng và nội tạng. Trứng cung cấp nhiều đạm và ít chất béo. Trứng vịt lộn là tốt nhất vì rất giàu đạm, trong khi chất béo rất ít do đã được chuyển hóa gần hết. Nếu cho ăn trứng gà hoặc vịt (không lộn), bạn nên luộc rồi dằm nhỏ ra cho ăn, tránh cho ăn cả quả to dễ bị nghẹn và hóc. Không nên cho ăn chứng chiên vì nhiều dầu mỡ, chó dễ bị đi ngoài. Nội tạng cũng rất tốt (tim, gan, bầu dục, phổi, lòng, óc,…), chứa rất nhiều đạm, lượng chất béo vừa phải, có thể dùng để thay thế thịt.
  • Cơm (cháo) và rau quả. Chúng không thích ăn các loại thức ăn này nhưng cần phải bắt chúng ăn để bổ dung chất xơ, tinh bột, khoáng và vitamin bằng cách thái nhỏ hoặc xay nhuyễn rau quả rồi trộn với thịt. Trong tự nhiên, khi thiếu vitamin và khoáng, chó hoang sẽ ăn cỏ hoặc phân của các động vật khác để bổ sung. Trong môi trường nuôi nhốt cũng vậy, bạn cho chúng ăn thiếu rau quả, chúng sẽ ăn phân của các động vật khác. Chắc chắn bạn sẽ thích ép chúng ăn rau hơn là để chúng ăn phân.
  • Phô mai. Một loại thức ăn sẵn giàu dinh dưỡng mà poodle rất thích. 2 miếng phô mai cung cấp gần đủ chất dinh dưỡng cho em poodle trong nửa ngày. Tuy nhiên phô mai chỉ nên dùng chống cháy thôi nhé, thức ăn tươi vẫn là cần thiết nhất.

Một em poodle mỗi ngày sẽ cần khối lượng thức ăn bằng 3 – 4% trọng lượng cơ thể chúng. Ví dụ 1 em poodle nặng 2kg, mỗi ngày sẽ cần 60 – 80g thức.

Tùy vào độ tuổi và mức độ hoạt động mà mỗi em poodle sẽ cần khối lượng chính xác khác nhau. Những em poodle nhỏ, đáng trong tuổi phát triển mạnh (dưới 1 tuổi) sẽ cần lượng thức ăn nhiều hơn, khoảng 3,5%.

Những em poodle lớn, chơi đùa hoặc tập luyện nhiều cũng sẽ cần khối lượng tương tự. Những em vừa nhỏ vừa tập luyện nhiều sẽ cần tới 4%. Còn những em poodle đã trưởng thành, ít vận động chỉ cần 3% hoặc ít hơn.

Những bệnh mà chó Poodle có thể mắc phải

Với chó Poodle trưởng thành thì ít khi mắc bệnh hơn những giống chó khác nhưng không gì là không thể, đặc biệt với chó Poodle 2 tháng tuổi, sức đề kháng còn yếu. Do đó, bạn vẫn cần quan tâm nhiều về sức khỏe của chúng khi thấy các biểu hiện lạ.

Những ngày đầu khi bạn nhận nuôi Poodle, do chưa quen với môi trường hoặc chăm sóc sai cách, Poodle có thể bị cảm lạnh, ốm hoặc nặng hơn là viêm phổi nếu bị nhiễm lạnh. Do đó hãy giữ ấm cho Poodle bằng cách không tắm cho chúng trong 1 tuần đầu tiên, không cắt tỉa lông quá nhiều và cho Poodle được ngủ ở những nơi ấm áp. Bên cạnh đó, sữa ấm cũng có thể xem là một “liều thuốc” giúp Poodle tăng cường sức đề kháng mỗi ngày.

Ngoài ra, nếu Poodle có các biểu hiện lạ như chán ăn, nôn mửa hay thường xuyên buồn rầu thì tốt nhất bạn cần đưa chúng đến các phòng khám thú y để được kiểm tra vì có thể chúng không thích nghi được với môi trường mới dẫn đến trầm cảm.

Bên cạnh đó, Poodle nói chung và chó Poodle 2 tháng tuổi nói riêng còn có thể mắc các bệnh về mắt, về đường tiêu hóa, tiểu đường, các bệnh về tim hoặc viêm da, nhiễm trùng… Bạn cần để ý và phát hiện để Poodle được chữa trị sớm nhất có thể.

Tẩy giun cho chó định kỳ

Tẩy giun cho chó Poodle là việc mà bạn cần phải làm thường xuyên. Điều này giúp chó lớn nhanh và khỏe mạnh. Khi chú chó được 6 tháng tuổi, bạn cần tẩy giun cho chúng định kỳ 1 tháng một lần. Với chó lớn hơn 6 tháng tuổi là 3 tháng tẩy giun một lần. Thuốc tẩy giun cho chó có nhiều loại đang bán trên thị trường với nhiều nhãn hiệu và giá cả. Nhưng tốt nhất là bạn nên dùng thuốc Zantel hoặc Drontal. Đây là 2 loại thuốc được nhiều người sử dụng, không gây nguy hại xấu đến sức khỏe của chó. Liều dùng 1 viên cho 5 kg trọng lượng của chó.

Tiêm vacxin phòng bệnh cho chó

Trong tất cả các bài viết dạy cách nuôi giống chó Poodle, việc đầu tiên thường nhắc đến là phải tiêm phòng cho chó . Tiêm phòng sẽ giúp phòng trừ, hạn chế tối đa các bệnh rất nguy hiểm như Care ở chó hay Pravovirus ở chó . Các bạn nên tiêm phòng 7 bệnh , để tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại. Cứ một năm tiêm nhắc lại một lần. Vaccine phòng bệnh có bán tại các đại lý thú y , các bạn có thể tự tiêm cho chú chó của mình. Chi phí tiêm phòng cũng không quá đắt nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm nhé.

Lưu ý về cách nuôi chó Poodle tại nhà

  • Chó con ngủ nhiều là chuyện rất bình thường. Mỗi ngày giống chó Poodle con ngủ khoảng hơn mười tiếng. Thói quen nghỉ ngơi của chúng ta không giống với chúng, nhất định không nên chơi đùa với Poodle khi nó đang ngủ.
  • Chó con khó thích ứng khi thay đổi môi trường đột ngột. Khi chú chó Poodle con đến nhà, môi trường thay đổi, người bên cạnh thay đổi, sẽ có biểu hiện rất sợ người lạ và nhát gan. Bạn nên dành nhiều thời gian vỗ về bên cạnh, giúp giảm bớt áp lực tâm lý cho chó con.
  • Đi vệ sinh lung tung: Những chú chó Poodle Toy, Tiny nhỏ tầm 2 – 3 tháng tuổi chưa biết cách nhịn vệ sinh. Chúng sẽ tùy tiện để lại “dấu vết” mọi nơi. Bạn không thể tùy tiện trách mắng và hỏi tội chúng. Bạn cần phải tìm cách dạy chó Poodle đi vệ sinh đúng chỗ .
  • Khó ngăn được tiếng sủa không ngừng của chó con. Chó Poodle nhỏ dùng tiếng tru thê lương “lên án” môi trường xa lạ. Bạn không cần để ý, cho nó chút thời gian để thích ứng.
  • Rời xa chủ nhân, những chú chó Poodle rất sợ cô đơn. Hãy sử dụng đồ chơi hoặc đồ ăn vặt để phân tán sự lưu luyến của chó Poodle. Không nên quá nuông chiều chúng. Càng không thể để chúng mất tập trung và ảnh hưởng bởi sự chi phối khác.

Những câu hỏi thường gặp khi tìm hiểu về chó Poodle

Giá một chú chó Poodle là bao nhiêu?

  • Giá chó Poodle thuần chủng: từ 5 triệu đồng trở lên, nên bạn cần cân nhắc để lựa chọn.
  • Giá chó Poodle lai: Giá sẽ thấp hơn dòng thuần chủng và thường dao động trong khoảng 1 – 2 triệu đồng.

Có thể mua chó Poodle giá 500K không?

Câu trả lời là KHÔNG. Nếu bạn thấy chỗ đăng bán Poodle chỉ với 500K thì đó là lừa đảo đấy.

Nếu bạn chưa có nhiều kinh phí để nuôi một bé Poodle thuần chủng thì có thể nuôi một bé cún lai với giá chỉ từ 1 – 2 triệu đồng. Nhưng bạn cũng cần lưu ý chọn địa chỉ mua thật chất lượng và uy tín để tránh trường hợp bị lừa đảo nhé.

Nên mua chó Poodle đực hay cái?

  • Chó Poodle đực sẽ là một lựa chọn lý tưởng trông chúng có dáng vẻ đáng yêu hơn.
  • Chó Poodle cái sẽ thích hợp nếu bạn muốn phối giống mà giá thành lại rẻ hơn.

Chó Poodle có biết trông nhà không?

Câu trả lời là nhé. Dù Poodle có vẻ hiền lành, kích cỡ nhỏ bé, xinh xắn như dòng Tiny thì việc trông nhà đối với chúng vô cùng tốt. Khi thấy người lạ thì chúng sẽ sủa liên tục để báo hiệu cho chủ nhà.

Kết

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới bạn cách nuôi chó Poodle cũng như các vật dụng cần thiết khi nuôi chúng. Hy vọng các bài viết dưới đây đã cung cấp các thông tin hữu ích để bạn có thể tự tin chăm sóc em Poodle. Nếu còn bất cứ thắc mắc, câu hỏi nào về cách nuôi chó Poodle các bạn hãy nhanh chóng liên hệ với Blog chó mèo để được chúng mình giải đáp nhé.

 

About Cún cưng

Xin chào các bạn ! Mình là Cún Cưng, là chủ của Website Blogchomeo.com. Mình vốn là người yêu chó mèo và đam mê với tất cả các giống chó trên khắp thế giới. Do vậy mình lập ra Blogchomeo.com với mục đích sưu tầm, chia sẻ thông tin hiểu biết của mình về tất cả các giống chó, mèo trên thế giới và kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng chúng tới bạn đọc. Với tất cả kiến thức mà mình có Cún Cưng tôi sẽ giúp bạn có được nhiều kiến thức nhất để đánh giá về thú cưng. Tôi cam kết sẽ đưa những thông tin chi tiết và mới nhất đến các bạn. Nếu muốn chia sẻ hay đóng góp thêm cho Blog Chó Mèo của mình xin vui lòng Email cho tôi theo địa chỉ hòm thư điện tử [email protected] nhé, rất trân trọng những ý kiến đóng góp quý báu từ quý bạn đọc.

View all posts by Cún cưng →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *