Cách Nuôi Chăm Sóc Cún Con Mới Đẻ

4.8/5 - (11 bình chọn)

Chó con mới để là giai đoạn yếu ớt và dễ nhiễm bệnh nhất của loài chó, vì vậy rất cần sự quan tâm và chăm sóc. Có nhiều cách chăm sóc chó con mới đẻ , điều đó phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của cún. Nhất là với những em cún mới đẻ, sen lại càng phải dành ưu ái hơn và chú ý những điều sau

 

Cách Nuôi Chó Con Mới Đẻ

Cách nuôi chó con bằng việc theo dõi cả đàn chó từng ngày (nếu rảnh). Chó con sơ sinh rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là khi chó mẹ không được tiêm phòng đầy đủ. Liên hệ ngay với các phòng khám thú y nếu như thấy một trong các hiện tượng sau của chó mẹ:

  • Chó mẹ bị co giật, cơ thể căng cứng và run rẩy. Đây là dấu hiệu thiếu canxi trầm trọng
  • Tuyến vú chuyển màu bất thường, hoặc sưng đỏ, hoặc cứng, nóng. Đây là dấu hiệu của bệnh viêm vú. Có khả năng gây tử vong chó con, khi cho con bú sữa.
  • Âm đạo tiết dịch màu vàng, xanh xám và có mùi hôi. Đây là dấu hiệu của nhiễm trùng tử cung. Nếu cách chăm sóc chó mẹ sau khi sinh đúng thì dịch tiết ra có màu nâu đỏ trong vài tuần đầu.

Phòng tránh đột tử cho chó con mới đẻ

Đây cũng là một lưu ý trong cách chăm sóc cún con mà chủ nuôi nên quan tâm. Chứng bệnh này rất khó phát hiện, khi mắc thì nguy cơ chết rất nhanh nên nhiều trường hợp không kịp gọi cho bác sĩ thú ý.

Trong trường hợp này chính chủ nuôi là người duy nhất phải phát hiện sớm để cứu mạng sống của chú chú. Thông qua việc giữ ấm, day tim để kích thích cho tim đập trở lại. Kết hợp với việc tiêm dưới da từ 0.2 – 0.3ml long não trợ tim.

Để cách nuôi chó con đảm bảo nhất thì bạn nên thường xuyên kiểm tra phần ổ đẻ của chó để chống lại những stress trên. Hoặc thông báo nhanh cho bác sĩ thú ý khi chú chó con nhà bạn có dấu hiệu xấu.

Các lưu ý khi chăm sóc cho con mới đẻ

Không cắt dây rốn ở cún con

Cắt dây rốn trước khi vách đàn hồi là nơi chứa các mạch máu co ngót lại có thể gây xuất huyết. Dây rốn sẽ sớm khô lại, co ngót và rụng đi đồng thời cũng không cần thiết phải bôi thuốc nhiễm trùng vào rốn cún con và gốc nhau thai. Nếu ổ đẻ được giữ vệ sinh tốt thì sen sẽ không phải lo lắng đến việc rốn bị nhiễm trùng.

Thay khăn tắm và giấy báo cũ trong ổ đẻ

Điều quan trọng là phải giữ ổ đẻ sạch sẽ sau khi cún con ra đời tuy nhiên sen cần cẩn thận để tránh làm phiền chó mẹ quá nhiều. Khi cún mẹ đi vệ sinh bạn có thể thay thế vật liệu lót đã bẩn ra ngoài. Hãy vứt bỏ giấy báo bẩn và thay thế bằng giấy mới khi có cơ hội.

Để cún mẹ và các cún con tạo sự gắn kết trong 4-5 ngày đầu tiên

Những ngày đầu tiên của cún con là thời gian quan trọng để tạo sự gắn kết với mẹ chúng. Sen cố gắng không động vào các em cún trong những ngày đầu tiên. Hạn chế di chuyển cún con và chỉ di chuyển cún con khi bạn cần vệ sinh hộp thường từ ngày thứ ba.

Kiểm tra thân nhiệt cún con

Sen có thể dùng tay sờ cơ thể chúng, cún bị lạnh sẽ tạo cảm giác mát khi chạm tay vào, nó cũng không phản ứng và rất im lặng khi bị chạm. Cún bị nóng thường có tai và lưỡi đỏ. Chúng cựa quậy bất thường nhằm cố gắng tránh nguồn nhiệt nóng. Thân nhiệt cún con lúc mới sinh thường vào khoảng 34,5 – 37,2 độ C. Nhiệt độ này sẽ tăng lên 37,8 độ C khi cún được 2 tuần tuổi. Nếu đang sử dụng đèn làm ấm bạn phải định kỳ kiểm tra da cún để tránh bị bong tróc hay đỏ và tắt đèn nếu tình trạng này xảy ra.

Điều chỉnh nhiệt độ phòng

Cún con mới sinh không thể tự điều hòa thân nhiệt nên chúng dễ bị lạnh. Nếu không có cún mẹ ở đó bạn cần cung cấp nguồn nhiệt cho chúng. Hãy điều chỉnh nhiệt độ phòng sao cho bạn cảm thấy thoải mái khi mặc quần đùi và áo thun. Cung cấp thêm nhiệt vào chỗ cún con nằm bằng cách đặt đệm làm ấm dưới vật liệu lót. Điều chỉnh nhiệt ở mức vừa phải để tránh quá nóng. Cún con không thể tự di chuyển sang chỗ khác nếu bị nóng.

Cân cún con hằng ngày

Sen sử dụng cân điện tử cầm tay để cân cún con hằng ngày trong 3 tuần đầu tiên. Ghi lại khối lượng từng con để đảm bảo chúng khỏe mạnh và nhận đủ chất dinh dưỡng. Sử dụng chất tiệt trùng gia dụng để vệ sinh mặt cân, sau đó lau khô. Theo dõi mức tăng cân ổn định mỗi ngày. Tuy nhiên bạn không nên lo nếu có ngày cún không lên cân hoặc giảm nửa lạng. Em cún vẫn ổn nếu còn linh hoạt và ăn uống bình thường, bạn có thể chờ đến hôm sau để cân lại.

Không để khách mang mầm bệnh đến

Sen biết không, khách đến xem cún con thường là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng. Giày và tay của họ có thể mang vi khuẩn hoặc virus. Hãy yêu cầu khách tháo giày để ngoài trước khi vào phòng nơi cún mẹ đang nuôi con, rửa sạch tay hoàn toàn bằng xà phòng và nước trước khi chạm vào hay bế cún con. Tuy nhiên bạn phải hạn chế sờ hay di chuyển cún con

Không để động vật không phải thú nuôi trong nhà lại gần

Các động vật khác có thể mang mềm bệnh và vi khuẩn nguy hiểm cho cún con mới sinh. Cún mẹ mới đẻ cũng rất dễ nhiễm bệnh, từ đó có thể lây cho cún con. Vì vậy sen không được để các động vật không phải thú nuôi trong nhà mình lại gần trong vài tuần đầu tiên sau khi cún đẻ.

Nên cho chó mẹ ăn gì để có nhiều sữa?

Sau khi sinh nở, nhu cầu dinh dưỡng của chó mẹ sẽ tăng cao thì mới đủ sản xuất sữa cho đàn cún con. Không chỉ khẩu phần ăn của chó mẹ lúc này có thể tăng lên gấp đôi, mà thành phần các chất dinh dưỡng cũng cần điều chỉnh thích hợp.

– Chất đạm có trong trứng gà, các loại thịt đỏ như thịt gà, thịt lợn, thịt bò hay thịt vịt sẽ là thành phần thiết yếu trong thức ăn của chó mẹ sau sinh.

– Chất béo: Thành phần quan trọng thứ hai là chất béo, chiếm 15% khẩu phần, thường có trong phô mai, trứng hoặc mỡ cá.

– Tinh bột: Đừng quên cho chó mẹ ăn một ít cơm hoặc cháo để lấy tinh bột chuyển hóa năng lượng, tuy nhiên không cần cho ăn nhiều.

– Chất xơ vẫn cần thiết cho hệ tiêu hóa của chó mẹ, bạn có thể cho chó mẹ ăn các loại rau xanh, tránh các loại đậu, các loại củ và ngũ cốc khiến chó mẹ bị no bụng mà lại ít chất dinh dưỡng.

– Canxi có tác dụng phát triển khung xương của chó con nên rất cần trong khẩu phần ăn của chó mẹ. Các thực phẩm giàu canxi có thể kể đến như trứng, phô mai, cải xoăn, các loại rau có lá xanh thẫm…

– Nước rất cần cho chó mẹ trong quá trình sản xuất sữa. Ngoài nước sạch hằng ngày, bạn có thể cho chó mẹ uống thêm sữa hoặc nước hầm xương.

Lời kết

Ngay sau khi ra khỏi bụng mẹ thì cún con của bạn sẽ phải đối mặt với nhiều thử thích. Do vậy trong giai đoạn đầu của quá trình chăm sóc cún con mới đẻ, chủ nuôi phải đặc biệt quan tâm. Cách nuôi chó con phải quan tâm từ độ ẩm, nhiệt độ cho để chế độ dinh dưỡng,…

Hy vọng là các bạn đã nắm được cách chăm sóc chó mới đẻcho chó mẹ ăn gì để có nhiều sữa qua bài viết này. Nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào khác về việc chăm sóc chó sau khi đẻ hoặc cách chăm sóc chó mẹ sau mổ đẻ, hãy liên hệ ngay với Blog Chó mèo để nhận được tư vấn miễn phí nhé!

About Cún cưng

Xin chào các bạn ! Mình là Cún Cưng, là chủ của Website Blogchomeo.com. Mình vốn là người yêu chó mèo và đam mê với tất cả các giống chó trên khắp thế giới. Do vậy mình lập ra Blogchomeo.com với mục đích sưu tầm, chia sẻ thông tin hiểu biết của mình về tất cả các giống chó, mèo trên thế giới và kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng chúng tới bạn đọc. Với tất cả kiến thức mà mình có Cún Cưng tôi sẽ giúp bạn có được nhiều kiến thức nhất để đánh giá về thú cưng. Tôi cam kết sẽ đưa những thông tin chi tiết và mới nhất đến các bạn. Nếu muốn chia sẻ hay đóng góp thêm cho Blog Chó Mèo của mình xin vui lòng Email cho tôi theo địa chỉ hòm thư điện tử [email protected] nhé, rất trân trọng những ý kiến đóng góp quý báu từ quý bạn đọc.

View all posts by Cún cưng →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *