Điều gì sẽ xảy ra nếu các loài bò sát thay thế chó và mèo thành thú nuôi số 1 của chúng ta?

5/5 - (8 bình chọn)

Chúng ta đã đi qua những giả thuyết về việc thế giới của các loài thú cưng sẽ thành ra như thế nào khi không có con người, hoặc loài chó liệu có thể tồn tại nếu chúng ta biến mất. Hôm nay hãy cùng Blog chó mèo thử đặt ra một câu hỏi điên rồ một chút.

Điều gì sẽ xáy ra khi BÒ SÁT thay thế chó và mèo trong vị trị những loài thú nuôi số một của chúng ta. 

Giả sử một biến cố nào đó xảy ra khiến chó và mèo biến mất khỏi hệ thống loài vật của thế giới chúng ta. Thay vì chọn bất kì loài động vật nào khác, con người sẽ đi đến chọn các loài BÒ SÁT để thuần hóa cho những mục đích sống của mình. Cùng phân tích một chút nhé.

1. Xem xét các đề xuất yếu tố thuần hóa của Jared Diamond trong cuốn sách súng, vi trùng và thép.

Jared Diamond trong cuốn sách Guns, vi trùng và thép của mình đã hỏi tại sao trong số 148 loài động vật có vú ăn cỏ trên cạn hoang dã lớn trên thế giới, chỉ có 14 loài được thuần hóa, và đề xuất rằng tổ tiên hoang dã của chúng phải sở hữu sáu đặc điểm trước khi chúng có thể được xem xét để thuần hóa. Thay vì động vật có vú, chúng ta hãy thử dùng bảng đánh giá các thành tố này lên các loài bò sát nhé.

1.1. Chế độ ăn hiệu quả

Loài động vật được nuôi phải có khả năng sử dụng các nguồn thức ăn có sẵn hoặc thừa thãi của con người. Yêu cầu về nguồn thực phẩm quá đặc trưng phức tạp hoặc quá khan hiếm sẽ dẫn đến khó khăn trong việc thuần hóa.

Thật may mắn, bò sát có thể ăn thực vật và ăn tạp. Nguồn thức ăn trong tự nhiên của chúng không quá khác biệt với những gì chúng ta vẫn sử dụng. Ngoài một số loài ăn thịt bắt buộc như rồng Komodo, trăn, rắn,…một số loài bò sát, kì đà, kì nhông có thể ăn côn trùng, các loại thực vật như trái cây, rau củ. Lượng tiêu thụ của chúng cũng không quá lớn hoặc quá thường xuyên. Một số loài bò sát nổi tiếng với khả năng nhịn đói hằng tháng lên tới hằng năm trời.

thu-cung-so-1-bo-sat
Đa số bò sát có chế độ ăn đơn giản

Nguồn thức ăn có vẻ không phải rào cản quá lớn trong việc thuần hóa bò sát.

1.2. Tốc độ tăng trưởng nhanh

Tốc độ trưởng thành nhanh so với tuổi thọ của con người cho phép can thiệp nhân giống và làm cho động vật có ích trong thời gian chăm sóc có thể chấp nhận được. Một số loài động vật lớn cần nhiều năm trước khi chúng đạt đến kích thước hữu ích.

thu-cung-so-1-bo-sat-2
Bò sát có chu kì phát triển và tốc độ sinh trưởng khá đa dạng.

Bò sát lại là một trong những loài có tốc độ sinh trưởng khá đa dạng.

Một số loài thằn lằn trưởng thành trong từ 1-2 năm, rắn từ 3-4 năm, rùa nước 5-7 năm, rùa cạn khoảng 10 và cá sấu thậm chí cần 10-15 năm. Tuy vậy, một số loài động vật chúng ta đang nuôi cũng có thời gian sinh trưởng tương tự.

1.3. Khả năng sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt

Bò sát hoàn toàn có khả năng sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt.

Chúng ta thậm chí còn có thể can thiệp vào quá trình này. Các loài bò sát chủ yếu đẻ trứng, một số đẻ con.Với việc đẻ trứng, thời gian và điều kiện ấp nở là hai yếu tố thiết yếu trong sinh sản của bò sát, và chúng ta có thể kiểm soát rất tốt những yếu tố này. Một số con có những hành vi và điều kiện giao phối đặc trưng, những giống này sẽ khó được sinh sản nhân tạo hơn.

thu-cung-so-1-bo-sat-3
Đa số bò sát trong điều kiện nuôi nhốt có thể sinh sản được

1.4. Tính cách dễ chịu

Các loài bò sát có xu hướng dễ chịu.

Trừ một số loài nguy hiểm theo bản năng hoặc trong thời kì sinh sản, các loài bò sát thường sẽ hạn chế tấn công hoặc thể hiện các hành vi hung hãn. Khi được thỏa mãn các nhu cầu sống, bò sát thường sẽ ở trong trạng thái thư giãn, thể hiện thái độ thoải mái. Các loài bò sát hung dữ sẽ có tính cách thất thường hơn những loài nhỏ.

thu-cung-so-1-bo-sat-5
Các loài bò sát nhỏ thì có thái độ dễ chịu hơn. Những loài to và nguy hiểm sẽ có tính khí bất thường hơn.

Động vật có tính cách khó chịu rất nguy hiểm khi nuôi chung quanh con người.

1.5. Có xu hướng không hoảng sợ

Một số loài lo lắng, nhanh nhẹn và có xu hướng chạy khi nhận thấy mối đe dọa.

Bò sát là một trong những loài như thế.

Đặc biệt là những loại bò sát nhỏ bé. Thường chúng sẽ có xu hướng trốn tránh hoặc phản kháng quyết liệt. Bò sát trong nuôi nhốt thường sẽ bình tĩnh hơn, chúng có khả năng nhận ra sự quen thuộc và không e dè tiếp xúc. Những loại bò sát có kích thước lớn cũng sẽ có xu hướng trốn tránh trước khi cảm thấy đe dọa và tấn công ngược lại.

thu-cung-so-1-bo-sat-4
Các loài bò sát được nuôi sau một khoảng thời gian có thể nhận ra chủ của mình

Trong một số tình huống huấn luyện, chúng có thể bị giật mình và đóng băng, điều này không lý tưởng cho việc huấn luyện. Trong khi đó, trong cùng một kịch bản, động vật có vú có thể dễ dàng di chuyển đến vị trí thuận lợi hơn.

1.6. Cấu trúc xã hội

Tất cả các loài động vật có vú lớn được thuần hóa đều có tổ tiên hoang dã sống theo bầy đàn với thứ bậc thống trị giữa các thành viên trong đàn và các đàn có lãnh thổ nhà chồng lên nhau chứ không phải lãnh thổ nhà loại trừ lẫn nhau. Sự sắp xếp này cho phép con người nắm quyền kiểm soát hệ thống phân cấp thống trị.

Điều này có thể là thiếu sót lớn nhất của các loài bò sát. Hầu hết các loài bò sát đều sống đơn độc và chỉ tìm đến nhau khi muốn sinh sản. Và các loài bò sát cũng sẽ xung đột khá gay gắt với nhau. Hoặc là theo mối quan hệ kẻ đi săn và con mồi, hoặc là kẻ thù xâm lược lãnh thổ. Một số loài bò sát được ghi nhận sống theo bầy có thể bao gồm cá sấu, tuy vậy chúng không hình thành xã hội như các loài khác.

thu-cung-so-1-bo-sat-6
Cá sấu sống theo đàn nhưng không có cấu trúc xã hội.

Bò sát không có cấu trúc xã hội.

Tổng quan

Có vẻ như bò sát có 4/6 yếu tố để có thể thuần hóa làm thú cưng đắc lực cho con người như loài chó.

Hai yếu tố còn lại tuy cũng khá thiết yếu, nhưng chúng ta đang giả lập một mô hình thế giới nơi chúng ta có thể biến bò sát thành thú cưng số 1 thay cho chó và mèo. Hãy cho là chúng ta có thể tìm cách khắc phục những yếu tố đó và đi tiếp đến các bước tiếp theo nào.

2. Nếu bò sát trở thành thú nuôi được thuần hóa thay thế chó mèo

2.1. Bò sát sẽ được thuần hóa giống như chó, hay bán thuần hóa giống như mèo?

Như các bạn đã biết, loài chó được con người thuần hóa, phụ thuộc khá nhiều vào con người để sinh tồn và phát triển. Loài chó đã thay đổi mạnh mẽ so với tổ tiên của chúng là loài sói cổ đại để phục vụ cho nhu cầu con người. Nguyên nhân là do quá trình lai giống và chọn lọc nhân tạo mà con người đã áp dụng lên chúng rất nhiều năm.

Trong khi đó loài mèo lại thiên về xu hướng tự thuần hóa – bán thuần hóa. Chúng phát triển các đặc điểm để sống chung với đời sống con người nhưng không mất đi các đặc điểm của tổ tiên hoang dã. Tuy thế, do lai tạo, gần đây một số giống mèo có xu hướng thoái hóa các đặc điểm tự nhiên như mèo ba tư, mèo munchkin, mèo scotish fold,… nhưng nhìn chung, loài mèo vẫn là một loài có khả năng sống độc lập và thích nghi với môi trường tự nhiên tốt và nhanh.

Bản chất trở thành vật nuôi của cả 2 loài là khác nhau. Vậy theo các bạn, bò sát sẽ có xu hướng bị thuần hóa hay bán thuần hóa?

thu-cung-so-1-bo-sat-9
Bò sát có thể được thuần dưỡng và huấn luyện

Loài bò sát hiện nay được Thuần dưỡng và huấn luyện, nhưng không phải được thuần hóa. 

Chúng ta đã trải qua hàng trăm nghìn năm để thuần hóa một loài như chó. Với bò sát, thời gian này có thể sẽ cao hơn nhiều. Bò sát cần thay đổi rất nhiều để có thể phù hợp với đời sống con người.

Bán thuần hóa có thể là con đường hợp lý hơn cho loài như bò sát.

2.2. Bò sát có thông minh như chó và mèo không?

Các nhà khoa học vẫn luôn thử nghiệm để đánh giá mức độ thông minh của các loài vật. Và lâu nay, loài bò sát dường như không được đánh giá quá cao về mức độ thông minh. Người ta từng cho rằng loài vật này sống chủ yếu vào bản năng và khả năng tư duy của chúng là yếu kém. Chúng ta đã khá sai lầm.

Bò sát không hề ngốc, chúng rất thông minh. Sai lầm của các nhà khóa học trong quá khứ là sử dụng chung một bài test cho nhiều lớp động vật khác nhau. Chúng ta không thể đánh giá một con cá thông qua khả năng leo cây của chúng có phải không.

Các thí nghiệm chứng minh rùa cạn khổng lồ có khả năng phân biệt giữa các màu sắc, học hỏi thông qua điều hòa hoạt động và lưu giữ kinh nghiệm trong ký ức của chúng trong nhiều năm. Trong khi đó kỳ đà có thể đếm, mặc dù không nhiều. Cá sấu có phương thức giao tiếp và thâm chí biết ngụy trang để săn mồi.  Bò sát càng lớn thì khả năng tư duy của chúng càng mạnh. 

Trên thực tế, cả bò sát hoang dã và nuôi nhốt đều có trí thông minh, điều này thể hiện ở khả năng thích nghi với môi trường và điều kiện của chúng.

thu-cung-so-1-bo-sat-7
Bò sát không hề ngu ngốc, chúng cũng có trí thông minh, tuy vậy chúng chưa phù hợp với đời sống con người

Tuy vậy bản chất trí thông minh của bò sát khác động vật có vú, và bản năng thừa kế khác nhau và bộ não của mỗi loài là duy nhất.

Chúng không thông minh như chó và mèo, chúng thông minh khác chó và mèo. 

2.3. Bò sát có tình cảm như chó và mèo không?

KHÔNG. Loài bò sát CÓ trải nghiệm cảm xúc, nhưng không đến mức như mèo và chó. 

Thêm vào đó là sự sợ hãi và thỏa mãn. Cảm xúc cơ sở của chúng đơn giản. Bò sát không cần những cảm xúc phức tạp. Chúng không hình thành liên kết. Chó mèo là động vật xã hội. Chúng giao tiếp với nhau, chúng nuôi con trong nhiều tháng, chúng hình thành mối quan hệ. Chó và mèo chủ động cần cảm xúc để làm những điều này. Các loài bò sát, chủ yếu là động vật sống đơn độc KHÔNG nuôi con hoặc săn mồi theo bầy, v.v., không cần có những cảm xúc phức tạp như loài chó.

thu-cung-so-1-bo-sat-8
Bò sát không thực sự có nhiều cảm xúc như chó hoặc mèo

 Điều tốt nhất mà một loài bò sát sẽ làm là tin tưởng bạn và cảm thấy không cần tự vệ. Chúng có thể thể hiện trạng thái tinh thần thông qua các hành vi tương tác ngoài. 

2.4. Bò sát có thể đảm nhiệm những vai trò mà chó và mèo có thể làm không?

Chó ngoài làm bầu bạn và tham gia các hoạt động giải trí còn có thể thực hiện nhiều vai trò đối với con người, chẳng hạn như săn bắn , chăn gia súc , kéo hàng , bảo vệ , hỗ trợ cảnh sát và quân đội , bầu bạn , trị liệu và hỗ trợ người tàn tật,…

Một con mèo có khả năng vừa xoa dịu hệ thần kinh của bạn vừa cung cấp ngay lập tức phương tiện để vui chơi và giải trí . Mặc dù mèo là loài động vật độc lập, thích tự tìm tòi và khám phá nhưng chúng cũng rất tình cảm với chủ nhân và những người mà chúng tin tưởng.

thu-cung-so-1-bo-sat-8
Bò sát thực sự chưa có ích cho con người như chó và mèo

Bò sát, mặt khác, lại không có đa dạng hành vi như chó và mèo. Ngay từ đầu mục đích sống của chúng chỉ nhằm sống sót, tồn tại, duy trì giống nòi. . Chúng có thể đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn, nhằm giữ số lượng các loài ở mức cân bằng. Chúng cũng xuất hiện trong nghệ thuật, văn hóa và tôn giáo, tiêu biểu là loài rắn. Ngoài ra hầu hết các hành vi hoang dã của chúng không đem lại lợi ích gì cho con người.

Tổng quan

Bò sát có thể làm thú cưng, đúng. Nhưng chúng sẽ không bao giờ có thể làm tốt như chó và mèo.

  • Chúng không có nhiều tác dụng trong đời sống con người.
  • Chúng không phát triển loại trí thông minh phù hợp với đời sống con người.
  • Chúng không có cấu trúc xã hội phù hợp với việc thuần hóa.
  • Chúng không có khả năng thể hiện tình cảm với con người.

Hãy tiếp tục coi như chúng ta là các vị thần, và chúng ta sẽ tiếp tục thay đổi tự nhiên để khiến loài bò sát trở thành thú cưng số 1 của con người. Cùng đi đến những bước cuối cùng nào.

3. Loài bò sát sẽ thay đổi như thế nào để trở thành thú nuôi số 1 của con người.

3.1. Thay đổi tập tính, hình thái.

Hiện tại, các loài bò sát nhỏ ( các loại thằn lằn, kì đà) thường sẽ rất nhanh nhẹn, nhưng sẽ nhút nhát và không có thể chất để thực hiện các hành vi phục vụ cho con người. Những loài càng to lớn thì càng chậm chạp (rùa) hoặc hung dữ thất thường (cá sấu, rồng komodo).

3.1.1. Tập tính

Chúng ta cần một loài nằm ở giữa, một loài có tính cách ôn hòa hơn cả, và điều quan trọng là chúng cần hình thành cấu trúc xã hội. Chỉ từ cấu trúc xã hội mà chúng ta có khả năng áp đặt quyền kiểm soát hệ thống phân cấp thống trị. Từ đó sẽ tiến tới quá trình thuần hóa.

Loài bò sát đó cũng sẽ cần phát triển loại trí thông minh phù hợp với nhu cầu của con người. Như đã nhắc ở trên, việc hình thành cấu trúc xã hội sẽ xây dựng trí thông minh bầy đàn – một thứ có thể giúp một giống loài phát triển vượt trội hơn các giống loài đơn độc khác. Đây là con đường dễ dàng nhất để tiệm cận đến sự thuần hóa sinh sống cùng loài người, không phải giống loài nào cũng có khả năng bán thuần hóa như mèo.

Một số loài bò sát cũng yêu cầu giảm bớt mức độ hung hăng tự nhiên, đặc biệt là các loài có kích thước lớn và có những đặc điểm sinh học có khả năng gây chết người. Không ai muốn thuần hóa một cỗ máy giết chóc lúc nào cũng trong trạng thái nguy hiểm cả.

3.1.2. Hình thái

Loài bò sát này cũng sẽ cần phát triển khả năng thích nghi môi trường. Hiện tại bò sát đang là loài động vật biến nhiệt. Nhiệt độ cơ thể của chúng thay đổi theo môi trường sinh sống, và với thời tiết hàn đới, bò sát khó có thể hoạt động và sinh sống như các loài thú có vú với lớp lông dày dặn được. Hệ thống trao đổi chất của chúng là biến thiên và nói chung thấp hơn so với các động vật hằng nhiệt, do đó chúng không thể duy trì các hành vi liên tục như chó mèo hay động vật máu nóng.

Loài bò sát duy nhất có hiện tượng máu nóng là thằn lằn tegu, được cho là có thể tăng thân nhiệt lên tới 10 độ so với môi trường tự nhiên, tuy không thường xuyên.

thu-cung-so-1-bo-sat-14
Thằn lằn tegu có thể thay đổi nhiệt độ cơ thể dù không nhiều

Hãy bắt chước loài chó nào, bắt đầu từ hành vi có lợi đầu tiên để giúp đỡ con người – việc săn bắt các loài vật để cung cấp thức ăn.

Hầu hết các loài bò sát đều có chiến lược săn mồi theo kiểu chờ đợi rình rập và ngụy trang, một số có các công cụ săn mồi tuyệt vời như tuyến độc, lưỡi dính, lực hàm khổng lồ,…. Riêng rồng komodo có thể săn mồi theo kiểu đuổi bắt, nhưng chỉ ở những cự ly ngắn. Chúng có tốc độ cao, nhưng sức bền kém. Những loài bò sát lớn có sức khỏe đáng kinh ngạc. Chúng tiêu hóa thức ăn chậm, và có khả năng nhịn đói tốt. Chúng là những cỗ máy săn mồi có hiệu quả, nhưng chưa hoàn hảo để phù hợp với con người.

thu-cung-so-1-bo-sat-15
Rồng Komodo săn mồi nhờ tuyến độc mạnh mẽ

Nhưng loài người thì không như thế, chúng ta cần dung nạp thức ăn hằng ngày. Loài bò sát cần săn mồi thường xuyên hơn nếu muốn cộng tác với con người.

Thêm vào đó, cấu trúc cơ thể của chúng thường sẽ dài, rộng để tăng diện tích tiếp xúc với nguồn nhiệt, các chi ngắn, không phù hợp với việc di chuyển đuổi bắt.

Bây giờ chúng ta sẽ thay mặt chúa sửa mấy con thằn lằn này.

  • Có lẽ ta cho chúng một cơ chế sinh học để sinh nhiệt như các loài thú có vú. Điều này sẽ giúp chúng thích nghi với nhiệt độ từng khu vực tốt hơn.
  • Có khả năng sinh nhiệt, chúng cũng không cần cơ thể cũ để tối đa nhiệt lượng hấp thụ từ bên ngoài nữa. Bây giờ ta có thể thay cho bò sát một khung xương với kiểu dáng “thể thao” hơn, phù hợp với khí động học để chạy nhảy và vận động với cường độ cao.
  • Mở rộng hộp sọ bò sát ra hơn so với hiện tại.
  • Một lớp mỡ và làn da dày để bảo vệ cũng như giữ nhiệt và năng lượng dự trữ cho điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
    Với những thay đổi này, chúng ta cũng sẽ tăng khả năng trao đổi chất của bò sát lên nhiều lần..

Và bây giờ đến bộ não. Chúng ta đã cung cấp đủ năng lượng để duy trì hoạt động cho một cơ thể nhanh nhẹn và năng động. Nguồn năng lượng đó cũng sẽ phục vụ cho việc phát triển bộ não.

  • Một bộ não to hơn với nguồn năng lượng dồi dào hơn sẽ khiến bò sát tăng khả năng nhận thức.
  • Một hệ thống limbic tương tự chó mèo sẽ cho phép bò sát có được những loại hình cảm xúc cao hơn so với hiện tại. Từ các loại hình cảm xúc cao cấp mà bò sát có thể hình thành sự liên kết, tạo ra các hành vi xã hội bầy đàn,…

Về cơ bản, chúng ta đang cấy ghép những ưu điểm sinh học từ các loài thú có vú được thuần hóa và gắn nó lên các lớp bò sát. Điều này đưa chúng đến gần với con người hơn, như tổ tiên của loài chó từng làm.

thu-cung-so-1-bo-sat-10
Theo tưởng tượng của Blog, nếu một loài bò sát tiến hóa để đồng hành cùng con người, chúng sẽ có hình dạng tựa như thế này

thu-cung-so-1-bo-sat-13

thu-cung-so-1-bo-sat-12

3.2. Tiềm năng và nguy cơ trong quá trình thuần hóa bò sát.

3.2.1. Tiềm năng so với động vật có vú

Loài bò sát có những công cụ tự nhiên tuyệt vời cho việc sinh tồn và săn bắt. Điều này có thể giúp ích rất nhiều cho cuộc sống con người ( chúng ta đang nói đến quá trình bắt đầu thuần hóa).

Chúng có khả năng ngụy trang tuyệt vời, tốt hơn đa số loài thú có vú. Lớp ngụy trang của chúng hoàn hảo với môi trường hoạt động chính của chúng. Một số như tắc kè hoa thậm chí còn có thể thay đổi màu da để hòa mình vào khu vực xung quanh. Đây là lợi thế săn mồi lớn của bò sát.

Các loài rắn phát triển cho mình một hệ thống nọc độc mạnh mẽ giúp tăng tỉ lệ săn mồi thành công. Những con trăn thì phát triển loại cơ bắp chết người với lực có thể bóp nghẹt cả những con sá sấu. Một số công cụ nhỏ gọn nhưng khá đặc biệt như chiếc lưỡi bắt dính của các loài tắc kè, tròng mắt với khả năng nhìn tới 360 độ,…

Một số loài bò sát không có giới hạn phát triển, chúng gần như sẽ tiếp tục phát triển liên tục trong vòng đời của mình. Những loài bò sát với sức sống mạnh mẽ và không còn bị cản trở bởi chọn lọc tự nhiên càng có cơ hội phát triển những tiềm năng chưa biết đến. Điều này có thể rất có ích cho con người.

3.2.2. Một số nguy cơ khi thuần hóa bò sát

Một vấn đề lớn ở bò sát, đó là chúng rất khó đoán. Chúng ta chưa học được nhiều về ngôn ngữ cơ thể của bò sát, và chúng không có khả năng bộc lộ thái độ tốt như chó và mèo. Đây là rào cản giao tiếp lớn thứ sẽ làm chậm lại quá trình hình thanh liên kết và thuần hóa giữa 2 loài.

Mặt khác, rất nhiều loài bò sát có độ nguy hiểm cao đến đáng sợ. Chúng ta đang nói đến các loài rắn độc, các loài trăn, cá sấu và rồng komodo. Những nguy cơ chúng gây ra có thể dẫn đến chết người, và cao hơn những loài khác khá nhiều. Những chiếc nanh độc, những cú táp trời giáng, những thớ cơ như máy ép,…Chúng hoàn toàn có thể trở thành những cơn ác mộng kinh hoàng nhất chúng ta có thể tưởng tượng.

Việc điều hướng để trí thông minh của loài bò sát có thể phát triển song song hỗ trợ cho mục đích con người cũng là mục đích nan giải. Về cơ bản chúng ta là động vật có vú, chúng ta có những đặc sinh học khác biệt rất nhiều so với loài bò sát. Do cơ chế sinh học khác nhau cho những mục đích khác nhau, sẽ khó khăn rất nhiều cho loài người để thuần hóa những anh bạn này.

3.2.3. Từ thú nuôi thành thú cưng ở thời hiện đại.

Có lẽ giống với hầu hết các loại chó mèo, bò sát ở thời hiện đại sẽ không còn phải săn bắt nữa. Chúng có thể được dùng trong an ninh bảo vệ, chăn nuôi,… Sẽ là các công việc mà chó mèo ngày nay có thể làm. Sẽ có rất nhiều loài bò sát mới được lai tạo ra để phù hợp với mục đích sử dụng của con người. Sẽ có đa dạng những dòng bò sát nhỏ bẻ, dễ thương với đủ loại kiểu hình trở thành thú cưng trong gia đình. Những loại to lớn, nhanh nhẹn, thông minh hỗ trợ con người trong các hoạt động nông nghiệp chăn nuôi. Một số loại hung dữ, khỏe khoắn trong các công việc bảo vệ, canh gác,… Nhìn chung, đến hiện tại, khi mà con người phát triển công nghệ và máy móc, vai trò của bò sát sẽ chuyển dần từ thú nuôi về thú cưng. Đây cũng là hiện trạng chung của các loài chó mèo hiện nay.

thu-cung-so-1-bo-sat-13
Bò sát vẫn đang là một trong những giống thú cưng được ưa chuộng

Hoặc có những tiềm năng mà chúng ta chưa bao giờ nghĩ đến ở loài bò sát, chúng ta không thể nào biết được. Hãy hy vọng về những điều lý thú mà chúng ta khám phá ra ở một thế giới khi mà bò sát thay thế chó mèo làm thú nuôi số 1 của con người.

4. Lời kết.

Trên đây là một thế giới giả tưởng nơi loài bò sát thay thế những người bạn chó mèo làm thú nuôi số 1 của con người. Bài viết dựa trên đánh giá chủ quan và hiểu biết được tổng hợp từ các nguồn uy tín. Bạn có suy nghĩ gì về thế giới này, liệu bò sát làm thú nuôi có tuyệt vời hơn chó và mèo. Hãy cho Blog chó mèo biết ý kiến của bạn nhé. Chúc các bạn những giờ phút đọc bài thoải mái và thư giãn.