Chó ị ra giun sau khi tẩy giun – Nguyên nhân và cách xử lý!

5/5 - (3 bình chọn)

Chắc hẳn nhiều Sen đã bắt gặp hiện tượng chó ị ra giun sau khi tẩy giun. Nhưng liệu hiện tượng này mang ý nghĩa gì? Chúng có gây hại cho chú chó của bạn không và bạn cần xử lý như thế nào? Điều này sẽ được Blog Chó Mèo bật mí ngay sau đây.

1. Sơ lược về bệnh giun sán ở chó

Bệnh giun đũa chó hay còn gọi là sán chó là một bệnh ký sinh trùng ở người do nhiễm trùng giun đũa ở chó (Toxocara canis) và mèo (Toxocara cati). Bệnh sán chó ở người có thể gây ra các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng bao gồm tổn thương các cơ quan và bệnh mắt.

Dấu hiệu chó của bạn bị nhiễm giun sán là:

  • Chó gầy gò dù vẫn ăn uống đầy đủ do giun hút hết chất dinh dưỡng
  • Hoặc chó có biểu hiện chán ăn, ăn ít
  • Chó đi ngoài ra giun
  • Chó nôn ra giun
  • Chó bị tiêu chảy hoặc nôn mửa liên tục

Xem thêm: Tẩy giun cho chó- Dấu hiệu nhận biết và cách tẩy giun hiệu quả nhất

2. Các phương pháp tẩy giun cho chó

2.1. Tẩy giun cho chó bằng thuốc tẩy giun

Cách phổ biến nhất để tẩy giun cho chó là sử dụng thuốc. Mua thuốc tẩy giun ở chó chỉ mất ít chi phí và cũng rất dễ dàng để thực hiện tại nhà. Có 2 cách giúp chó uống thuốc tẩy giun đó là:

  • Cho thuốc vào trong thức ăn mà chó của bạn yêu thích. Có thể cả viên hoặc làm vụn thuốc ra.
  • Cho trực tiếp thuốc vào miệng chó cùng với một chút nước và giữ nguyên miệng chúng khoảng 15 – 20 giây để chó không nhổ bỏ thuốc ra.

Tuy nhiên cách đầu tiên sẽ ưu việt hơn cả vì hầu như các loài chó đều không thích việc uống thuốc và luôn phản kháng mãnh liệt. Với cách thứ nhất thì khả năng chó uống hết thuốc gần như là tuyệt đối.

Một số loại thuốc tẩy giun cho chó mà bạn có thể tham khảo như:

  • Thuốc tẩy giun cho chó Drontal Bayer
  • Thuốc xổ giun cho chó Nexgard
  • Thuốc tẩy giun chó Lopatol
  • Thuốc tẩy giun chó Sanpet
  • Thuốc tẩy giun chó Bio-Rantel
  • Thuốc tẩy giun sán Endogard
cho-i-ra-giun-sau-khi-tay-giun-1
Tẩy giun cho chó bằng thuốc là phương pháp tối ưu nhất hiện nay

2.2. Tẩy giun cho chó bằng phương pháp dân gian

Một phương pháp tẩy giun cho chó nữa là tẩy giun bằng phương pháp dân gian. Bạn sẽ cho chó ăn các loại thực phẩm như: Hạt bí ngô, đinh hương, đu đủ, củ nghệ… Một số chất trong các loại hoa quả này sẽ giúp diệt trừ giun sán trong cơ thể chó.

Tuy nhiên cách này rất ít được áp dụng vì chưa ai đánh giá được hiệu quả thực sự của chúng. Và đương nhiên phương pháp này sẽ mất nhiều thời gian hơn phương pháp tẩy giun cho chó bằng thuốc.

Xem thêm: Tẩy giun cho Boss – Đúng phương pháp, Cường độ và Thời gian

3. Chó ị ra giun sau khi tẩy giun là tốt hay xấu?

Hiện tượng chó ị ra giun sẽ có 2 trường hợp:

  • Trường hợp đầu tiên là do chó đã bị nhiễm giun ở mức độ nặng dẫn đến việc đi ngoài ra giun. Nếu có rất nhiều giun trong phân của chó thì điều đó có nghĩa là căn bệnh đã tới tình trạng khẩn cấp và có thể gây ra những tổn hại nghiêm trọng. Bạn cần đưa thú cưng đến bác sĩ thú y ngay lập tức để khám và điều trị kịp thời.
  • Trường hợp thứ 2: Nếu chó ỉa ra giun sau khi tẩy giun thì làm sao? Hiện tượng này là hoàn toàn bình thường. Sau khi uống thuốc tẩy giun thì giun sẽ theo đường phân đi ra bên ngoài. 

Với các loại thuốc hiện nay thì hầu như giun sẽ bị phân hủy ngay từ bên trong cơ thể chó nên bạn sẽ không nhìn thấy giun theo đường phóng uế. Tuy nhiên trong một vài trường hợp giun chưa thể phân hủy hết nên việc bạn nhìn thấy giun ở phân chó là điều bình thường.

cho-i-ra-giun-sau-khi-tay-giun-2
Các giai đoạn phát triển bệnh giun ở chó

4. Những việc cần làm khi chó đi ngoài ra giun sán

Những việc bạn cần làm để xử lý việc chó ị ra giun là:

  • Hãy đưa chó nhà bạn đến cơ sở y tế để được bác sĩ thú y thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị triệt để cho từng loại giun sán mà chó nhà bạn đang mắc phải. 
  • Dọn dẹp và khử khuẩn toàn bộ khu vực chuồng trại, nhà cửa để tránh sự phát tán của trứng và ấu trùng giun sán.
  • Lau dọn sạch sẽ những nơi ở mà chúng phóng uế.
  • Tuân thủ đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ thú y khi chăm sóc cho chó bị nhiễm giun sán và chó đang được điều trị.
  • Nếu bạn có nuôi nhiều động vật ở trong nhà thì cách tốt nhất bạn nên làm đó chính là cách ly những con có dấu hiệu bị mắc giun 
  • Dùng những loại thuốc khử trùng đặc trị dành riêng cho giun sán.

Nếu chó ị ra giun sau khi tẩy giun thì bạn có thể không cần đưa chúng đến bác sĩ thú y mà hãy tập trung vào việc dọn dẹp và chăm sóc cún thôi nhé!

Ngoài ra, hãy luôn chú ý đến việc tẩy giun sán định kỳ cho chó nhà bạn để phòng tránh việc chúng bị nhiễm giun sán quá nặng nhé!

Trên đây là giải đáp của Blog Chó Mèo cho hiện tượng chó ị ra giun sau khi tẩy giun. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị giun sán cho chó. Hãy luôn chăm sóc thật tốt cho cún cưng của mình nhé!

Ngoài ra, có thể bạn quan tâm:

  1. Bệnh Viêm Đường Ruột Ở Chó Mèo
  2. Bệnh sán dây ở Chó
  3. Các Bệnh Tiêu Hóa Thường Gặp Ở Chó
  4. Top 6 Bệnh Lây Từ Chó Mèo Sang Người Cần Phòng Tránh Ngay Lập Tức