Cách nuôi chó Alaska

5/5 - (1 bình chọn)

Việc mua một chú Alaska về nuôi là việc hết sức đơn giản. Nhưng do môi trường và khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam và Bắc Cực khác nhau việc nuôi chó Alaska không hề dễ dàng bởi chúng sở hữu những đặc trưng riêng về thể lực và tính cách. Vậy làm thế nào để biết bạn có khả năng nuôi dưỡng và chăm sóc tốt cho chó Alaska hay không, cùng Blog chó mèo tìm hiểu dưới đây nhé.

Cần tăng thêm kiến thức về giống Alaska bạn có thể tìm đọc 1 số thông tin sau:

Điều kiện khí hậu

Đây là vấn đề cơ bản nhất, ảnh hưởng không chỉ đến giống chó Alaska mà đến mọi giống chó tuyết khác như Husky Sibir, Samoyed. Chó Alaska thích nghi rất tốt với khí hậu lạnh, nhiệt độ trung bình năm dưới 10°C, nhờ bộ lông dầy 2 lớp với cơ chế giữ nhiệt hoàn hảo.

Vì vậy khi sống ở môi trường khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, bộ lông dầy lại trở thành vấn đề phiền toái. Chúng có xu hướng rụng lông nhiều, khiến bộ lông không được dày dặn và mượt mà như khi nuôi ở xứ ôn đới. Thậm chí, lông chúng còn hay bị vón cục ảnh hưởng đến vẻ đẹp bên ngoài.

Vấn đề sốc nhiệt

Rụng lông chỉ là chuyện nhỏ, rắc rối lớn nhất là nguy cơ bị sốc nhiệt do nhiệt độ cao. Vấn đề này xảy ra thường phổ biến với những em Alaska nhỏ dưới 4 tháng tuổi, chúng có thể bị sốc và nôn mửa, lên cơn co giật nếu ở quá lâu dưới trời nóng trên 35°C.

Nếu phát hiện sơm, bạn có thể cứu chữa bằng cách đưa vào bóng râm, quạt mát rồi cho vào phòng điều hòa với nhiệt độ khoảng 25°C. Những em Alaska lớn sức khỏe tốt hơn nên sẽ ít có nguy cơ bị sốc nhiệt hơn chó Alaska con.

Tránh nóng cho chó Alaska

Cần phải có cách tránh nóng cho những em Alaska khi thời tiết ở mức nắng nóng nắng nóng, bằng cách hạn chế đi chơi, trú trong bóng râm, ở phòng điều hòa, tắm nước lạnh hoặc cho ăn kem để giải nhiệt. Những em Alaska con có sức chống trọi với nhiệt độ cao kém hơn, nên nếu muốn mua, bạn nên mua khi thời tiết lạnh hoặc mát mẻ.

Vận động thường xuyên

Là giống chó sinh ra để kéo xe, Alaska rất ưa vận động. Nếu không được vận động thường xuyên chúng sẽ buồn chán và dễ gây ra phá phách.

Alaska nổi tiếng là loài chó kéo xe tuyết, vì thế chúng rất thích vận động. Vậy nên, không gian sống của Alaska cần đảm bảo rộng rãi sống rộng rãi, tốt nhất là có sân vườn để chúng thỏa thích vận động. Khi Alaska đạt tuổi từ 6 tháng trở đi thì các bài tập phát triển cơ bắp là vô cùng cần thiết, góp phần rất nhiều trong việc phát triển vóc dáng của cún.

Lưu ý nhỏ: thiết kế nhà ở Việt Nam thường có sàn nhà trơn, điều ấy khiến cho Alaska trong quá trình phát triển dễ bị bè chân làm vóc dáng trở nên không chuẩn. Vì vậy bạn nên cho Alaska luyện tập chạy bền, đi bơi, kéo vật nặng, … ít nhất 30 phút mỗi ngày để có vóc dáng hoàn thiện nhất. Alaska rất thích thú với các bài tập thể lực, nên các bài tập như lụm đồ vật, ném banh, … sẽ làm cún cưng của bạn cảm thấy chán. Các bạn nên lựa các bài luyện tập thích hợp cho chú cún của bạn.

Khi bạn lựa chọn cho mình một chú cún Alaska thuộc giống chó Alaska Giant và muốn chú cún phát triển vóc dáng tiềm năng tối đa thì việc huấn luyện sẽ trở nên rất phức tạp khi đòi hỏi những bài tập chuyên môn, và vô cùng mất thời gian. Để giúp Alaska phát triển hoàn thiện, bạn cần phải có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm chăm sóc chó Alaska Giant. Lời khuyên: để đảm bảo cho sự phát triển của cún cưng, tốt nhất bạn nên đưa Alaska đến các trại huấn luyện chuyên nghiệp.

Alaska cũng như con người, nếu bị nhốt quá lâu ở một không gian nào đó thì chắc chắn chúng sẽ thấy tù túng, bực bội, cáu gắt. Vì vậy, các bạn cần đưa cún cưng của bạn đi dạo, ra ngoài mỗi ngày để giúp cho chú cún thư giãn.

Chế độ dinh dưỡng

Để tốt cho sự phát triển của cún, chế độ dinh dưỡng trong quá trình nuôi chó Alaska là vô cùng quan trọng. Chó Alaska có hệ tiêu hóa khá kém, nhất là đối với những bạn cún còn nhỏ. Chúng rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Bạn phải cung cấp thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cún cưng. Nhờ vậy mà chúng mới phát triển một cách tốt nhất, và trở nên khỏe mạnh nhất, đạt được thân hình chuẩn

Chó Alaska 2-3 tháng tuổi

Vào giai đoạn này, Alaska vừa mới cai sữa nên chỉ có thể ăn thức ăn mềm, đã nghiền nát hoặc xay nhuyễn. Người nuôi cũng nên thay đổi khẩu phần ăn bằng cách cho chúng ăn cơm nhão trộn với thịt nạc, thịt bò xay mềm.

Cách nuôi chó Alaska giai đoạn này cực kì quan trọng

Cách nuôi chó Alaska từ 2-3 tháng tuổi

Nên cho Alaska nhỏ tuổi ăn 5 bữa/ ngày, uống 200ml sữa mỗi ngày. Bạn không nên cho chúng ăn quá no và đồ ăn tanh. Vì những bé cún mới cai sữa mẹ có hệ tiêu hóa kém, dùng những thực phẩm trên có thể dẫn đến tiêu chảy.

Nếu bạn chọn sử dụng các loại thức ăn hạt thì nên nhớ: Ngâm hạt với nước ấm trước bữa ăn và chọn mua những túi đồ ăn khô chất lượng uy tín. Nếu không may mua phải đồ giả, bé cún Alaska của bạn có thể bị tiêu chảy, chán ăn…

Lưu ý khi cho chó Alaska 2 tháng tuổi ăn uống

Lưu ý, đừng vì muốn chăm sóc chó Alaskan nhiều quá mà ép cún ăn nhiều quá. Một ngày nên ăn từ 3 đến 4 bữa là được. Đặc biệt thức ăn cho chó, bạn không nên cho chó ăn thức ăn tanh, mặn, đồ sống…

Hệ tiêu hóa của chó Alaska 2 tháng tuổi còn rất kém nên rất dễ bị bệnh đường ruột nguy hiểm. Khi chó lớn có thể chúng gặm xương ống để cho chúng chắc răng. Bạn có thể mua xương gặm canxi để đảm bảo an toàn.

Chó Alaska từ 3-6 tháng tuổi

Với những bé cún Alaska ở tuổi này bạn đã có thể cho cún ăn cơm trộn thịt bò, thịt lợn, thịt gà,… Bên cạnh đó, bạn cũng nên cung cấp thêm rau, củ, quả vào bữa ăn hàng ngày. Đồng thời, giảm bữa ăn xuống 4 bữa: Sáng, trưa, chiều, tối. Những bé cún Alaska tuổi lớn cần được cung cấp thêm 500 ml sữa ấm mỗi ngày để hấp thụ Canxi phát triển xương khớp.

Khi Alaska đến 3-6 tháng tuổi, Blog chó mèo khuyên bạn không nên cho chúng sử dụng thức ăn mềm. Bởi thức ăn cứng sẽ kích thích cơ hàm của cún phát triển khỏe mạnh hơn.

Chó Alaska từ 6 tháng tuổi trở nên

Những bé cún Alaska trên 6 tháng tuổi đang bước dần sang độ tuổi trưởng thành. Lúc này, bạn cần giảm bữa ăn xuống còn 2-3 bữa/ngày đồng thời tăng lượng thức ăn để cún được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Cho Alaska ăn thực phẩm chứa nhiều protein, canxi hơn do chúng đang trong giai đoạn phát triển xương và cơ bắp mạnh mẽ nhất.

Chó 6 tháng tuổi ăn

Cung cấp thêm cho Alaska thực phẩm chứa nhiều Protein

Bạn cũng có thể cho Alaska gặm thêm xương động vật để kích thích răng và cơ hàm. Nhưng chỉ nên cho ăn số lượng ít, vì xương cứng quá có thể gây hóc. Tốt nhất, nên cho ăn thịt bò vì thịt bò nhiều protein nhưng lại ít mỡ. Có thể cho chúng gặm thêm các loại xương ống bò hoặc cổ gà, vịt.

Một số loại thức ăn cho chó Alaska: 

  • Thịt bò, lợn: Lưu ý thịt không được dính mỡ.
  • Thịt gà: Tốt nhất nên cho chó ăn lườn gà.
  • Trứng vịt lộn: Đối với các chú chó Alaska dưới 4 tháng tuổi, mỗi bữa bạn chỉ nên cho ăn 1 quả trứng còn khi chúng lớn hơn có thể cho ăn 2 quả một bữa.
  • Nội tạng động vật: Bạn nên chọn nội tạng bò, lợn, đặc biệt là phổi vì chó Alaska rất thích loại thức ăn này.
  • Cơm: Mặc dù Alaska không thích ăn cơm hay cháo nhưng bạn vẫn phải ép chúng ăn để cung cấp đủ tinh bột.
  • Các loại rau củ quả có nhiều vitamin giúp hạn chế việc rụng lông và răng. Bạn có thể mang ra xay nhuyễn với thịt rồi cho chúng ăn.
  • Bạn cũng nên bổ sung thêm cá biển vì chúng nhiều đạm, ít mỡ.

Các loại thức ăn cho chó Alaska chất lượng

Ngoài việc tự chế biến và nấu thức ăn cho chó Alaska, bạn nên kết hợ sử dụng các loại thức ăn hạt cho chúng. Đây đều là những loại thức ăn chế biến sẵn, có lượng dinh dưỡng cân bằng. Bạn có thể yên tâm sử dụng cho cả những chú chó Alaska 2 tháng tuổi trở lên. Chỉ cần ngâm thức ăn khô cho chó với một chút nước hoặc sữa, chó con sẽ có những bữa ăn ngon miệng, đủ chất.

Cho chó Alaska 2 tháng tuổi làm quen với thức ăn khô mang lại rất nhiều lợi ích cho bạn và thú cưng. Bạn có thể tiết kiệm rất nhiều tiền và thời gian. Đồng thời, với thú cưng nó có thể đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất cần thiết trọn một vòng đời. Từ lúc chúng còn nhỏ cho tới khi chúng trưởng thành.

Đối với chó Alaska 2 tháng tuổi trở lên bạn có thể lựa chọn một số thương hiệu như: Royal Canin , MOSHM, MEC, ANF … Đây là những loại thức ăn được các chuyên gia về dinh dưỡng khuyên dùng. Chúng được sản xuất trên các tiêu chuẩn về chất lượng quốc tế nên rất an toàn.

Ngoài ra, bạn có thể thay đổi khẩu vị của cún cưng bằng cách trộn thức ăn ướt và thức ăn khô với nhau. Một số loại thức ăn ướt, pate, xúc xích, nước sốt cho chó được người nuôi thú cưng ưa chuộng phải kể tới như Jerhigh , IRIS

Chăm sóc chó Alaska

Vệ sinh là một trong những công việc phải duy trì thường xuyên trong quá trình nuôi bất kỳ một loại chó nào. Hàng ngày bạn nên vệ sinh chuồng nuôi, khay bát đựng thức ăn, nước uống. Và đừng quên tắm cho chó một tuần một lần (không nên tắm hàng ngày). Việc tắm rửa, giữ vệ sinh sạch sẽ sẽ giúp cho chó Alaska khỏe mạnh, hạn chế được các bệnh về lông và nấm trắng ngoài da.

Chăm sóc lông Chó Alaska

Đối với chó Alaska, chúng có bộ lông thì khá dày và rậm. Vẻ đẹp của một chú chó được đánh giá rất nhiều qua bộ lông của chúng.

Để chó đẹp thì tất nhiên bạn cần nhiều thời gian chăm sóc cho chúng. Hãy thường xuyên chải lông cho chó nếu bạn có thời gian 1 ngày 1 lần nhé.

Khi bạn tắm, đừng nên lấy xà bông của người tắm cho chó, độ ph cao khiến lông chó xơ đấy.

Dùng các loại sữa tắm chuyên dùng cho chó ấy nhé. Và nếu tắm cho chó, bạn cũng cần lưu ý hãy tắm cho chó đúng cách .

Vì lông chó khá tốt nên khi tắm xong, nên cách nuôi chó Alaska của mình là lau khô lông cho chúng, đừng để lông bị ẩm ướt, dễ sinh bệnh viêm da hay bệnh về đường hô hấp mà điển hình là bệnh ho cũi chó ấy nhé.

Nhân tiện phần chăm sóc lông mình nói thêm chút, là nhiều bác thấy chó nóng nên thương, mà nhà lại đang có điều kiện, cho em nó vào phòng bật điều hòa ở nhiệt độ thấp, điều này không làm chó sướng đâu mà chỉ khổ vì bệnh ho cũi chó thôi.

Trong một môi trường nhiệt độ thay đổi đột ngột, khiến chó bị mắc bệnh đường hô hấp là chuyện tất lẽ thôi. Nên các bạn hãy chú ý một chút nhé.

Ngồi quạt thì chắc là ok đấy.

Tắm gội thường xuyên là giải pháp hữu hiệu nhất giúp giảm nhiệt độ cơ thể chó Alaska xuống. Vào mùa hè, bạn nên tắm gội cho chúng mỗi ngày một lần. Chó Alaska sở hữu bộ lông dày và rậm rạp. Bạn nên cắt tỉa lông cho chúng ít nhất mỗi tháng một lần vào mùa hè. Có như thế cơ thể chúng mới thoáng mát, không bị nóng nực.

Giữ vệ sinh cho chó Alaska

Tiếp đến, bạn cũng cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho chỗ ở của Alaska: Rửa sạch chuồng, rửa khay đựng thức ăn, nước uống sau mỗi bữa.

Giống cảnh khuyển Alaska hay có thói quen làm sạch răng bằng cách ăn tuyết. Nhưng ở Việt Nam, chúng không thể làm thế. Do đó, để vệ sinh răng bạn có thể đánh răng cho cún 2-3 lần 1 tuần. Ban đầu, Alaska có thể không quen nhưng nếu thực hiện thường xuyên, chúng sẽ ngồi tận hưởng mỗi khi được bạn đánh răng.

Trong quá trình tắm rửa vệ sinh cho cún cưng, bạn không nên bỏ qua các vị trí như: Kẽ chân, lỗ tai, lưỡi… Đây là những nơi ít được để ý, nhưng lại ẩn chứa nhiều mầm bệnh nhất.

Bệnh thường gặp với chó Alaska

Không chỉ riêng với Alaska, mà đối với tất cả các giống chó thì việc kiểm tra sức định kỳ đều rất quan trọng. Để đảm bảo tình trạng sức khỏe của cún, bạn nên đưa chúng đi đăng ký khám sức khỏe định kỳ tại các trạm thú y. Đối với các chú cún Alaska nhỏ từ 2 đến 4 tháng tuổi thì nên được kiểm tra thường xuyên hơn. Vì lúc đó, sức đề kháng chưa phát triển hết nên cún dễ mắc các bệnh tiêu hóa.

Bệnh ký sinh trùng

Chó Alaska thường mắc bệnh này do có bộ lông dày 2 lớp. Để phòng tránh bệnh này bạn nên tắm cho chúng thường xuyên đồng thời cắt tỉa lông gọn gàng để tránh sự trú ẩn của các loài bọ, vi khuẩn.

Bệnh giun ký sinh trên mắt

Bệnh này do 2 loại giun là Thelazia californiensis và T.Callipaeda gây nên ở vùng mắt của chó Alaska. Nếu không chữa trị kịp thời chó Alaska có thể bị mất thị giác.

Để chữa trị bệnh này, cách duy nhất là đưa chó Alaska nhà bạn đến cơ sở thú y để tiến hành phẫu thuật lấy giun ra khỏi mắt của chó Alaska.

Bệnh viêm ruột

Bệnh này xuất hiện ở khá nhiều chó Alaska con. Nguyên nhân chúng mắc phải bệnh này là do các loại virus từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể của Alaska, phá hoại đường ruột. Hoặc cũng có thể là do những con chó Alaska nhỏ ăn phải rác thải, các loại thức ăn độc hại không tiêu hóa được. Lâu dần dẫn đến bệnh viêm ruột.

Để chữa trị bệnh này bạn cần đưa chú có Alaska đến cơ sở thú y gần nhất để các bác sĩ chữa trị kịp thời.

Bệnh sốc nhiệt

Đây là loại bệnh khá phổ biến với những chú chó Alaska sống ở những nơi có khí hậu nóng ẩm.

Để phòng tránh bệnh này các bạn cần giữ cho môi trường xung quanh chúng luôn thoáng mát, sạch sẽ. Thường xuyên làm mát phần đệm dưới bàn chân chúng để chúng có thể cân bằng nhiệt độ cơ thể.

Tiêm phòng đầy đủ cho Alaska

Chắc hẳn, ai khi nuôi cún cũng đều mong muốn cún cưng của mình luôn khoẻ mạnh và hoạt bát.  Vậy nên, Siêu Pet gợi ý cho bạn một cách để cún cưng của mình tránh xa được những căn bệnh nguy hiểm đó chính là tiêm phòng bệnh đầy đủ và sớm nhất có thể cho Alaska.

Việc tiêm phòng cho Alaska rất đơn giản. Bạn chỉ cần đưa chúng đến các bệnh viện thú y để đăng kí và nhận lịch tiêm phòng định kì. Hiện nay trên thị trường có 2 loại vaccine phổ biến đó là vaccine 5 bệnh và vaccine 7 bệnh. Chú cún của bạn có thể tiêm phòng vaccine 5 bệnh khi cún đạt 45 ngày tuổi và có thể tiến hành tiêm nhắc lại vaccine 7 bệnh sau 15 ngày tiếp theo.

Nên nhớ đưa Alaska đi tiêm phòng định kì

Tiêm phòng đầy đủ cho chó Alaska

Đồng thời, việc tẩy giun định kỳ cũng là một biện pháp giúp cún khỏe mạnh hơn và đặc biệt là cún con. Bạn có thể tẩy giun cho Alaska khoảng 2-3 tháng một lần để hệ tiêu hóa chúng khỏe mạnh, hấp thụ được tối đa chất dinh dưỡng.

Một vài điều cần lưu ý khi chó Alaska mang thai

Khi chó Alaska của chúng ta mang thai, từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 7 là khoảng thời gian dễ bị xảy thai nhất. Vì vậy, chúng ta cần lưu ý đặc biệt cách chăm sóc chó Alaska mang thai. Nên tạo môi trường và điều kiện tốt nhất cho chúng đẻ.

Thời gian sinh nở

  • Chó Alaska một năm đẻ được tối đa 1 lứa, mỗi lứa từ 4 đến 8 con.

  • Thời gian mang thai tuỳ thuộc vào lứa đó đẻ nhiều hay ít con. Trung bình thời gian mang thai từ 60 đến 70 ngày.

Chu kỳ sinh nở

  • Sau mỗi lần đẻ, thời gian tối thiểu để chó Alaska đẻ lứa tiếp theo là 12 tháng, thời gian lý tưởng là 18 tháng đến 1 năm. Theo các chuyên gia khuyến nghị không nên ép chó Alaska đẻ nhiều lứa trong 1 năm (từ 2 lứa trở lên) vì như vậy sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của chúng.

  • Mỗi chú chó Alaska chỉ nên nhân giống 3-4 lần trên một vòng đời cá nhân.

Biểu hiện mang thai của chó Alaska

Trước khi đẻ từ 2 đến 4 giờ chó Alaska thường đi lòng vòng đánh hơi tìm chỗ thích hợp để đẻ, thở dốc, dáng đi mệt mỏi, nặng nề, rên rỉ tỏ vẻ đau đớn, ổ thai dưới bụng động đậy và có dấu hiệu dịch chuyển xuống phía dưới.

Nguy cơ thường gặp ở chó Alaska khi đẻ

Khó đẻ

  • Do chó mẹ đã quá lớn tuổi, khung xương chậu mất sự đàn hồi, ít giãn nở.

  • Do tâm lý hoảng loạn, sợ hãi gây xuất huyết, vỡ nước ối.

  • Do quá trình chăm sóc khi mang thai không phù hợp. Cho ăn quá nhiều nhưng ít vận động.

Phôi thai ngược

Đây là tư thế ra đời ngược của chó con khi mà lúc này 2 chân sau và đuôi sẽ ra trước còn 2 chân trước sẽ ra sau.

Chăm sóc chó Alaska sau sinh

  • Sau khi sinh 2-3 ngày đầu: Cho chó Alaska mẹ ăn cháo thịt băm và sữa ấm.

  • Những ngày tiếp theo ăn uống bình thường, ăn thêm 1 số thực phẩm nhiều canxi như Xương ống bò, cổ gà,… để tránh lứa con bị thiếu canxi.

  • Chó Alaska con thì nên bún bằng sữa mẹ trong 2 tháng đầu.

  • Khi chó Alaska con đủ 2 tuần tuổi thì đưa chúng đi tiêm phòng để tránh các loại bệnh tật về sau.

Lưu ý khi chó Alaska mang thai

 

Lời kết

Trên đây Blog chó mèo đã giới thiệu tới các bạn tất tần tật cách nuôi loại chó được cho là siêu khuyển trong các loại chó: Alaska.  Hy vọng với bài phân tích ở trên các bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về loại chó này. Nếu còn bất cứ thắc mắc, câu hỏi nào về những thông tin trên, các bạn hãy liên hệ ngay với blogchomeo.com để được tư vấn và giải đáp nhé.

About Cún cưng

Xin chào các bạn ! Mình là Cún Cưng, là chủ của Website Blogchomeo.com. Mình vốn là người yêu chó mèo và đam mê với tất cả các giống chó trên khắp thế giới. Do vậy mình lập ra Blogchomeo.com với mục đích sưu tầm, chia sẻ thông tin hiểu biết của mình về tất cả các giống chó, mèo trên thế giới và kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng chúng tới bạn đọc. Với tất cả kiến thức mà mình có Cún Cưng tôi sẽ giúp bạn có được nhiều kiến thức nhất để đánh giá về thú cưng. Tôi cam kết sẽ đưa những thông tin chi tiết và mới nhất đến các bạn. Nếu muốn chia sẻ hay đóng góp thêm cho Blog Chó Mèo của mình xin vui lòng Email cho tôi theo địa chỉ hòm thư điện tử [email protected] nhé, rất trân trọng những ý kiến đóng góp quý báu từ quý bạn đọc.

View all posts by Cún cưng →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *