Cách xử lý Chó Bị Sốc Nhiệt – Sơ cứu và phục hồi

5/5 - (1 bình chọn)

Chó bị sốc nhiệt xảy ra thường xuyên vào mùa nắng nóng. Chó bị sốc nhiệt sốc nhiệt, nhiệt độ cơ thể của chó sẽ tăng lên nhanh chóng khi chó không được giải nhiệt kip thời sẽ rất nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong. Do đó, có kiến thức nhận biết triệu chứng và sơ cứu chó bị sốc nhiệt đúng cách là cực kỳ cần thiết. Bài viết này Blogchomeo sẽ giúp bạn trang bị thêm kiến thức về bệnh sốc nhiệt ở chó. Cùng tìm hiểu nhé!

Sốc nhiệt là gì?

Đột quỵ nhiệt/sốc nhiệt/say nóng là thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ tình trạng tăng thân nhiệt hoặc nhiệt độ cơ thể tăng quá cao. Nói chung, nếu nhiệt độ cơ thể của vật nuôi vượt quá 39.4 ° C, nó được coi là bất thường hoặc tăng thân nhiệt. Nhiệt độ cơ thể trên 41 ° C mà không có dấu hiệu bệnh tật trước đó thường liên quan đến việc tiếp xúc với nhiệt độ bên ngoài hoặc môi trường quá mức và thường được gọi là say nóng. Nhiệt độ tới hạn nơi xảy ra suy đa tạng và có thể tử vong là khoảng 41,2 ° C đến 42,7 ° C.

Đặc biệt khi thân nhiệt của chó lên đến 43°C là tình huống nguy hiểm nhất, các hệ cơ quan quan trọng của chó như tim, gan và não nhanh chóng bị tổn thương, thậm chí là ngưng hoạt động, dẫn đến tử vong.

Trên thực tế, thì tỉ lệ tử vong khi chó bị sốc nhiệt là 50%.

Chó là loài động vật sinh ra với khả năng giữ nhiệt chứ không phải tỏa nhiệt vì vậy chúng hấp thụ nhiệt tốt hơn và nhanh hơn. Khác với con người đổ mồ hôi khi nóng, chó loại bỏ lượng nhiệt dư thừa bằng cách thè lưỡi thở hổn hển. Nhưng ngay cả khi thở như thế cũng không giảm nhiệt, nhiệt độ cơ thể nó sẽ tăng lên nhanh chóng và chúng có thể bị chứng sốc nhiệt. Chứng sốc nhiệt rất nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong nếu chúng ta không xử lý ngay lập tức

Nguyên nhân sốc nhiệt

Chó chỉ có 2 tuyến mồi hôi chính để thải ra. Phần lớn ở lưỡi và 1 phần nhỏ khác ở gan bàn chân. Đối với các loại chó lông dài thì thường dưới gan bàn chân chúng có 1 lớp lông bao quanh các kẽ chân do thích nghi với môi trường xứ lạnh để giảm sự thoát nhiệt.

Một số loài chó sẽ dễ bị sốc nhiệt hơn các loài khác, ví dụ: khi chúng có bộ lông quá dày như Ngao Tạng, Alaska Malamute… chúng chỉ thích hợp với vùng lạnh. 

Vào mùa hè ở Việt Nam những nhóm lông ở gan bàn chân này thường làm phản tác dụng. Chúng giữ nhiệt gây khó thoát được mồ hôi. Nếu không hiểu về sự thoát nhiệt của chó, bạn có thể vô tình để chúng rơi vào tình trạng sốc nhiệt

Vậy nguyên nhân chính là gì?

Hiện tượng chó bị sốc nhiệt thường được xảy ra vào mùa hè khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này chính là

  • Vận động quá sức dưới trời nắng: Tập thể lực quá sức và vận động quá nhiều dưới nhiệt độ cao sẽ khiến cún kiệt sức khi chúng không thể tỏa nhiệt khỏi cơ thể. Đặc biệt là ở những giống chó lông dày như chó Husky hoặc Samoyed thì việc sốc nhiệt là rất dễ xảy ra.
  • Bị bỏ quên trong xe ô tô dưới trời nắng: Nhiều trường hợp chủ nhân vào mua đồ để quên cún của mình trong xe ô tô ngoài trời nắng với nhiệt độ từ 38-40 độ C, với không gian kín và chật hẹp, những chú chó có thể tử vong nếu không được giải thoát kịp thời khỏi xe.

Nguyên nhân chó bị sốc nhiệt. Ảnh Internet
  • Thay đổi nhiệt độ đột ngột: nhiều chủ nhân thường cho chó yêu của mình ngồi trong điều hòa lạnh và vô tình để chúng ra ngoài tiếp xúc với môi trường nhiệt độ cao ngay lập tức, điều này sẽ gây ra sự chênh lệnh nhiệt độ trong cơ thể chó từ lạnh sang nóng khiến chúng không kịp thích nghi và gây ra tình trạng sốc nhiệt.
  • Các chứng bệnh ở chó như béo phì hoặc bệnh tim đều là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng chó bị sốc nhiệt.
  • Chó quá nhỏ hoặc quá già cũng là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này.

Dấu hiệu chó bị sốc nhiệt

Triệu chứng say nóng ở chó đáng chú ý nhất là chúng sẽ thè lưỡi và thở hổn hển. Các triệu chứng khác có thể bao gồm các dấu hiệu khó chịu như chảy nước dãi, nướu đỏ, nôn mửa, tiêu chảy, đờ đẫn mất phương hướng hoặc mất ý thức, cử động không kiểu co giật và ngất xỉu.

Đột quỵ do nhiệt ở chó có thể chỉ ra một số vấn đề về sức khỏe khá nghiêm trọng, chẳng hạn như sưng não, suy thận, chảy máu đường ruột và đông máu bất thường. Vì lý do này, bất kể là gì, chúng ta đều nên cho cún cưng đi gặp bác sỹ ngay lập tức sau khi đã sơ cứu.

Chúng mình xin phân loại ra như sau:

Triệu chứng của chó bị sốc nhiệt

  • Thở dốc và thè lưỡi hắt liên tục
  • Tim đập nhanh
  • Miệng chảy nước dãi đặc
  • Nướu răng có màu nhạt dần
  • Lưỡi đỏ máu
  • Khát nước và uống nước bất thường.
  • Mệt mỏi, đi không vững

Biểu hiện nặng hơn của chứng sốc nhiệt

  • Khó thở, đi đứng không vững và ngã xiêu vẹo
  • Nôn và ói mửa liên tục
  • Lưỡi và nướu răng chuyển từ nhợt nhạt sang tím tái
  • Chó rơi vào trạng thái hôn mê

Cách sơ cứu khẩn cấp

Khi chủ nhân phát hiện dấu hiệu chó bị sốc nhiệt, đầu tiên nên tháo vòng cổ, dây đeo ngực hoặc những đồ vật mặc trên cơ thể chúng. Nếu chó cưng chỉ chảy nước dãi, thở gấp thì có thể là bị say nắng ở mức độ nhẹ. Nếu là hô hấp khó khăn, khó thở, rơi vào trạng thái đờ đẫn thì ở mức độ khá nguy hiểm. Sơ cứu xong cần đưa đi thú y ngay.

Để sơ cứu cho chó bị sốc nhiệt, bạn phải bình tĩnh. Nếu bạn mất bình tĩnh, chú chó có thể cảm nhận được và mất bình tĩnh theo, làm tình hình trở nên nghiêm trọng hơn. Làm việc một cách có phương pháp để hồi phục nhiệt độ của chúng về bình thường và nhanh chóng đưa chúng đi thú y.

Giữ tập trung để chắc chắn là bạn đang làm hết sức có thể để tăng cơ hội sống xót cho chú chó. Cảnh giác về những thứ có thể khiến chó bị sốc nhiệt. Tùy vào những gì mà bạn có, hãy làm cách nhanh nhất có thể để hạ nhiệt cho chú chó. Bao gồm một số cách hạ nhiệt như sau:

  1. Nhanh chóng đưa chó vào chỗ râm mát và loại bỏ nguồn nhiệt.
  2. Đổ nước lạnh vào đầu và thân chó bị sốc nhiệt. Dùng 1 vòi nước chảy nhẹ, nên dùng loại nhỏ giọt hoặc vòi sen.
  3. Phủ khăn ướt lên chú chó. Đừng để khăn quá lâu tại một chỗ, lông sẽ bị ngấm nước.
  4. Nếu có thể hãy thả chú chó của bạn vào 1 bồn tắm hoặc bể nước mát. Không bao giờ được sử dụng đá hay nước đá, nó sẽ thu nhỏ các lỗ chân lông trên bề mặt da khiến cảm nhiệt trầm trọng hợn. Cái lạnh lại làm cho mạch máu của nó co lại. Và khi mạch máu thắt lại chúng sẽ không thể tự giải nhiệt trong cơ thể.
  5. Nếu có thể, hãy đưa nó vào phòng có điều hòa. Nên bật điều hòa với nhiệt độ  khoảng 28 – 30°C. Tuy nhiên không nên bật cả ngày lẫn đêm, nên để khoảng 2 – 3 tiếng tắt điều hòa một lúc. Cần chú ý tới cả việc điều chỉnh nhiệt độ của điều hòa sao cho phù hợp. Nhiệt độ chênh lệch trên 10°C dễ gây đột quỵ tim mạch.
  6. Quạt gió sẽ giúp làm mát cho chú chó khi đã được làm mát bằng nước. Dùng những ngón tay của bạn làm tơi lông của chúng để gió thổi qua lông, giúp không khí được lưu thông. Lông giống như 1 cái chăn cách nhiệt dùng để giữ nhiệt, do đó làm nó tơi lên để lộ da bên dưới thì không khí có thể giúp làm mát chú chó nhanh hơn.

Phòng tránh cho chó bị sốc nhiệt

Nhiệt độ biểu kiến của cơ thể chó khi lên tới tới 40.5°C có thể gây ra trạng thái sốc nhiệt. Khi chỉ số nhiệt lên đến 44°C hay cao hơn thì khả năng chó bị sốc nhiệt là chắc chắn. Vì thế, dù nhiệt độ không quá cao, cơ thể chúng vẫn dễ dàng mắc các bệnh do nhiệt.

Chỉ số nhiệt ẩm dao động từ 43 – 103, được tính bằng một phương trình với các thành phần là nhiệt độ và độ ẩm. Hay chính là chỉ số lượng hơi nước trong không khí. Ở những nơi có nhiệt độ ẩm, mồ hôi khó mà bốc hơi, khiến nhiệt độ của cơ thể người và động vật tăng, rất khó để hạ nhiệt.

Độ ẩm không khí càng tăng, bạn sẽ càng cảm thấy nóng hơn nhiều so với nhiệt độ thực tế. Điều này này được biểu thị bởi chỉ số nhiệt ẩm. Khi đó chỉ số nhiệt của cơ thể chó có thể lên đến 40.5°C. Trong khi nhiệt độ không khí thực tế chỉ có 32°C và độ ẩm tương đối là 70%.

Nếu tình trạng này kéo dài nên đưa cún cưng đến bệnh viện thú y để khám chữa kịp thời. Dưới đây là chỉ số nhiệt độ của chó và các trường hợp áp dụng mà bạn cần chú ý:

  • Nhiệt độ cao hơn 37.7°C: áp dụng chúng với các con vật dễ mắc bệnh khi nhiệt độ trên 32°C.
  • Chỉ số nhiệt trên 22°C: bắt đầu thực hiện phương pháp phòng tránh với các con vật dễ mắc bệnh.
  • Chỉ số nhiệt trên 23.8°C: áp dụng phương pháp phòng tránh bệnh do nhiệt cho các con vật dễ mắc bệnh một cách tuyệt đối.

Phòng tránh sốc nhiệt cho chó

Thay đổi thời gian dắt chó đi dạo

Ngay cả vào mùa hè, chó vẫn cần được ra ngoài đi dạo. Không nên để chó trong nhà quá lâu. Tuy nhiên bạn cần lựa chọn thời điểm thích hợp để đi dạo. Thời điểm tốt nhất là sáng sớm hoặc tối muộn. Sau khi nhiệt độ ngoài trời đã giảm đáng kể.

Nếu bạn ra ngoài để đi dạo với chú chó của bạn vào một ngày nóng và thấy rằng nó đang cố tìm kiếm mỗi chỗ bóng mát để nằm xuống, lập tức mang nó về nhà ngay trước khi quá muộn. Chó ở ngoài trời quá lâu sẽ có nguy cơ cao bị cảm nắng. Khi đi dạo nhớ mang theo nước uống đầy đủ. Nước giúp cơ thể chó điều hòa nhiệt độ tốt hơn và tránh chó bị sốc nhiệt. Đồng thời bổ sung lại lượng nước đã mất khi thời tiết nóng bức.

Không cạo hết lông của chó

Nhiều người cho rằng cạo hết lông cho chó sẽ khiến chúng mát mẻ hơn. Đặc biệt thường hay thấy ở các giống chó Poodle , Husky, Alaska, Corgi… Nhưng đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Việc cạo hết lông có thể làm gây hại tới chú chó nhiều hơn bạn tưởng. Bởi bộ lông có rất nhiều chức năng không chỉ để chống lạnh. Hơn nữa với những chú chó lông dày, cạo sạch lông sẽ khiến chúng không vui. Nhiều chú chó xấu hổ không dám gặp người khác. Thậm chí sẽ bị chứng trầm cảm.

Lông của chó là một lớp cách nhiệt để giúp chúng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của mình. Đồng thời bảo vệ da khỏi những bức xạ có hại từ mặt trời. Bộ lông như một tấm áo khoác sẽ bảo vệ chó khỏi bị thương. Việc cắt bỏ lông sẽ không giúp chúng xử lý nhiệt trong cơ thể của chính mình. Đó là 1 điều nguy hiểm. Hơn nữa trên da chó không có tuyến mồ hôi. Vì vậy không thể giúp chó giải nhiệt bằng việc cạo lông.

Nghiêm trọng hơn, khi cạo lông cho chó nguy cơ mắc các bệnh về da sẽ tăng cao hơn do phải tiếp xúc trực tiếp với những tia gây nguy hiểm.

  • Tia cực tím UV hay tia tử ngoại: là tác nhân gây hại chính khi phơi nắng cho chó. Đây là nguyên nhân chính gây nên các bệnh ngoài da ở chó và người.
  • UVA (bước sóng dài): là nguyên nhân chính gây lão hóa da và các bệnh về mắt. Tia UVA có khả năng xuyên qua lớp hạ bì của da. Gây tổn thương da, khiến da chuyển màu sẫm. Làm biến đổi cấu trúc da thậm chí gây ung thư. UVA có thể xuyên qua tầng ozon, qua lớp mây khi trời mưa, cửa kính hoặc ô dù, mái che vải.
  • UVB (bước sóng trung): có thể xuyên tới lớp biểu bì của da. Gây cháy nắng nếu ở ngoài trời quá lâu. Triệu chứng là da đỏ ửng, tróc da, nổi mẩn đỏ, sẫm màu. Khác với UVA, UVB không thể xuyên qua cửa kính, mái che bằng vải hoặc quần áo. Phần lớn đều bị tầng khí quyển hấp thu.
  • UVC (bước sóng ngắn): chiếm tỉ lệ nhỏ nhất trong các tia bức xạ mặt trời. UVC thường bị tầng khí quyển hấp thu hoàn toàn.

Huấn luyện đúng cách tránh để chó bị sốc nhiệt

Không tập luyện dưới trời nắng

Không luyện tập, chạy nhảy chơi đùa hoặc dắt chó đi dạo ngoài trời khi nhiệt độ trên 34°C. Đặc biệt lưu ý bệnh ”chảy máu mũi” thường gặp ở các giống chó: German Shepherd, Rottweiler, Shetland Sheepdog, Golden Retriever, Doberman Pinscher, German Short Haired Pointer, Standard Poodle, Miniature Schnauzer khi tiết trời quá nóng bức.

Không huấn luyện chó khi ăn quá no

Ăn quá no rồi lại vận động ngoài trời rất dễ bị chứng “GDV – xoắn dạ dày chướng hơi”. Đặc biệt ở các giống chó có hình dáng thon, thóp bụng như: GSD, Labrador, Golden, Dobecman… cần chống tiêu chảy gây mất nước và rối loạn cân bằng điện giải.

Cách chăm sóc chó vào mùa hè

Một chế độ ăn với chất dinh dưỡng hợp lý là điều rất quan trọng. Mùa hè nắng nóng chúng sẽ chán ăn, không muốn ăn. Thậm chí bỏ bữa cộng với chế độ dinh dưỡng sai lầm sẽ dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng. Chế độ dinh dưỡng bạn thiết lập cho thú cưng phải “đúng, đầy đủ và cân bằng”. Cho các bé uống nước có pha đường Glucose và Orezol để bù nước vào mùa hè tăng khả năng điện giải và đề kháng

  • Chó con từ 2 – 6 tháng tuổi: cho ăn 3 bữa một ngày.
  • Chó từ 6 tháng – 1 năm tuổi: chỉ cần cho ăn 2 bữa một ngày là đủ. Tuy nhiên, bởi chế độ ăn của chó còn phụ thuộc vào độ tuổi, giống và loại thức ăn của chúng. Chế độ ăn còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của thú cưng.

Chế độ ăn uống khi trời nóng bức cũng cần hết sức lưu ý. Cho chó ăn thức ăn dễ tiêu hoá, giảm bớt lượng Protein, mỡ béo. Tăng thêm chất xơ, rau xanh trong khẩu phần ăn. Đặc biệt, chó ăn thức ăn khô, tổng hợp phải bảo đảm đủ nước uống cho thức ăn nhanh thấm nở trong dạ dày. Có thể ngâm trước cho nở thức ăn vào nước rồi cho ăn.

Có thể sử dụng thức ăn ướt cho chó thường xuyên hơn, vì loại thức ăn có tỷ lệ nước nhiều hơn thức ăn khô. Để giảm thiểu tình trạng say nắng, sốc nhiệt của chó vào mùa hè, hãy cung cấp cho chúng đủ nước uống.

Kiểm soát nhiệt độ

Nhiệt độ mùa hè thường cao hơn nhiều so với các mùa khác trong năm. Bạn phải luôn duy trì nhiệt độ thích hợp xung quanh nơi ở thú cưng. Không quá nóng cũng như không quá lạnh. Việc giữ vệ sinh cho thú cưng là một việc làm cực kì quan trọng. Cơ thể sạch sẽ không chỉ giúp bản thân thú cưng cảm thấy thoải mái mà còn giúp tránh được một số bệnh về da.

Mùa hè, cho dù thú cưng của bạn chỉ ở trong nhà nhưng các yếu tố gây bệnh vẫn có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Theo các bác sĩ thú y, chó cần được tắm rửa từ 1 – 2 lần mỗi tuần. Bên cạnh đó, khi tắm cần sử dụng các sản phẩm dành riêng cho chó sữa tắm, dầu xả, khăn tắm, máy sấy… Có như vậy mới giúp làm sạch triệt để trứng giun, các virus hay vi khuẩn gây bệnh bám trên lông thú cưng. Bên cạnh việc giữ vệ sinh chăm sóc thú cưng, các bạn cũng nên đưa thú cưng đi tiêm phòng, tẩy giun sán định kỳ.

Tắm, cắt tỉa lông cho chó thường xuyên

Khi thời tiết nóng bức, bạn có thể tắm và cắt tỉa lông để giúp chúng giải nhiệt. Đặc biệt là ở khu vực đệm chân và bụng. Tuy nhiên, khi cắt lông, tránh cắt quá ngắn. Vì lông chó có tác ngăn cản tia tử ngoại. Vì vậy khi cạo lông bạn nên để lại 1 lớp lông vừa đủ để bảo vệ da của chúng khỏi những tia nắng mặt trời.

Mùa hè nắng nóng, đối với những chú chó có bộ lông dài, dày hoặc quá béo thì tỷ lệ chó bị sốc nhiệt cao hơn. Tắm cho chó là một cách hiệu quả để giúp chó mát mẻ. Tuy nhiên cũng cần biết cách tắm cho cún, tránh tắm lâu hoặc tắm quá thường xuyên cũng không tốt. Khi tắm xong cần lập tức sấy lông khô ngay. Tránh cho chó bị cảm lạnh.

Theo các chuyên gia về thú y, chó mèo cần được tắm rửa từ 1 – 2 lần mỗi tuần. Có thể khắc phục bằng cách thường chải lông cho chó yêu, để lông khô thoáng mát. Tốt hơn hết là bạn hãy làm điều này hằng ngày, hoặc ít nhất một tuần một lần nếu bạn không có thời gian.

Vùng mắt, tai và những vùng da tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài. Những bộ phận này đều không có lớp lông bao phủ. Vì vậy chúng cần được chăm sóc, bảo vệ kĩ càng hơn. Có thể nhờ sự trợ giúp của các loại quần áo dành cho thú nuôi vào mùa hè hay kem chống nắng không chứa các thành phần salicylates và ôxit kẽm.

Đối với kem chống nắng, bạn nên bôi lên da của cún cưng trước khi chúng ra ngoài khoảng 30 phút. Tuy nhiên, lựa chọn tối an toàn vẫn là giữ cho chúng tránh xa sự tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời.

Hạn chế đi chơi xa vào mùa hè

Vào mùa hè không nên đưa thú cưng đi chơi xa, chơi đùa dưới nắng gắt. Tuy nhiên, bạn cũng không thể giữ chú cún nhà bạn ở trong nhà suốt cả mùa hè. Nếu có đi chơi xa thì không nên để chúng quá lâu trong xe và trong lồng. Đỗ trong bóng râm để bạn và thú cưng tận hưởng khung cảnh ngoài trời tuyệt đẹp. Khi chơi đùa ở bờ biển phải mang theo ô che nắng loại to.

Tránh những đoạn đường nóng bức khi đi dạo ngoài trời. Chân chó phải tiếp xúc trực tiếp với mặt đường nắng nóng. Hãy bảo vệ gan bàn chân của cún cưng bằng việc đi trên đất hoặc cỏ. Hoặc giữ thói quen đi dạo lúc sáng sớm hoặc tối muộn. Tránh xa những nơi nó nhiều muỗi, côn trùng độc. Thỉnh thoảng cho chúng đi bơi với thời gian bơi vừa phải.

Tuyệt đối không nhốt cún cưng trong xe vào ngày nắng nóng. Ô tô có không gian nhỏ dưới ánh nắng giống như một cái lò nướng. Vì thế chó bị sốc nhiệt là điều khó tránh. Khi bạn ra ngoài, cún cưng phải ở trong nhà một mình phải mở điều hòa bên trong. Hoặc mở cửa sổ thông gió, mở quạt cho thoáng, cung cấp nước đầy đủ.

 

About Cún cưng

Xin chào các bạn ! Mình là Cún Cưng, là chủ của Website Blogchomeo.com. Mình vốn là người yêu chó mèo và đam mê với tất cả các giống chó trên khắp thế giới. Do vậy mình lập ra Blogchomeo.com với mục đích sưu tầm, chia sẻ thông tin hiểu biết của mình về tất cả các giống chó, mèo trên thế giới và kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng chúng tới bạn đọc. Với tất cả kiến thức mà mình có Cún Cưng tôi sẽ giúp bạn có được nhiều kiến thức nhất để đánh giá về thú cưng. Tôi cam kết sẽ đưa những thông tin chi tiết và mới nhất đến các bạn. Nếu muốn chia sẻ hay đóng góp thêm cho Blog Chó Mèo của mình xin vui lòng Email cho tôi theo địa chỉ hòm thư điện tử [email protected] nhé, rất trân trọng những ý kiến đóng góp quý báu từ quý bạn đọc.

View all posts by Cún cưng →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *