Chó bị hóc xương – tình huống xử lý “KHẨN CẤP”

5/5 - (3 bình chọn)

Có đến 90% người nuôi chó sẽ cho chó của mình ăn xương, chó thường xử lý rất tốt trong hầu hết khoảng thời gian. Nhưng rồi đến một ngày “không được đẹp trời cho lắm” chó bị hóc xương, bạn có thể nhận thấy cảm giác đau đớn đến từ thú cưng của mình

Trong trường hợp hiếm hoi chó bị hóc xương, bạn sẽ xử lý thế nào? Trước giờ có khi nào chó bị hóc xương đâu? Hãy bình tĩnh giành ra 1 – 2p để đọc bài viết sau của Blogchomeo.com để tìm cách xử lý cho chính xác nhé

 

Làm gì khi chó bị hóc xương

Trước khi bắt đầu bạn cần tìm hiểu vì sao chó thích gặm xương, cho chó gặm xương có tốt không đã nhé

OK, nếu đã đọc đến đây có lẽ chó có bạn củng đang gặp phải một trường hợp “éo le” là mắc xương trong cổ họng phải không nào. Nên mình sẽ không dong dài nữa, bạn hãy ngay lập tức làm theo những bước sau đây

Bước 1: Đầu tiên hãy bình tĩnh đừng hoảng loạn, sự hoản loạn có thể làm hỏng hầu hết các công việc đấy

Bước 2: Không cho chó ăn thêm đồ ăn và bắt đầu tìm cách xử lý

Bước 3: Hãy nhớ lại xem loại xương bạn vừa mới cho chó ăn đó là xương gì (xương gà hay xương cá)? Nó có lớn hay không để có thể tìm ra biện pháp phù hợp

Bước 4: Hãy nhờ 1 – 2 người khác phối hợp giữ hàm của chó và quan sát xem mảnh xương đang kẹt liệu có lớn hay không. Nếu mảnh xương kẹt trong cổ họng là nhỏ ví dụ như một mảnh xương cá bạn có thể hỗ trợ chó bằng một số biện pháp bên dưới.

Trong trường hợp đó là một dãy xương cá dài gồm nhiều đốt xương và thuộc loại xương cứng, sắt (như xương cá diêu hồng hoặc một đoạn xương gà đang bị cắn ngang chẳng hạn) điều này cực kỳ nguy hiểm hãy liên hệ ngay cho bác sĩ thú y (tốt nhất hãy nhờ bác sĩ đến nhà) một liều an thần giúp chó nằm yên sẽ dễ dàng hơn trong việc xử lý

Bước 5: Sau khi đã xác định được loại xương bị hóc, “nếu là xương nhỏ” tiếp tục thực hiện theo các phương pháp chữa trị khi chó bị hóc xương theo hướng dẫn bên dưới

Nên lưu ý
– Không chỉ ở chó mà hầu hết mọi cơ thể, đều có cơ chế giúp tống một vật bị nghẹn ra khỏi cổ họng bằng cách nôn hoặc ói. Khi bị mắc xương cơ thể chó sẽ “làm mọi cách” để nôn hoặc nuốt trôi để làm thông hệ tiêu hóa, nếu trong khoảng 20 – 30 phút mà chó vẫn bị hóc xương (cơ thể không tự giải quyết được) và bạn củng không giúp giải quyết được vấn đề này 👉 tốt nhất hãy nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ thú y một cách nhanh nhất để hạn chế sự đau đớn và tránh gây tổn thương thêm các bộ phận khác như mình đã liệt kê ở phần hậu quả bên dưới

Sơ cứu nhanh khi chó bị hóc xương nhỏ

Sau khi đã xử lý phân tích được tình huống nào có thể xử lý và tình huống nào khó xử lý (rủi ro cao), mình sẽ giới thiệu cho bạn một số biện pháp có thể giúp bạn xử lý chó bị hóc xương nhỏ nhé

Điều quan trọng cần lưu ý khi trị hóc xương
– Trong trường hợp này, chó đang gặp hoảng loạn do đó từng bước làm của bạn đều phải thật bình tĩnh. Trong quá trình thực hiện chữa trị, nên xoa lưng và trấn an chó bằng giọng nói nhỏ nhẹ. Nếu bạn càng cuống và la mắng một cách mất bình tĩnh -> chó sẽ mất bình tĩnh và chạy loạn xạ lên, sau đó như thế nào thì bạn có thể hình dung được rồi đấy

Phương pháp 1: Nếu xương nằm ở phần ngoài của vòm họng và bạn có thể quan sát được. Hãy nhờ một đến hai người, một người giữ miệng chó mở – một người sẽ sử dụng nhíp để gắp xương ra khỏi cổ họng. Hãy để ý hướng ngã của xương để chọn chiều xoay cho xương rơi ra phù hợp không tổn thương nhiều đến vòm họng

Nếu một đoạn xương cá 1 – 2 đốt mắc ngang phần vọm họng. Bạn có thể sử dụng loại kìm nhọn (loại như bên dưới) thao tác nhanh gọn để bấm đứt bất cứ đoạn nào có thể để làm xương đứt rời ra. Chỉ làm cách này nếu bạn cảm thấy chó đứng yên, không xoay lắc nhiều, xương nằm ở phần có thể dễ dàng đưa kìm đến được (không quá sâu), thao tác phải nhanh gọn đưa kìm vào bấm đứt xương cá đứt ra và rút ra ngay)

Sử dụng kìm để cắt xương cá nếu chó bị hóc xương

Phương pháp 2: Sử dụng các chất giúp làm trơn hệ tiêu hóa giúp xương trượt ra khỏi vị trí đang bị kẹt vòm họng. Phương pháp này luôn hữu hiệu khi chữa bất cứ thứ gì bị kẹt hãy sử dụng một số loại rau quả có lượng chất nhầy cao để giúp cải thiện này. Bạn có thể sử dụng một số loại thực vật như nha đam, đậu bắp hoặc một số loại rau luộc (hãy linh động chọn những loại có sẵn vì đây là tình huống khẩn cấp)

Theo WikiHow: “Chỉ dùng các phương pháp này nếu con chó của bạn dường như có thể thở tốt. Nếu con chó của bạn thở khò khè, vật vã hoặc thở hổn hển, hãy gọi bác sĩ thú y ngay lập tức.”

Một số biện pháp khác (không khuyến nghị)

1. Sử dụng cơm trắng: Một phương pháp khả dĩ để lấy độc trị độc đó chó là cho chó ăn cơm trắng để khi chó nuốt thức ăn có thể đẩy luôn mảnh xương đang bị hóc vào trong. Phương pháp này mang một rủi ro là có thể làm cho xương gây một đoạn xước lớn trong hệ tiêu hóa khi cố gắng nuốt thức ăn vào. Bạn có thể sử dụng phương pháp này sau khi đã bôi trơn đường tiêu hóa bằng các chất nhờn như đã đề cập trong phương pháp 2 bên trên (hoặc trong tình huống quá bí không biết làm gì)

2. Ngậm vỏ cam: Một phương pháp khác mà mình củng thấy khá nhiều bạn khuyên sử dụng nhưng cá nhân lại cảm thấy không hiệu quả chó lắm đó là cho chó ngậm vỏ cam. Vì các acid trong vỏ cam khiến xương oxy hóa và mềm ra, thực ra nếu xương bị kẹt sâu hệ tiêu hóa củng sẽ tiết acid để làm mềm thức ăn nên ngậm cam củng không hiệu quả lắm, thời gian oxy hóa củng khá lâu và chó bị hóc xương thì lại không nên chờ lâu

Những lời khuyên để tránh tình trạng chó bị hóc xương

Dĩ nhiên, mình không nói bạn hoàn toàn cấm chó ăn xương vì dù sao đây củng là món ăn khoái khẩu của vật nuôi này trong hàng ngàn năm qua. Tuy nhiên, chúng ta củng nên xác định những loại xương nào có thể cho chó ăn, loại nào dễ gây hóc xương không nên cho ăn. Hãy cùng tham khảo bảng dưới đây để có cái nhìn tổng quan nhất bạn nhé ^^

Những loại xương chó có thể ăn an toànNhững loại xương dễ khiến chó bị hóc
 Xương đã được nấu chín như chiên, hấp, kho.. (*)

Xương cá nhỏ và mềm

Các loại xương cá giòn, không sắc bén

Các loại xương chỉ để gặm như xương ống bò, heo

 Xương chưa qua bất cứ giai đoạn chế biến nào (*)

Các loại xương cá có cột sống lớn và xương cứng như cá điêu hồng, cá lóc chẳng hạn (rất sắt và cứng ngay cả khi nấu chín)

Xương gà (xương gà khi nhai gãy có thể tạo thành cách cạnh sắc, dễ gây tình trạng hóc xương)

Thực sự mà nói trên đây chỉ là những hướng dẫn sơ bộ trong thực tế mọi sự đều có thể khác đi, ví dụ bạn cho chó ăn các loại xương lớn như giò chẳng hạn nhưng không may chó nuốt luôn và bị ngẽn ngay cổ họng thì sao (hoàn toàn có thể xảy ra)

Do đó, lời khuyên tốt nhất của mình là bạn hoàn toàn không nên cho chó ăn xương, để loại bỏ các nguy cơ hóc xương một cách tận gốc. Hơn thế nữa, việc gặm xương còn có thể gây ra các bệnh về răng miệng như lỏng lẻo chân răng gây ra các triệu chứng nguy hiểm khác

Nếu được, bạn hãy giành một chút thời gian để tham khảo bài viết các bước đánh răng cho chó chính xác và hiệu quả 100% để biết thêm các phương pháp bảo vệ sức khỏe thú cưng toàn diện nhất nhé

À ngoài ra củng có khá nhiều loại kẹo ngậm hình xương, có vị thịt để chó có thể trải nghiệm một cách an toàn hơn bạn có thể tham khảo mua về thay vì cho chó ăn xương thật nhé

 

9 hậu quả không tưởng của việc cho chó ăn xương

1. Tắc nghẽn hệ tiêu hóa

Đây có thể xem là trường hợp xấu nhất xảy ra khi gặp hiện tượng hóc xương. Xương có thể bị tắc nghẽn ở bất kỳ đâu trong hệ tiêu hóa có thể là cổ họng, dạ dày hoặc phần cuối của ruột. Tùy thuộc vào vị trí mà xương bị vướng lại có thể gây ra những khó khăn riêng như không thể ăn uống hoặc bị đau khi đại tiện

Đôi khi nhờ vào axit trong dạ dày có thể làm mòn mảnh xương, hiện tượng này có thể tự hết hoặc bạn sẽ phải đưa thú cưng của bạn đến bác sĩ thú y phẫu thuật, rất tốn kém về chi phí, thời gian và cả sức khỏe của thú cưng nữa

2. Triệu chứng viêm phúc mạc

Xương cá hoặc các cạnh sắt nhọn của xương gà (khi nhai gãy) có thể cắt qua và tạo các lỗ hoặc vết thương hở trên thành ruột. Điều này sẽ khiến vi khuẩn đường ruột xâm nhập vào máu và gây ra các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm

Phúc mạc là một màng mỏng trong khoang bụng, nó có thể bị viêm do những vi khuẩn này và gây ra triệu chứng mà chúng ta hay gọi là viêm phúc mạc

Đây là một căn bệnh có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của chó mà bạn không nên xem thường. Chó khi bị bệnh này thường có những biểu hiện bất thường như nằm những tư thế kỳ lạ hoặc khó chịu khi ai đó chạm vào bụng chúng

Nếu thấy những hành vi bất thường của chó sau khi ăn xương bạn nên đưa chó đến trạm thú y gần nhất để kiểm tra

3. Triệu chứng hóc xương cá trong dạ dày

Khi chó bị hóc xương cá sống, chúng sẽ biểu hiện những triệu chứng khó chịu ngay lập tức. Điều này có thể kéo dài vài phút hoặc vài giờ vì các mảng xương cứng bắt đầu đi khắp hệ tiêu hóa, sự khó chịu này thường tùy thuộc vào vị trí xương cá gây khó chịu

Thông thường, biểu hiện sẽ mạnh nhất khi xương cá bắt đã đi qua thực quản và đến dạ dày

Một số trường hợp, chó có thể tiêu hóa xương cá mà không có dấu hiệu khó chịu, tuy nhiên một số khác lại không may mắn như vậy. Trong trường hợp này, việc quan sát cử chỉ của chúng liên tục trong vài giờ hoặc thậm chí là cả ngày đến khi cảm thấy chó đã ổn là vô cùng cần thiết (nên nhớ hãy kiểm tra phân của chó thường xuyên)

4. Sốt

Thông thường, sốt xảy ra là dấy hiệu của việc cơ thể đang bị nhiễm trùng. Trong trường hợp này, cơ thể của chó đang cố gắng chống lại sự lây lan của nhiễm trùng bằng cách tăng nhiệt độ để diệt vi khuẩn

Khi chó bị hóc xương cá, nhiễm trùng có thể là do chó đang bị viêm phúc mạc, vì vậy hãy nhớ kiểm tra nhiệt độ cơ thể của chó một cách thường xuyên. Nhiệt độ không nên quá 38°C – 39°C

5. Nôn mửa

Nôn mửa là một phản ứng hoàn toàn tự nhiên của cơ thể xảy ra khi hệ tiêu hóa bị tắt nghẽn, cơ thể sẽ cố gắng đào thải vật thể lạ (ở đây là xương bị hóc) bằng cách tống ngược chúng ra lại khỏi miệng

Khi chó bị nôn mửa hãy kiểm tra xem trong bài nôn đó có xương không, nếu không có thể xương vẫn mắc kẹt ở đâu đó. Nếu trong khoảng 1 giờ mà xương vẫn chưa được nôn ra, hãy trấn an và đưa chó đến bác sĩ thú y

6. Xuất huyết

Khi chó bị hóc xương cổ họng, dạ dày hoặc ruột có thể bị tổn thương, bạn sẽ thấy có máu trong chất nôn hoặc phân. Trong khi chất nôn có thể rõ ràng hơn, máu trong phân thường có màu sẫm hoặc đen. Nếu bạn thấy máu sau khi chó ăn xương, nên đưa chó đi thú y ngay lập tức

7. Nướu răng chó trở nên nhợt nhạt

Trong điều kiện khỏe mạnh, nướu răng của chó thường có màu đỏ hoặc đỏ thẫm, nhưng điều này cũng phụ thuộc vào điều kiện sinh lý thông thường của chó và chỉ có bạn mới biết được. Khi cảm thấy nướu răng của thú cưng có vẻ nhợt nhạt hơn bình thường điển hình như hồng nhạt hoặc trắng, có nghĩa là đã có vấn đề xảy ra

Nướu răng nhợt nhạt có thể là dấu hiệu của nhiều loại bệnh khác nhau từ thiếu máu đến suy tim. Trong trường hợp hóc xương, nướu nhợt màu có thể liên quan đến chảy máu trong hoặc thậm chí liên quan đến nhiễm trùng và suy thận

8. Chán ăn, bỏ bữa

Hãy theo dõi chế độ ăn uống của chó, nếu đột ngột chó bỏ bữa hoặc ăn ít hơn bình thường thì ta có thể dễ dàng biết rằng đang có vấn đề

Tình trạng chán ăn ở chó có thể do nhiều nguyên nhân gây ra và hóc xương cũng là một trong số đó, khi xương bị mắc kẹt trong dạ dày khiến chó càng ăn càng thấy đau. Rên rỉ khi ăn cũng là một trong những triệu chứng của việc mắc xương

Triệu chứng này có thể dẫn đến mất nước, thiếu máu, suy nhược chung, thậm chí là ngất xỉu

9. Đau bụng

Nếu chó của bạn tỏ ra khó chịu hơn bình thường khi bạn chạm vào bụng của chúng hoặc đang cố gắng nằm ngủ ở những tư thế lạ, có thể chúng đang bị đau bụng do tắc nghẽn đường tiêu hóa hoặc nhiễm trùng

Mặc dù triệu chứng này có thể khó phát hiện và dễ bị bỏ qua, nhưng nếu bạn biết mình đã cho chó ăn xương trong các bữa ăn trước, bạn có thể gọi cho bác sĩ thú y để phòng ngừa các triệu chứng nguy hiểm gây ra sau đó

Vậy là trên đây mình đã giới thiệu đến bạn tất cả những thứ liên quan đến việc chữa trị hóc xương ở chó, hy vọng bài viết đã giúp bạn giải quyết được tình trạng hóc xương cho chó của mình ở nhà. Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Bài viết: Làm gì khi Chó bị hóc xương

Nguồn Blogchomeo.com

About Cún cưng

Xin chào các bạn ! Mình là Cún Cưng, là chủ của Website Blogchomeo.com. Mình vốn là người yêu chó mèo và đam mê với tất cả các giống chó trên khắp thế giới. Do vậy mình lập ra Blogchomeo.com với mục đích sưu tầm, chia sẻ thông tin hiểu biết của mình về tất cả các giống chó, mèo trên thế giới và kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng chúng tới bạn đọc. Với tất cả kiến thức mà mình có Cún Cưng tôi sẽ giúp bạn có được nhiều kiến thức nhất để đánh giá về thú cưng. Tôi cam kết sẽ đưa những thông tin chi tiết và mới nhất đến các bạn. Nếu muốn chia sẻ hay đóng góp thêm cho Blog Chó Mèo của mình xin vui lòng Email cho tôi theo địa chỉ hòm thư điện tử [email protected] nhé, rất trân trọng những ý kiến đóng góp quý báu từ quý bạn đọc.

View all posts by Cún cưng →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *