Cách xử lý khi chó, mèo bị Viêm Tai

5/5 - (1 bình chọn)

Những cô chủ, cậu chủ bận rộn với công việc cả ngày, ít để ý đến những biểu hiện lạ của thú cưng. Đặc biệt với một số bệnh như viêm tai hay viêm ống tai. Hôm nay Blogchomeo sẽ hướng dẫn các bạn xử lý bệnh hay gặp này cả trên chó lẫn mèo nhé!

Bữa đi làm về, em mèo làm mình hết hồn, không phải em ấy chơi ú òa như mọi khi, mà là mình thấy dịch màu vàng chảy từ tai ra, còn ẻm thì ngồi vừa “gãi” vừa la làng. Mình vội vàng lại xem rồi mang đi gặp bác sĩ thú y ngay” – Bạn T chia sẻ.

Những cô chủ, cậu chủ bận rộn với công việc cả ngày, ít để ý đến những biểu hiện lạ của thú cưng, tới khi phát bệnh mới tá hỏa đi gặp bác sĩ. Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng, nếu mèo mới bị chảy dịch tai và được phát hiện sớm, bạn chỉ cần mua một lọ thuốc điều trị viêm tai chuyên dụng – có bán sẵn tại các phòng khám thú y và đều đặn nhỏ cho thú cưng ngày 1-2 lần, lặp lại trong vòng 3-4 ngày bệnh sẽ khỏi.

mèo viêm tai

Các bạn cũng nên nhớ, dù có vội thì cũng không được dùng nước để vệ sinh tai, vì nước có thể sót lại trong tai của mèo và tạo điều kiện cho nấm men phát triển.

Tất cả những gì bạn cần là hãy hết sức nhẹ nhàng và kiên nhẫn, có thể ẻm sẽ quậy và không cho bạn “xem tai”. Do đó, trước khi hành sự, hãy vuốt ve vỗ về “quàng thượng” của bạn, để ẻm cảm thấy thoải mái nhất.

Sau khi đã “êm êm” bạn dùng bông gạc vô trùng ầm để lau sạch ngoài tai. Mách nhỏ là bạn có thể làm ẩm bông bằng hydrogen peroxide hoặc dầu ô liu.

Tiếp đến, nhẹ nhàng gập vành tai ra sau và nhỏ đúng lượng thuốc cho phép vào tai. Mát xa gốc tai từ 20-45 giây với lực vừa phải sẽ khiến mèo cảm thấy thoải mái đồng thời để thuốc nhỏ phát huy tác dụng.

Nếu không muốn gặp bác sĩ thú y thường xuyên, bạn nên vệ sinh tai cho mèo thường xuyên, ít nhất một tuần một lần. Công việc này không mấy khó khăn và có thể làm tại nhà. Tuy hiện nay bệnh viêm tai điều trị khá dễ dàng và nhanh chóng, thì bạn cũng nên lưu ý giữ vệ sinh cho thú cưng nhé!.

Dưới đây sẽ là chi tiết về bệnh Viêm Tai trên chó mèo cho các Sen nhé!

Một số dấu hiệu nhận biết mèo bị viêm tai

Nếu đôi tai mèo lành lặn khỏe mạnh, nó thường có màu hồng phấn, sạch sẽ ở bên trong, không có mùi. Với đôi tai mạnh khỏe, bé mèo dễ dàng nghe thấy tiếng động bất thường phát ra ở khoảng cách từ 2 – 3 mét.

Dưới đây là những dấu hiệu chung khi tai mèo bị viêm đó là: gãi tai nhiều lần, lắc đầu mạnh, tai sưng đỏ, tai chảy mủ vàng hoặc mủ có màu nâu đậm hoặc màu đen vàng khi thử ngửi, tai mèo tỏa ra mùi tanh không như bình thường. Ngoài ra, khi tai bị viêm mèo sẽ có xu hướng mất thăng bằng, nghiêng đầu về một bên khi di chuyển và nhạy cảm khi bị chạm vào tai….

Tai chảy mủ sưng đỏ là dấu hiệu bị viêm tai rõ nhất ở mèo

Tai chảy mủ sưng đỏ là dấu hiệu bị viêm tai rõ nhất ở mèo

Nếu nhận thấy các dấu hiệu trên đây, thì “quàng thượng” nhà bạn đã bị bệnh viêm tai rồi đấy nhé!

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng mèo bị viêm tai

Theo khảo sát thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khiến mèo bị viêm tai như:

  • Bị ký sinh trùng, ve bò vào làm tổ trong tai
  • Tai mèo xuất hiện khối u lành tính – có thể tự khỏi
  • Có vật thể lạ lọt vào tai
  • Tai mèo bị xước trong lúc đùa nghịch hay bị con vật khác cắn
  • Mèo bị dị ứng liên quan đến thực phẩm

Việc xác định chính xác nguyên nhân khiến tai mèo bị viêm vô cùng quan trọng, nó giúp bạn nhanh chóng có được biện pháp khắc phục hiệu quả.

Những phương pháp điều trị bệnh mèo bị viêm tai

Cách điều trị mèo bị viêm tai sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh về tai và kết quả là có những chứng bệnh thứ yếu nào. Thuốc kháng sinh được dùng để điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và thuốc chống nấm để điều trị nhiễm trùng do men, xét nghiệm dị ứng và gây giãn nhạy cảm (miễn dịch trị liệu).

Phương pháp 1: Vệ sinh tai trong

Để lấy đi các cặn vụn này, hãy nhỏ dung dịch sát trùng tai vào trong lỗ tai bé mèo của bạn. Mát xa vùng dái tai trong vòng 20-30 giây để làm mềm và lấy đi các cặn vụn. Lau đi các cặn vụn mềm và cặn thừa còn lại bằng bông ráy tai. Lập lại quá trình này cho đến khi bạn thấy không còn cặn vụn nữa. Hãy để bé mèo của bạn lắc đầu để lấy đi các cặn thừa còn lại.

Sau khi làm sạch xong, bạn nhẹ nhàng lau vành tai của chúng và vùng phía dưới tai bằng khăn tắm. Để hỗ trợ tốt cho việc này, thị trường hiện đang có bán các sản phẩm chuyên trị viêm tai cho mèo, bạn có thể tìm hiểu và mua sử dụng cho phù hợp.

Làm sạch tai bị viêm trong cho mèo

Làm sạch tai bị viêm trong cho mèo

Phương pháp 2: Làm sạch vùng tai ngoài

Bạn dùng miếng gạc bôi bằng bông để lau sạch phần phía trong vành tai và phần lỗ tai mà bạn có thể nhìn thấy. Không nên đưa chúng sâu vào bên trong lỗ tai vì việc đó làm các cặn vụn đóng chặt trong lỗ tai hơn là giúp lấy đi các cặn vụn đó.

Với một số bệnh về tai có thể gây đau đớn, nên bé mèo cần phải được gây tê để thực hiện tốt việc làm sạch tai. Sau khi tai đã sạch, để một lát cho tai khô. Sau đó bạn có thể bôi lên tai loại thuốc chuyên làm sạch và kháng khuẩn.

Trường hợp bạn không thể thực hiện việc điều trị mèo bị viêm tai tại nhà, thì có thể mang “em ấy” đến gặp bác sĩ thú y để được chăm sóc và chữa trị tốt hơn.

Mang bé mèo đến thăm khám bác sỹ thú y nêu tình trạng viêm tai nghiêm trọng

Mang bé mèo đến thăm khám bác sỹ thú y nêu tình trạng viêm tai nghiêm trọng

Lưu ý: Trường hợp mèo bị viêm tai cho dị ứng thực phẩm, bạn cần đổi loại thức ăn cho mèo, ưu tiên những thực phẩm mèo đã quen ăn, thực phẩm lành tính như thịt gà, thịt bò…

Cách phòng tránh bệnh viêm tai ở mèo hiệu quả

Phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh, hãy áp dụng các cách phòng tránh dưới đây để giúp “quàng thượng” nhà bạn luôn có một đôi tai khỏe mạnh nhé.

  • Kiểm tra tai của bé mèo hằng tuần và làm sạch những lượng nhỏ cặn sáp có trong đôi tai chúng
  • Nếu mèo của bạn bơi nhiều, có đôi tai rủ xuống hoặc có tiền sử mắc bệnh về tai, thì nên thường xuyên rửa sạch tai). Tiến hành rửa sạch tai giống như đã miêu tả phía trên.
  • Nên tỉa lông quanh tai cho bé mèo định kỳ để giảm bớt đi lông thừa quá mức giúp tai có nhiều không khí hơn.
  • Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ thú y về cách điều trị bất kỳ trạng thái tiềm ẩn nào làm mèo của bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tai.
  • Nếu bé mèo của bạn có biểu hiện khó chịu dữ dội, đôi tai có mùi hôi, hoặc lỗ tai trông bất thường, thì nên đem đến gặp bác sĩ thú y ngay. Nếu mèo của bạn có màng nhĩ bị thủng hoặc yếu, thì việc dùng dung dịch rửa tai và thuốc điều trị có thể gây hại nhiều hơn là giúp ích.
Tỉa lông quanh tai cho bé mèo định kỳ để giảm bớt đi lông thừa

Tỉa lông quanh tai cho bé mèo định kỳ để giảm bớt đi lông thừa

Một số dấu hiệu nhận biết Chó bị viêm tai

Là một bệnh tương đối phổ biến ở chó, cứ 10 con thì sẽ có 2 con mắc và tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng tình trạng chó bị viêm tai vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ, chất lượng sống của thú cưng.

Nguyên nhân chó bị viêm tai?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này mà đôi khi chúng ta thường bỏ qua. Nhìn chung, về cơ bản bệnh viêm tai ở chó xảy ra do những lý do dưới đây:

 

– Chó bị dị ứng

Nếu cún cưng ăn hay sờ phải vào những thực phẩm, đồ vật mà chúng bị dị ứng thì khả năng rất cao gây ra bệnh viêm tai giữa.

– Bị động vật kí sinh

Nếu như chú chó nhà bạn bị các loài ve tai hay rận… xâm nhập vào trong tai và tấn công sẽ khiến chó bị ngứa ngáy, khó chịu, nếu nặng sẽ dẫn đến viêm tai. Vì rất khó chịu, theo phản xạ tự nhiên chúng sẽ đưa chân lên để cào, gãi nên hành động này càng làm cho bệnh nghiêm trọng hơn rất nhiều.

–  Chó bị nhiễm trùng tai

Việc chó bị những loại vi khuẩn xâm nhập vào tai chó cũng sẽ khiến chúng rất dễ bị nhiễm trùng ở tai. Nếu nhưng những chú cún có sức đề kháng cao, cơ thể khỏe mạnh sẽ dễ dàng chống lại các loại vi khuẩn này. Còn những chú cún có sức đề kháng yếu thì sẽ bị các loại vi khuẩn xâm nhập và sản sinh vô cùng mạnh mẽ, tình trạng viêm tai sẽ rất nghiêm trọng.

– Chó bị các ngoại vật tác động

Những tác nhân bên ngoài phải kể đến như: bụi bẩn, râu, lông… ở trên tai chó lâu ngày mà không được vệ sinh, làm sạch cũng là nguyên do chính khiến chó bị viêm tai, ngứa ngáy và vô cùng khó chịu.

 

– Do chính hormone gây ra

Vấn đề ăn uống không khoa học, ăn tạp cũng khiến cơ thể chó bị thiếu hụt hoặc dư thừa hormone gây nên bệnh về da và viêm tai. Vì thế cần lưu ý chế độ ăn uống thật hợp lý để tránh tình trạng chó bị nhiễm trùng.

Dấu hiệu chó bị viêm tai chảy mủ

Nếu gặp những dấu hiệu sau bạn cần ngay lập tức chữa trị cho chó kịp thời vì đây chính là biểu hiện của chó đã bị viêm tai.

– Chó bị ngứa tai, chúng liên tục gãi hay thậm chí cào cấu không dừng ở tai và vùng đầu.

– Ở phần tai của chó có mùi hôi, tanh rất khó chịu.

– Bạn kiểm tra bằng mắt nếu thấy tai chó chảy dịch mủ và máu thì rất có thể chúng đã bị viêm tai rồi.

– Trường hợp khác như vành tai, ống tai của chó xuất hiện những vết sưng tấy, đỏ rát.

Trường hợp chó bị viêm tai chảy mủ sẽ khiến chúng rất khó chịu, hung dữ hơn mọi ngày. Nhiều chú chó thì rất mệt mỏi, chỉ một mình một góc mà thôi mà không chịu vận động hay tiếp xúc xung quanh.

 

Cách chữa chó bị viêm tai hiệu quả dễ thực hiện

– Cho chó đi gặp bác sỹ thú y: Để kiểm tra tình trạng dị ứng dẫn đến viêm tai, hoặc bổ sung thuốc để giúp chó cân bằng lượng hormone. Và có những điều trị, liệu pháp cần thiết khác để có thể miễn dịch cho chó giảm nhanh chóng tình trạng viêm tai xuống.

– Vệ sinh cho chó sạch sẽ: Vấn đề này cũng vô cùng quan trọng để giúp chó loại bỏ dịch mủ, hay máu ở lỗ tai. Nếu bạn tự thực hiện tại nhà nên dùng nước oxy già để làm sạch vi khuẩn ở tai chó, hoặc cũng có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ tai chuyên dụng dành riêng cho chó để an toàn và hiệu quả nhanh chóng.

Áp dụng 1 trong 5 loại thuốc trị viêm tai sau nhưng phải có chỉ dẫn của bác sĩ:

  • Thuốc Mometamax
  • Thuốc Surolan Otic Suspension
  • Thuốc Cameo
  • Thuốc Posatex Otic Suspension
  • Thuốc Synotic

 

Phòng bệnh viêm tai cho chó

Để phòng bệnh viêm tai, người nuôi chó cần phải lưu ý tới một số giải pháp sau:

  • Thường xuyên kiểm tra tai cún cưng xem có dị vật nào không. Đồng thời vệ sinh tai của chúng sạch sẽ, lên lịch trình tắm thường xuyên.
  • Cắt tỉa bớt lông thừa ở vành tai để vi khuẩn, nấm đỡ xâm nhập vào tai chó.
  • Khi thời tiết thay đổi, môi trường ẩm thấp, bạn nên hạn chế cho cún tiếp xúc ở những nơi bụi bẩn, rậm rạp và ẩm thấp.
  • Đưa chú chó đi khám định kỳ tại các cơ sở thú y.
  • Có thực đơn ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt khoa học.
  • Vệ sinh nơi ở của cún cưng sạch sẽ, đặc biệt là những thiết bị, đồ dùng sinh hoạt hằng ngày của chúng.
  • Không cho chó của bạn tiếp xúc, lại gần những con chó bị bệnh. Nếu không vi khuẩn sẽ rất dễ lây lan, tấn công sang chú chó khỏe mạnh.

 

Kết luận

Trên đây Petmart đã giải đáp toàn bộ thắc mắc liên quan đến tình trạng chó bị viêm tai, chỉ cần tuân thủ bạn đã tiết kiệm được kha khá tiền đưa boss đi bác sĩ thú y rồi đây. Tuy nhiên, nếu tình trạng vượt ngoài tầm kiểm soát, đừng tiếc tiền nhé

About Cún cưng

Xin chào các bạn ! Mình là Cún Cưng, là chủ của Website Blogchomeo.com. Mình vốn là người yêu chó mèo và đam mê với tất cả các giống chó trên khắp thế giới. Do vậy mình lập ra Blogchomeo.com với mục đích sưu tầm, chia sẻ thông tin hiểu biết của mình về tất cả các giống chó, mèo trên thế giới và kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng chúng tới bạn đọc. Với tất cả kiến thức mà mình có Cún Cưng tôi sẽ giúp bạn có được nhiều kiến thức nhất để đánh giá về thú cưng. Tôi cam kết sẽ đưa những thông tin chi tiết và mới nhất đến các bạn. Nếu muốn chia sẻ hay đóng góp thêm cho Blog Chó Mèo của mình xin vui lòng Email cho tôi theo địa chỉ hòm thư điện tử [email protected] nhé, rất trân trọng những ý kiến đóng góp quý báu từ quý bạn đọc.

View all posts by Cún cưng →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *