Làm thế nào để khử mùi hôi của chó- Nguyên nhân và cách khắc phục!

5/5 - (26 bình chọn)

Chó bị hôi và điều này khiến bạn rất khổ sở, cho dù bạn có yêu chó cưng của mình thế nào thì cũng rất khó chịu với mùi hôi này.

Có những mùi mà bạn rất khó biết được mùi hôi đó ở đâu ra và làm thế nào để giải quyết những mùi khó chịu đó từ chó của mình. Hãy cùng theo chân Blog Chó Mèo để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục nhé.

Nguyên nhân khiến chó bị hôi

Chó bị hôi khi lông bị ẩm

Việc nhiều vi khuẩn, nấm men sống trên lông chó của bạn là điều đương nhiên và không tránh khỏi. Khi lông chó còn khô thì đúng là chẳng sao cả nhưng sau khi chó của bạn bơi, nghịch nước… thì những mũi hôi này sẽ được phát tán điều này khiến chó bị hôi.

Bị hôi do miệng

Nếu bạn phát hiện miệng chó bị hôi thì có thể nghĩ tới một trong số các nguyên nhân sau: Chó bị nhiễm trùng khoang miệng, chó bị sâu răng, hoặc bệnh tiểu đường…

Đặc biệt, trong giai đoạn cuối của bệnh đái tháo đường cũng khiến chó bị hôi và mùi hôi cũng rất “độc đáo”.

Ngoài ra, chó bị hôi miệng có thể do ăn phải thứ gì đó mà bạn không biết: một con cóc thối, rác….

Chó bị hôi do tuyến hôi

Tuyến hôi của chó nằm ở gần hậu môn, ngay phía sau da hậu môn, dạng túi chứa đầy chất có mùi hôi.

Đôi khi chúng sẽ liếm quanh hậu môn và liếm xung quanh cơ thể hoặc cọ sát xuống đất khiến chúng “chảy” ra ngoài một ít khiến chó bị hôi. Và chỉ một ít chất này mùi hôi cũng khó chịu hơn rất nhiều lần so với phân.

Bạn có thể vắt tuyến hôi này bằng tay tuy nhiên dó là một tuyến trong cơ thể, nên một thời gian chúng sẽ lại xuất hiện trở lại và khiến chó bị hôi.

Bệnh đầy hơi ở chó

Khi chó bốc mùi hôi khó chịu, bạn cần tìm hiểu nơi xuất phát mùi hôi này, từ cơ thể hay từ miệng, từ tai,… trên người bé. Các vấn đề về đường ruột cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bé bốc mùi hôi khó chịu cả ở miệng và cả ở tuyến mồ hôi. Đầy hơi khó tiêu thường do nguyên nhân môi trường sống hoặc thức ăn khó tiêu hoá.

Bã nhờn, dị ứng, nấm, viêm da có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn trên da và lông, gây ra mùi hôi. Điều này khiến cho chó cảm thấy khó chịu, chúng sẽ thường xuyên liếm, gãi quá mức dẫn đến nhiễm trùng thứ cấp, làm cho mùi hôi nặng thêm.

Dính vào thứ gì đó có mùi

Nếu con chó của bạn dính vào thứ gì đó có mùi, chúng có thể sẽ bốc mùi.

Chúng ta thường quên rằng những con chó của chúng ta có một tập hợp các bản năng cứng rắn được truyền lại từ tổ tiên hoang dã của chúng. Một trong những bản năng không được ưa chuộng đã được truyền lại là họ cần phải lăn lộn trong những thứ nặng mùi. Cho dù phân của chó, động vật hoang dã đã chết, hay thùng rác nặng mùi… chó của bạn có thể cảm thấy muốn nhảy vào ngay.

Nhiều người tin rằng điều này liên quan đến nhu cầu che giấu mùi của chúng để rình mồi. Những con chó trong tự nhiên đã được biết đến là lăn lộn trong bất kỳ vật thể có mùi hăng nào trên đường đi của chúng để cố gắng che giấu mùi hương của chúng để săn mồi. Con chó của bạn có thể khai thác bản năng này khi chúng băng qua những đồ vật đặc biệt nặng mùi.

Không tắm rửa thường xuyên

Việc không tắm rửa thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho chó bị hôi.

Cách khắc phục

Làm sạch, chải lông chó mỗi ngày

Một trong những cách khử mùi hôi chó mèo đơn giản, hiệu quả chính là làm sạch lông và chải lông chúng mỗi ngày. Đặc biệt với những giống chó lông dài, những đám lông bị rối “bùi nhùi” sẽ khiến tuyến mồ hôi không thoát ra được. Mồ hôi đọng lại, tích tụ dần trên đám lông, khiến các nút thắt càng rối chặt hơn và tạo ra mùi hôi khó chịu.

Vì thế, bạn nên mua loại lược răng thưa dùng để gỡ rối lông. Sau đó, dùng lược răng khít để chải chuốt kỹ lưỡng giúp lông chó vào nếp và mềm mại.

Tắm rửa thường xuyên

Tắm sạch sẽ cho thú cưng cũng là một trong những cách khử mùi hôi của chó trong nhà. Bạn có thể sử dụng vòi hoặc xô để làm ướt lông thú cưng của bạn. Thoa dầu gội cho thú cưng và thoa nó vào tay cho đến khi xà xà phòng trải đều khắp thú cưng. Rửa sạch để loại bỏ tất cả các dấu vết của dầu gội đầu, và làm khô lông bằng khăn.

Vệ sinh tai, răng miệng cho chó

Nếu bạn đã dùng mọi cách mà chó tắm rồi vẫn hôi thì có thể mùi hôi là do tai hoặc răng miệng của chúng có vấn đề. Ví dụ như vị viêm tai, răng chứa nhiều mảng bám, hôi miệng… Vì thế, bên cạnh việc tắm cho chó cưng, cần song song với việc vệ sinh tai và đánh răng cho chó.

Vệ sinh chỗ ở của chó thường xuyên


Việc vệ sinh khu vực sinh hoạt của chó cũng sẽ góp phần giảm mùi hôi đáng kể, một chỗ ở hôi thối, không được dọn dẹp vệ sinh sẽ gây ảnh hưởng đến bộ lông chó, gây ra mùi hôi.

Vì vậy, cần kiểm tra và dọn dẹp chỗ ở định kỳ cho chó, 1 tuần từ 1 đến 2 lần. Điều này sẽ tạo cho chó một không gian sống thoải mái, sạch sẽ và thơm tho hơn.

Bạn cũng có thể trang bị thêm cho mình bình xịt làm sạch chuồng trại của thú cưng. Các loại bình xịt này được thiết kế riêng để khử mùi và diệt khuẩn nơi ở của chó.

Sử dụng bình xịt thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa các mầm mống gây bệnh cho chó và giúp cho môi trường xung quanh và trong nhà bạn được sạch sẽ hơn.

Sử dụng tinh dầu khử mùi

Tính dầu là một trong những sản phẩm không chỉ giúp không gian nhà bạn trở nên thơm mát mà còn giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Hiện nay cũng có khá nhiều loại tinh dầu dành riêng cho thú cưng của bạn. Theo nghiên cứu, sử dụng tinh dầu không chỉ khử mùi hiệu quả mà còn có nhiều lợi ích như giúp thú cưng nhà bạn cảm thấy dễ ngủ, thư giãn,…Ngoài ra, tinh dầu còn làm xua đuổi bọ chét, chấy rận trên cơ thể thú cưng, hạn chế mùi hôi chó hiệu quả.

Tuy nhiên, khi sử dụng tinh dầu bạn cần tìm hiểu kỹ thành phần và mùi hương cũng như tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ thú y để xem loại tinh dầu nào phù hợp với thú cưng nhà bạn.

Tập thói quen vệ sinh đúng nơi cho chó

Bên cạnh các cách khử mùi hôi trên, bạn cũng nên tập cho chú chó của mình thói quen đi vệ sinh đúng chỗ. Hoặc bạn hãy thiết kế riêng cho nó riêng một khu vực chuồng, nơi sinh hoạt ăn uống nhất định và khoa học.

Khi học được cách đi vệ sinh đúng chỗ, chó mèo sẽ không tè “bậy” khắp nơi và hạn chế mùi hôi xuất hiện trong nhà. Mặt khác, bạn cũng đỡ bực dọc và mệt mỏi vì đi dọn các “bãi chiến trường” mà các em ấy để lại.

Lời kết

Trân đây là tất cả các nguyên nhân và cách khắc phục làm thế nào để khử mùi hôi của chó. Mong rằng, với các “bí kíp” trên, việc loại bỏ mùi hôi thú cưng trong ngôi nhà của bạn sẽ thật đơn giản và dễ dàng.

Blog Chó Mèo– Sưu tầm, tổng hợp

About Cún cưng

Xin chào các bạn ! Mình là Cún Cưng, là chủ của Website Blogchomeo.com. Mình vốn là người yêu chó mèo và đam mê với tất cả các giống chó trên khắp thế giới. Do vậy mình lập ra Blogchomeo.com với mục đích sưu tầm, chia sẻ thông tin hiểu biết của mình về tất cả các giống chó, mèo trên thế giới và kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng chúng tới bạn đọc. Với tất cả kiến thức mà mình có Cún Cưng tôi sẽ giúp bạn có được nhiều kiến thức nhất để đánh giá về thú cưng. Tôi cam kết sẽ đưa những thông tin chi tiết và mới nhất đến các bạn. Nếu muốn chia sẻ hay đóng góp thêm cho Blog Chó Mèo của mình xin vui lòng Email cho tôi theo địa chỉ hòm thư điện tử [email protected] nhé, rất trân trọng những ý kiến đóng góp quý báu từ quý bạn đọc.

View all posts by Cún cưng →