Rận mèo? làm thế nào để mèo hết rận

5/5 - (4 bình chọn)

Rận mèo là gì? Tác hại của rận mèo? Rận mèo (bọ chét) là loài sinh vật sống ký sinh ở trên thân mình của mèo hoặc những động vật có lông dày. Chúng sinh sản trực tiếp trên ký chủ và sử dụng máu của ký chủ làm nguồn thức ăn để tồn tại. Rận có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi trên cơ thể mèo như đầu, mặt, mũi, tai,…

Rận mèo? làm thế nào để mèo hết rận

Rận không bay hoặc nhảy vào người mèo. Điều đáng ngạc nhiên là chúng dành cả cuộc đời trên da mèo vì chúng sẽ chết khi phần lông/da chết của mèo rụng ra. Vì vậy, nếu mèo nhà bạn bị rận tấn công thì chắc hẳn mèo đã tiếp xúc trực tiếp với một con mèo khác bị rận.Rận lây lan phổ biến nhất là từ mèo mẹ qua mèo con hoặc lây lan giữa hai con mèo ngủ cùng giường với nhau.

Triệu chứng mèo bị rận

Bạn có thể phát hiện ra mèo nhà mình có bị rận tấn công hay không một cách nhanh chóng.

Hãy nhẹ nhàng vạch bộ lông của mèo ra và tìm rận, trứng rận cùng bất kỳ thứ gì khác trên lông mèo.

Nếu là rận thì khả năng cao là bạn sẽ nhìn thấy rận di chuyển trên lông mèo.

Những triệu chứng khác cho thấy mèo bị rận cũng có thể là:

  • Gãi và cắn cơ thể quá nhiều
  • Lông rụng, lông rối và xơ xác
  • Trên da mèo xuất hiện các đốm trắng và nâu
  • Trong trường hợp nghiêm trọng, rận có thể làm mèo mất ngủ, lo lắng và nhiễm sán dây.

Làm thế nào để mèo hết rận? Rận có thể lây truyền từ bàn chải, giường, lược, kéo, cây mèo và bất kỳ dụng cụ chải lông cho mèo nào khác. Nếu bạn nuôi mèo Ba Tư hoặc Ragdoll thì khả năng cao là việc chải lông hằng ngày cho mèo là nguyên nhân làm mèo nhiễm rận.

Rận mèo chỉ lây cho mèo chứ không lây sang cho loài khác. Mèo có thể bị nhiễm rận bởi một số lý do như môi trường sống không sạch sẽ, tiếp xúc với một chú mèo khác đang có rận, dùng đồ của một chú mèo khác bị nhiễm rận,….

ran-meo-lam-the-nao-de-meo-het-ran

Các cách trị rận cho mèo

Nếu bạn phát hiện mèo của bạn xuất hiện rận thì nên có những biện pháp chữa cho thú cưng càng sớm càng tốt để giúp mèo của bạn sớm khỏe mạnh và phòng các bệnh liên quan. Sau đây là 6 cách trị rận hiệu quả mà bạn có thể tham khảo và thực hiện ngay nhé!

Sử dụng thuốc xịt khử trùng

Nước xịt khử trùng cho mèo có tác dụng tiêu diệt và ngăn chặn các mầm bệnh truyền nhiễm, các loại vi khuẩn có hại và các ấu trùng ký sinh trên mèo trong môi trường sống của chúng. Chủ nuôi có thể xịt trực tiếp lên cơ thể ngoài bề mặt da là lông của mèo để thanh trùng cơ thể cho mèo và xịt vào môi trường sống của thú cưng để tăng hiệu quả diệt rận, giảm khả năng mèo tái nhiễm rận.

Sử dụng sữa tắm trị rận

Với cách này, bạn cần chuẩn bị một chậu nước ấm, có thể chuẩn bị thêm miếng bọt biển để làm sạch tốt hơn. Cho một ít sữa tắm ra tay hoặc miếng bọt biển, tạo bọt và xoa đều khắp cơ thể của mèo. Bạn nên để xà phòng ít nhất 50 – 90 giây trên cơ thể mèo để tối đa hiệu quả diệt rận. Sau đó rửa lại bằng nước ấm thật kỹ càng.

Sau khi tắm cho mèo xong, bạn nên chuẩn bị một chiếc khăn lau cho ráo nước trên lông mèo rồi sau đó sấy lông cho mèo. Để tăng khả năng tiêu diệt rận, bạn có thể rắc phấn rôm hoặc baking soda lên lông mèo. Việc này giúp khiến cho rận có thể bị mất nước và chết.

Với phương pháp này, bạn nên thực hiện thường xuyên để giúp mèo không bị tái nhiễm rận và đảm bảo vệ sinh cho mèo.

Dùng dung dịch nước chanh

Với cách này, bạn cần phải tắm rửa cho mèo trước, sau đó chuẩn bị nước chanh và một cốc nước lọc. Trộn 2 dung dịch này thanh hỗn hợp rồi cho vào bình xịt. Xịt trực tiếp lên cơ thể mèo rồi xoa đều. Nước chanh sẽ giống như một loại chất diệt khuẩn trên bề mặt da của mèo, giúp tiêu diệt rận và không gây hại đến sức khỏe của mèo. Đây là một cách trị rận vô cùng đơn giản và tiết kiệm, ai cũng có thể thực hiện tại nhà.

Dùng tinh dầu bạc hà

Đối với các vùng da bị tổn thương do rận cắn, bạn chuẩn bị khoảng 3 giọt tinh dầu bạc hà trộn với 1ml dầu dừa, thấm vào tăm bông rồi chấm vào các vùng này. Cách này giúp làm sạch bề mặt da cho mèo cũng như diệt khuẩn hiệu quả mà không gây hại cho da mèo.

Bạn cũng có thể pha loãng tinh dầu bạc hà với nước, dùng bình xịt rồi xịt lên lông mèo giúp đuổi rận rất hiệu quả. Cách này còn giúp mèo cảm thấy thư giãn và hoạt bát hơn nữa. Tuy nhiên, chủ nuôi cũng cần phải giữ vệ sinh cho mèo thật tốt và chăm sóc tỉ mỉ để phòng nhiễm rận trở lại.

Dùng thuốc trị rận cho mèo

Thuốc trị rận cho mèo có nhiều dạng nhưng phổ biến nhất là dạng xịt và dạng nhỏ gáy. Tùy vào tình trạng và cơ địa của từng con, chủ nuôi sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp để điều trị cho thú cưng của mình.

Những loại thuốc này sẽ có tác dụng làm tê liệt thần kinh của rận, tiêu diệt tức thì các loại rận, đồng thời ngăn chặn sự phát triển của ấu trùng, trứng rận trên lông của mèo. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ thú ý về nồng độ và hàm lượng của thuốc trước khi sử dụng để tránh gây ngộ độc cho mèo.

Dùng vòng đeo cổ diệt rận cho mèo

Đây là một phương pháp diệt rận vô cùng hiệu quả và rất an toàn cho mèo của bạn. Vòng cổ có thành phần từ thiên nhiên, được đeo trực tiếp lên cổ mèo và phát huy tác dụng của thuốc ngay lập tức mà tiêu diệt rận, ấu trùng ký sinh trên cơ thể của mèo.

Ngoài ra, nó còn có công dụng thẩm mỹ, giống như một loại phụ kiện cho mèo. Thông thường, vòng sẽ có hạn sử dụng từ 3 – 4 tháng tùy từng loại. Chú ý là không nên cho thú cưng nhai hoặc ngậm vòng ảnh hưởng tới sức khỏe của mèo và giảm hiệu quả của sản phẩm.

Nhờ sự can thiệp của bác sĩ thú y khi mèo bị rận

Khi mèo có các biểu hiện của việc có nhiều rận ký sinh mà bạn không thể xử lý, hãy đưa ngay chúng tới cơ sở thú y để được chăm sóc, tẩy rửa và tiêu diệt rận. Sau khi được bác sĩ cấp thuốc hoặc tiêm luôn cho mèo, bạn nên ghi nhớ các hướng dẫn và lưu ý đến cách dùng và chế độ chăm sóc mèo cho giai đoạn này.

Khi tình trạng của mèo đã quá nặng, bạn cần đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y để có cách điều trị phù hợp

ran-meo-lam-the-nao-de-meo-het-ran

Làm thế nào để kiểm tra xem mèo có bị nhiễm rận hay không?

Nếu mèo bị ngứa ngáy liên tục thì rất có thể chúng đang bị nhiễm rận. Vì vậy hãy kiểm tra lông mèo như hướng dẫn bên trên.

Nhưng bạn cần phải tìm kiếm rận một cách kỹ lưỡng vì rận có kích thước rất nhỏ.

Bạn thậm chí có thể sử dụng kính lúp để “vạch lông tìm rận”. Rận trông giống bụi bẩn hơn là những con côn trùng nhỏ không cánh. Vì vậy, hãy kiểm tra lông mèo thật kỹ.

Trước khi bắt đầu kiểm tra rận thì hãy nhớ bảo vệ đôi tay của bạn.

Hãy đeo găng tay vào rồi vạch lông mèo để tìm rận. Hãy làm từng bước từng bước một. Tìm những vết bẩn màu trắng trên lông mèo.

Cụ thể hơn, hãy quan sát xung quanh gốc lông của mèo. Những hạt nhỏ bẩn bẩn bám quanh gốc lông có thể là rận hoặc trứng rận.

Trứng rận có màu trắng nhạt và có kích thước bằng hạt anh túc (1mm). Trứng rận thường dính vào gốc lông của mèo, ngay ở da.

Ngoài ra, nếu da mèo bị bong tróc thì trứng rận có thể lẫn vào nhau và giống như những mảng gàu lộn xộn.

Rận trưởng thành có kích thước tương đương hạt vừng. Chúng có màu rám nắng, màu be hoặc màu vàng kèm sọc nâu trên bụng với sáu chiếc chân. Đầu của chúng có hình tam giác.

Khi thực hiện cách trị rận cho mèo. bạn có thể quan sát rận một cách kỹ lưỡng qua kính hiển vi. Khi bắt được rận, hãy dùng ngón tay bóp nát chúng hoặc dìm chúng vào nước xà phòng.

Rận có thể được tìm thấy ở đâu trên cơ thể mèo?

Rận là những sinh vật bé nhỏ nhưng tác hại chúng gây là là vô cùng lớn.

Chúng hay nằm trên bề mặt da của mèo, ở những vị trí quen thuộc như cổ, đuôi và đầu.

Đây là những nơi mà mèo ít chải chuốt nên rận dễ xâm chiếm và làm tổ.

Bạn có thể nhìn thấy rận mèo bằng mắt thường vì chúng có kích thước 1mm – 1,5mm.

Nhưng khả năng bạn nhìn thấy chứng rận thay vì rận còn cao hơn.

Trứng rận thường nằm thành cụm ở gốc lông của mèo. Mèo thường cào, gãi vào những nơi nhiều trứng rận.

ran-meo-lam-the-nao-de-meo-het-ran

Cách phân biệt bọ chét, ve hay rận ở mèo?

Khi mèo bị bọ chét và ve tấn công, chúng cũng có những biểu hiện như khi bị rận cắn.

Tuy nhiên, so với bọ chét và ve thì rận làm mèo ngứa ít hơn.

Có nhiều cách phân biệt ba loài ký sinh này, nhưng bác sĩ thú y sẽ là người giỏi chuyện này nhất.

Nếu muốn biết chắc chắn mèo nhà mình đang bị loài gì ký sinh, hãy đưa mèo đi khám trước khi bạn tự điều trị cho mèo.

Rận và bọ chét thường sống trên bề mặt da của mèo. Trong khi đó, ve sẽ xâm nhập vào da và làm da kích ứng nghiêm trọng.

Khi bị ve cắn, mèo cũng sẽ mắc những vấn đề về da khác. Nếu mèo gãi quá nhiều ở một số bộ phận nào đó chẳng hạn như tai và mặt thì lông chúng sẽ bị rụng.

Bọ chét là những con bọ nhỏ màu đen có thể nhảy hoặc bò khi bạn vạch lông mèo ra để tìm chúng.

Bạn có thể nhìn thấy chúng rõ ràng bằng mắt thường.

Bọ chét lớn hơn rận ít nhất 3 lần vì chúng là loài hút máu, chứ không phải ăn da chết như rận.

Dù mèo có bị loài ký sinh nào tấn công thì bạn cũng phải hỏi ý kiến bác sĩ thú y khi điều trị cho mèo.

Rận, bọ chét và ve rất dễ điều trị, đặc biệt là trong giai đoạn đầu.

Có những loại dầu gội diệt côn trùng chuyên dụng giúp cách trị rận cho mèo của bạn hiệu quả.

Bạn càng điều trị sớm cho mèo thì mèo càng khỏe mạnh hơn và đặc biệt về lâu dài thì mèo sẽ ít bị ảnh hưởng bởi những vấn đề về da như rụng lông, vết thương hở và nhiễm trùng.

Biến chứng do rận gây ra ở mèo

Rận không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác ngoài những biến chứng chắc chắn sẽ xuất hiện dưới đây:

Nhiễm trùng da thứ phát

Mèo chắc chắn sẽ tự gãi tới khi da bị xước và lở loét. Những vết thương hở này rất nguy hiểm và đó là nguyên nhân làm mèo bị nhiễm vi khuẩn và vi trùng.

Những thay đổi trên da

Theo thời gian, phần da của mèo bị rận tấn công sẽ trở nên thẫm màu lại và dày hơn, đặc biệt là chính giữa những nốt bị rận cắn.

Lây lan rận giữa mèo với nhau

Việc rận có thể làm lây lan những loại bệnh hiếm do vi khuẩn gây ra là rất ít.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, rận có thể lây dịch sốt phát ban và sốt tái phát cho mèo.

Tình trạng này phổ biến hơn ở những con mèo được chẩn đoán nhiễm rận nhưng không được điều trị hoặc tiếp tục bị bỏ mặc trong môi trường thiếu vệ sinh.

Mèo bị rận có lây sang người không?

Rận hay chấy rận, là loại động vật rất nhỏ, sống ký sinh bằng máu của cơ thể vật chủ, điều may mắn là cơ thể con người không phù hợp để làm nơi rận mèo sinh sản.

Mặc dù rận mèo không đẻ trứng và không lây cho người, nhưng rận mèo vẫn hút máu người. Do đó, nếu vật nuôi của bạn có rận, bạn cũng cần phải vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát và điều trị cho mèo càng sớm càng tốt để hạn chế những ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và thú cưng (mèo) của mình.

Mèo bị rận tai phải xử trí ra sao?

Theo khuyến cáo của các Bác sĩ thú y, có thể dùng các loại thuốc đặc trị để điều trị chứng rận tai cho mèo. Ngoài ra, mèo có thể được tiêm ivermectin – một loại thuốc ngoài hướng dẫn dùng để điều trị rận tai. Nên thường xuyên vệ sinh tai mèo để ngăn ngừa bệnh rận ở tai.

Cách phòng tránh rận mèo trong nhà

Trong công tác chăm sóc mèo, bạn cần lưu ý đến việc vệ sinh cơ thể cho chúng để tránh các loại ký sinh trùng sống và sinh sôi trên chúng, đặc biệt là các loài rận. Để phòng tránh rận mèo ngay trong căn nhà của mình, bạn cần chú ý một số vấn đề như sau:

Trước hết, bạn cần phải giữ vệ sinh cho mèo, không cho mèo tiếp xúc với những vị trí bẩn, dễ có ký sinh trùng sinh sống. Cần tập cho chúng cách đi vệ sinh hợp lý, ăn uống sạch sẽ để giữ cơ thể luôn sạch sẽ, đảm bảo ít có cơ hội cho rận ký sinh.
Vệ sinh nhà cửa, nơi ở của mèo sạch sẽ theo định kỳ một cách thường xuyên, để tránh có chỗ cư ngụ cho nhiều loại sinh vật có hại. Đặc biệt, thường xuyên dọn dẹp và lau chùi, tẩy rửa các vật dụng mà mèo thường sử dụng.

Cần lưu ý tắm rửa theo định kỳ cho mèo bằng các loại sữa tắm chuyên dụng , bạn có thể mua chúng tại các cửa hàng bán thú cưng.
Cần hạn chế việc cho mèo và các loài động vật có lông tiếp xúc với chăn gối của người để tránh việc bọ di chuyển và căn người. Vào mùa rận nhiều, cần hạn chế trẻ em tiếp xúc với chúng để tránh trẻ bị cắn, gây lở loét, khó chịu.

Trên đây là những thông tin về loài rận mèo, tác hại cũng như các biện pháp phòng trừ. Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn trong việc tìm hiểu các công tác chăm sóc và phòng trừ rận cho mèo cách hiệu quả. Chúc các bạn luôn vui vẻ.

About Cún cưng

Xin chào các bạn ! Mình là Cún Cưng, là chủ của Website Blogchomeo.com. Mình vốn là người yêu chó mèo và đam mê với tất cả các giống chó trên khắp thế giới. Do vậy mình lập ra Blogchomeo.com với mục đích sưu tầm, chia sẻ thông tin hiểu biết của mình về tất cả các giống chó, mèo trên thế giới và kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng chúng tới bạn đọc. Với tất cả kiến thức mà mình có Cún Cưng tôi sẽ giúp bạn có được nhiều kiến thức nhất để đánh giá về thú cưng. Tôi cam kết sẽ đưa những thông tin chi tiết và mới nhất đến các bạn. Nếu muốn chia sẻ hay đóng góp thêm cho Blog Chó Mèo của mình xin vui lòng Email cho tôi theo địa chỉ hòm thư điện tử [email protected] nhé, rất trân trọng những ý kiến đóng góp quý báu từ quý bạn đọc.

View all posts by Cún cưng →