Làm thế nào để mèo hết rận – Cách xử lý an toàn cho mèo con

4.7/5 - (12 bình chọn)

Các loại ký sinh trùng như ve, rận là nỗi ám ảnh đối với các loài thú cưng nuôi trong nhà, đặc biệt là loài mèo. Và nếu chẳng may ôm ấp mèo vào lòng, bạn cũng có thể bị rận nhảy lên người nữa. Vì vậy, việc trị rận cho mèo là vô cùng quan trọng, không những giúp cho mèo cưng khỏe mạnh và không bị khó chịu mà còn bảo vệ bạn khỏi lũ ký sinh đáng ghét này.

Hãy tham khảo ngay cách trị rận mèo an toàn dưới đây của Blog Chó Mèo nhé!

Tác hại của rận mèo

Rận mèo thường xuất hiện khi mèo không được vệ sinh cơ thể sạch sẽ cũng như điều kiện môi trường sống bẩn.

Nhiều nhất vào mùa ẩm, khi điều kiện phát triển thuận lợi nhất, chúng hút máu mèo để tồn tại. Khi tiếp xúc với cơ thể con mèo, rận sẽ cắn và hút máu, vết cắn nhỏ nhưng gây ra sự khó chịu, ngứa ngáy cho mèo. Rận mèo luôn ẩn nấp trong lông và di chuyển rất nhanh, bám rất chặt vì vậy khi thấy những dấu hiệu khác thường của mèo trên da, lông.

Những vết lở loét nếu không được điều trị sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi gây ra các hiện tượng viêm nhiễm, nhiễm trùng hay các căn bệnh truyền nhiễm khác mà chúng thường có khả năng mắc phải.

 

Rận ký sinh gây ra lở loét trên cơ thể mèo

Ngoài ra, khi rận phát triển quá nhiều, đồng nghĩa lượng máu mèo mất đi hằng ngày là rất lớn, gây ra hiện tượng thiếu máu, suy dinh dưỡng, còi xương (Đặc biệt là với mèo con). Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển, tăng trưởng của cơ thể mèo.

Đó là thời điểm mèo xuất hiện các tình trạng như: Kén ăn, sụt cân, gầy còm, trụi lông. Nếu bạn không kịp thời điều trị, mèo sẽ có nguy cơ yếu dần, mất sức đề kháng và tử vong.

Một điều hết sức nguy hiểm nữa đó là :

Rận mèo có sống trên người không?

Câu trả lời là: Không lây, nhưng chúng vẫn có thể cắn (đốt) bạn.

Rận từ mèo sẽ không lây sang người và ngược lại. Rận sống trên cơ thể mèo sẽ không thể sống trên cơ thể người. Nói chung thì có hai loại rận khác nhau – một loài sống trên cơ thể người và loài còn lại thì không.

Nói cách khác, rận trên mèo sẽ chỉ lây sang mèo và rận trên người sẽ chỉ lây sang người mà thôi.

Trong quá trình tiếp xúc hằng ngày với con người thì rận mèo vẫn có khả năng di chuyển từ mèo sang cắn, đốt người, gây ra hiện tượng loét hay ngứa ngáy, khó chịu. Rận còn khiến gia đình bạn gặp nhiều rắc rối, nhất là nhà có cháu nhỏ.

Rận bò lên tay chân, lỗ tai và cắn vào da cháu bé có thể gây thủy đậu hoặc sốt.

Tuy nhiên, loài vi sinh vật này chỉ ưa sống ký sinh ở những loài vật lông dày, ấm áp và đủ điều kiện cho chúng sinh sản.

Cơ thể con người lại ít lông, nên ở môi trường này, rận mèo không thích ứng được, chúng không thể ký sinh và sinh sản. Chính vì vậy, rận mèo chỉ cắn chứ không ký sinh trên cơ thể người.

Vết rận mèo cắn có hình dạng như thế nào?

Vết do rận mèo cắn thường xuất hiện ở quanh bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân. Nếu như không để ý và giữ vệ sinh sạch sẽ, thì rận mèo có thể di chuyển khắp người và để lại “dấu vết” ở bất kỳ nơi nào mà chúng đi qua, nhất là những vùng có lông rậm rạp trên cơ thể.

Hình ảnh lở loét khi bị rận mèo đốt

Trong hầu hết những trường hợp thì vết cắn của rận mèo thường có những đặc điểm như:

  • Xuất hiện những vết cắn rất nhỏ trên da với một chấm đỏ nằm chính giữa
  • Vết cắn của rận mèo thường xuất hiện theo từng nhóm với ba hoặc bốn vết cắn, đôi khi có thể là một dãy dài màu đỏ
  • Đôi khi trên vết cắn trên da còn có đóng vảy và được bao quanh bởi một vòng tròn màu đỏ nhạt

Bị rận mèo cắn thì có thể mắc những bệnh gì?

Thương tổn thường gặp nhất khi bị rận mèo cắn chính là các sẩn huyết thanh, kích thước 1-2mm, gờ cao hơn mặt da và đỉnh chóp sẩn có mụn nước nhỏ, gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Ngoài ra, với những trường hợp phản ứng mạnh thì có thể thấy hiện tượng viêm tấy đỏ lan toả xung quanh sẩn do rận mèo cắn. Nhưng thương tổn thường gặp nhất là ở phần da hở hoặc ở những vùng da có sự tiếp súc trực tiếp với con vật như khi ôm, bế chúng như vùng da ở cổ, mặt, tay, chân và vùng da ở quanh thắt lưng.

Không chỉ thế, rận mèo có thể là vật chủ trung gian truyền một số bệnh bệnh dịch, bệnh sốt kéo hoặc truyền bệnh sán dây từ vật chủ này sang vật chủ khác…

Cách trị rận mèo trên người:

Thông thường khi bị rận mèo cắn thì bạn có thể áp dụng một các biện pháp điều trị đơn giản tại nhà đến thuốc không cần toa (OTC), như sử dụng:

  • Dầu trà
  • Kem dưỡng da có chứa calamine
  • Giấm
  • Sử dụng thuốc kháng histamin

Và lưu ý, để tránh nhiễm trùng thứ phát xảy ra thì điều quan trọng là bạn cần nhớ là không nên làm trầy xước vết cắn của rận mèo trên da. Các thuốc trị rận mèo trên người sẽ có tác dụng giúp giảm ngứa. Những thông thường thì trong hầu hết trường hợp, tình trạng này có thể sẽ tự hết mà không cần thuốc điều trị.

Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu xem:

Rận Mèo Là Gì?

Rận mèo (bọ chét) là loài sinh vật sống ký sinh ở trên thân mình của mèo hoặc những động vật có lông dày. Chúng sinh sản trực tiếp trên ký chủ và sử dụng máu của ký chủ làm nguồn thức ăn để tồn tại.

Rận mèo khác với chấy rận trên người. Chúng là một loài rất đặc trưng và không thể lây từ loài này qua loài khác. Chỉ có một loài rận có thể lây nhiễm cho mèo là: Felicola Subrostrata.

 

Hình ảnh con rận mèo

Rận trưởng thành có kích thước tương đương hạt vừng. Chúng có màu rám nắng, màu be hoặc màu vàng kèm sọc nâu trên bụng với sáu chiếc chân. Đầu của chúng có hình tam giác.

Chúng có thể gây các kích ứng trên da tương tự như ve và bọ chét. Rận mèo cắn và hút máu trên da mèo khiến chúng ngứa ngáy và gãi liên tục. Rận mèo thường tấn công vào các vùng đầu, tai, háng, đuôi và hậu môn.

Dấu hiệu mèo bị rận

Không quá khó để phát hiện mèo bị rận. Những dấu hiệu này thường rất dễ thấy nếu bạn để ý và quan sát mèo yêu hàng ngày.

Ngứa, cọ xát, gãi nhiều hơn thường ngày là dấu hiệu đầu tiên khi bị rận. Những vết cắn gây ra ngứa tại những khu vực nhất định.

Khi không thể loại bỏ chúng bằng việc gãi, mèo có xu hướng cọ cát cơ thể vào tường hoặc những vật dụng xung quanh để cố gắng giảm bớt sự khó chịu.

Xuất hiện vảy gàu màu trắng tại vùng ngứa bám trên da mèo. Nếu quan sát mèo hàng ngày bạn sẽ nhận ra sự khác biệt trên da khi chúng nằm gần. Khi không được điều trị kịp thời, mèo có thể bị bong da, rụng lông.

Khi tắm cho mèo, hoặc làm vệ sinh móng cho chúng, bạn sẽ thấy rận khi tình cờ bới lông của mèo. Chúng rất dễ phát hiện hãy nhẹ nhàng vạch bộ lông của mèo ra và tìm rận, trứng rận cùng bất kỳ thứ gì khác trên lông mèo những loại mèo lông ngắn như mèo anh lông ngắn sẽ dễ dàng tìm hơn so với mèo lông dài.

Nguyên nhân mèo bị rận

Xin nhắc lại là rận từ mèo không lây sang người được. Vậy nên bạn không phải là nguồn bệnh của chúng đâu =)))))

Do mèo tiếp xúc với ve rận

Có thể trong “cuộc hành trình mỗi ngày” của bé mèo đã vô tình dẫm phải ve rận, hoặc cọ xát người vào những nơi có ve rận. Mèo bị ve rận đôi khi do sự lây truyền trong môi trường sống khi chúng vô tình có vi khuẩn từ môi trường.

Do bị lây từ chó mèo khác

Khi bé mèo chơi cùng những “người đồng chí” của mình thì bị những “kẻ cơ hội” nhảy sang làm tổ trên người mèo nhà bạn.

Do môi trường sống không vệ sinh

Khi môi trường sống không vệ sinh, ve rận có thể luồn lách vào các ngõ ngách rồi làm tổ đẻ trứng trong đó, chỉ chờ mèo của bạn đến và kí sinh. Đó cũng là lí do tại sao khi nhiều người sau khi trị ve rận cho mèo rồi lại bị tái phát nhanh chóng.

Phân biệt rận mèo với bọ chét, ve

Khi mèo bị bọ chét và ve tấn công, chúng cũng có những biểu hiện như khi bị rận cắn.

Tuy nhiên, so với bọ chét và ve thì rận làm mèo ngứa ít hơn.

Có nhiều cách phân biệt ba loài ký sinh này, nhưng bác sĩ thú y sẽ là người giỏi chuyện này nhất.

Nếu muốn biết chắc chắn mèo nhà mình đang bị loài gì ký sinh, hãy đưa mèo đi khám trước khi bạn tự điều trị cho mèo.

Rận và bọ chét thường sống trên bề mặt da của mèo. Trong khi đó, ve sẽ xâm nhập vào da và làm da kích ứng nghiêm trọng.

Khi bị ve cắn, mèo cũng sẽ mắc những vấn đề về da khác. Nếu mèo gãi quá nhiều ở một số bộ phận nào đó chẳng hạn như tai và mặt thì lông chúng sẽ bị rụng.

Bọ chét là những con bọ nhỏ màu đen có thể nhảy hoặc bò khi bạn vạch lông mèo ra để tìm chúng.

Bạn có thể nhìn thấy chúng rõ ràng bằng mắt thường.

Bọ chét lớn hơn rận ít nhất 3 lần vì chúng là loài hút máu, chứ không phải ăn da chết như rận.

Dù mèo có bị loài ký sinh nào tấn công thì bạn cũng phải hỏi ý kiến bác sĩ thú y khi điều trị cho mèo.

Rận, bọ chét và ve rất dễ điều trị, đặc biệt là trong giai đoạn đầu.

Có những loại dầu gội diệt côn trùng chuyên dụng giúp cách trị rận cho mèo của bạn hiệu quả.

Bạn càng điều trị sớm cho mèo thì mèo càng khỏe mạnh hơn và đặc biệt về lâu dài thì mèo sẽ ít bị ảnh hưởng bởi những vấn đề về da như rụng lông, vết thương hở và nhiễm trùng.

Cách trị rận cho mèo tại nhà

Có nhiều cách để diệt rận ở mèo và bài viết sau đây sẽ chia sẻ với bạn đọc những cách giúp loại bỏ lũ ký sinh này ra khỏi cơ thể thú cưng .

Tắm cho mèo bằng sữa tắm diệt rận

Nhiều bạn thường tắm cho mèo bằng dầu tắm hoặc nước rửa bát, tuy nhiên hãy cẩn trọng vì dầu tắm và nước rửa bát thường có nồng độ gây kích ứng da cao sẽ gây nguy hiểm cho mèo. Hãy sử dụng sữa tắm chuyên dụng diệt bọ trét, điều này sẽ an toàn cho bé hơn khi sử dụng.

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
  • Làm ướt lông mèo bằng nước ấm và thoa sữa tắm đều khắp người.
  • Thoa đều khoảng 10 phút sau đó xả sạch với nước ấm.
  • Tắm cho mèo là cách diệt rất tốt
  • Dùng thuốc diệt dạng xịt

Thuốc xịt diệt rận cho mèo

Tốt nhất, bạn hãy chọn sản phẩm có chứa chất diệt côn trùng trưởng thành cũng như kiểm soát sự phát triển của chúng.

  • Tuyệt đối nghe theo hướng dẫn của bác sĩ thú y trước khi thực hiện.
  • Khi xịt thuốc cần mang thú cưng tới nơi thoáng gió, tránh xịt vào mồm, mắt, mũi .
  • Trong khi xịt thuốc phải đeo găng tay để bảo vệ bản thân.
  • Với những khu vực nhạy cảm như mắt, mũi, mồm thì bạn hãy xịt ra găng tay rồi xoa cho thú cưng thật cẩn thận.

Dùng bột diệt rận

Thuốc diệt ve dạng này chỉ bán theo đơn với tác dụng giống như thuốc dạng xịt. Nếu không rõ điều gì cần hỏi ý kiến bác sĩ ngay.

Với thuốc dạng bột cần xoa một lớp mỏng trên lông và để nguyên. Sau đó xoa lại nhiều lần khi chất bột đã rời ra.

  • Xoa bột từ đầu tới đuôi thú cưng.
  • Rắc thuốc bột nên vị trí mèo hay nằm.

Tắm nước thuốc diệt rận cho mèo

  • Cho tắm nước trị cần bắt chúng ngâm mình trong dung dịch này đã pha loãng.
  • Nước thuốc ngâm trị nên dùng ở những nơi thoáng gió.
  • mèo ngâm nước thuốc xong không xả lại với nước.
  • Vệ sinh sạch sẽ nơi ở của và mèo giúp diệt sạch

Cách trị rận mèo cho mèo con

Đối với mèo con bị rận chúng ta nên hạn chế dùng thuốc mà hãy dùng các phương pháp dân gian hoặc thiên nhiên sẽ đỡ ảnh hưởng đến sự phát triển của mèo con. Nhược điểm của những phương pháp này là tác dụng chậm và phải thực hiện nhiều lần.

Một số phương pháp đó là:

Sử dụng vòng trị rận cho mèo

Vòng đuổi rận cho mèo được bổ sung hoạt chất Margosa bên trong. Hoạt chất này có tác dụng lan truyền qua da, lông giúp phòng chống rận và các ký sinh trùng một cách hiệu quả. Đây là phương pháp tiện lợi, dễ sử dụng.

Vòng cổ có thành phần từ thiên nhiên, được đeo trực tiếp lên cổ mèo và phát huy tác dụng của thuốc ngay lập tức mà tiêu diệt rận, ấu trùng ký sinh trên cơ thể của mèo.

Ngoài ra, nó còn có công dụng thẩm mỹ, giống như một loại phụ kiện cho mèo. Thông thường, vòng sẽ có hạn sử dụng từ 3 – 4 tháng tùy từng loại. Chú ý là không nên cho thú cưng nhai hoặc ngậm vòng ảnh hưởng tới sức khỏe của mèo và giảm hiệu quả của sản phẩm.

Trị ve rận cho mèo bằng nước ép cà chua

Xay 5 quả cà chua lấy nước, sau đó dùng bình xịt lên mèo, xịt nhiều ở những chỗ có nhiều ve rận trú ẩn. Nước cà chua chứa tinh chất có thể trị được ve rận rất hiệu quả

Trị ve rận cho mèo bằng nước tẩy ve tự chế

Đun sôi 2 ly nước, thái nhỏ 2 quả chanh, cam, bưởi chùm. Bỏ vào nồi nước đun sôi khoảng 1 phút, sau đó để lửa nhỏ khoảng 1 tiếng đồng hồ. Lọc hết bã cam, chanh ra, để nước nguội, đổ vào bình, xịt lên mèo, và những nơi nghi ngờ có ve rận. Bạn sẽ trị sạch được ve rận cho mèo một cách đơ giản mà rất hiệu quả đó.

Trị ve rận cho mèo bằng bột hàn the

Bôi bột hàn the lên lông và da của mèo trước khi tắm khoảng 10 – 15 phút. Bột hàn the sẽ làm ve rận bị chết hoặc tê liệt khiến chúng không bám chặt ở trên da mèo được nữa. Kết hợp với việc tắm sẽ làm cho ve, rận nhanh hết hơn.

Dùng dung dịch nước chanh

Với cách này, bạn cần phải tắm rửa cho mèo trước, sau đó chuẩn bị nước chanh và một cốc nước lọc. Trộn 2 dung dịch này thanh hỗn hợp rồi cho vào bình xịt. Xịt trực tiếp lên cơ thể mèo rồi xoa đều.

Nước chanh sẽ giống như một loại chất diệt khuẩn trên bề mặt da của mèo, giúp tiêu diệt rận và không gây hại đến sức khỏe của mèo. Đây là một cách trị rận vô cùng đơn giản và tiết kiệm, ai cũng có thể thực hiện tại nhà.

Dùng tinh dầu bạc hà

Đối với các vùng da bị tổn thương do rận cắn, bạn chuẩn bị khoảng 3 giọt tinh dầu bạc hà trộn với 1ml dầu dừa, thấm vào tăm bông rồi chấm vào các vùng này. Cách này giúp làm sạch bề mặt da cho mèo cũng như diệt khuẩn hiệu quả mà không gây hại cho da mèo.

Bạn cũng có thể pha loãng tinh dầu bạc hà với nước, dùng bình xịt rồi xịt lên lông mèo giúp đuổi rận rất hiệu quả. Cách này còn giúp mèo cảm thấy thư giãn và hoạt bát hơn nữa. Tuy nhiên, chủ nuôi cũng cần phải giữ vệ sinh cho mèo thật tốt và chăm sóc tỉ mỉ để phòng nhiễm rận trở lại.

Diệt Rận Bằng Baking Soda hoặc sửa tắm cho bé

Đầu tiên là chuẩn bị một chậu nước ấm, rót hoặc vẩy nước từ từ để làm ướt lông. Có thể dùng một miếng bọt biển sạch để tẩy sạch hiệu quả hơn. Dùng loại dầu gội đầu của trẻ em xoa nhẹ lên lông mèo.

Dùng tay xoa nhẹ nhàng bề mặt lông mèo. Để xà phòng trên cơ thể mèo ít nhất 30-90 giây. Rửa sạch xà phòng thật kĩ bằng nước sạch. Dùng một cái khăn khô lau cho mèo và cho mèo vào nơi ấm áp.

Rắc lên cơ thể mèo phấn rôm của trẻ em hoặc bột nở (baking soda), nó sẽ giúp mèo khô triệt để. Việc này sẽ làm mất nước của bất cứ con bọ chét nào dẫn tới việc diệt ve rận mèo có hiệu quả tốt nhất. Sau đó làm cho phấn đó thấm xuống dưới lớp lông.

Sau đó dùng một cái lược mịn chải hết cả bọ chét và trứng bọ chét. Chải thật kỹ để không xót con nào, sau đó bỏ bọ chét vào một cái lọ thủy tinh có chứa xà phòng bên trong.

Làm thế nào để đề phòng rận mèo

Tất nhiên, cách tốt nhất để bảo vệ mèo khỏi loài rận đáng ghét là đảm bảo rằng mèo được sống trong môi trường sạch sẽ với chế độ ăn lành mạnh.

Nhưng nếu bạn nuôi nhiều mèo và trong đó có con bị rận cắn, việc ngăn rận lây lan sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Bạn có thể cho mèo đeo những loại vòng cổ chống rận để làm giảm nguy cơ mèo bị rận cắn cũng như nguy cơ lây rận giữa những con mèo với nhau.

Cho đến nay, vẫn chưa có vắc-xin hay thuốc chống rận nào được phát minh để ngăn chặn rận lây lan từ con mèo này sang con mèo khác.

Điều may mắn là rận và trứng rận chỉ có thể sống trên cơ thể mèo mà thôi.

Vì vậy, bạn không cần khử trùng toàn bộ ngôi nhà khi mèo nhà bạn bị rận cắn.

Nên vệ sinh nhà cửa, nơi ở của mèo sạch sẽ theo định kỳ một cách thường xuyên, để tránh có chỗ cư ngụ cho nhiều loại sinh vật có hại. Đặc biệt, thường xuyên dọn dẹp và lau chùi, tẩy rửa các vật dụng mà mèo thường sử dụng.

Tin tốt là bạn có thể ngăn việc rận lây lan bằng cách cách ly con mèo bị rận cắn và giặt giũ cũng như khử trùng toàn bộ đồ đạc của con mèo đó bằng nước nóng.

Bạn phải làm bước này cực kỳ kỹ và nếu một số dụng cụ chải chuốt đã quá cũ thì bạn có thể thay mới luôn.

Đôi khi những biện pháp hữu hiệu nhất cũng không mang lại kết quả như ý.

Nếu một con mèo trong nhà bị nhiễm rận, những con khác cũng sẽ rất nhanh bị rận cắn.

Vì vậy, bạn không cần phải điều trị rận cho tất cả những con mèo cùng một lúc.

Cần hạn chế việc cho mèo và các loài động vật có lông tiếp xúc với chăn gối của người để tránh việc bọ di chuyển và căn người. Vào mùa rận nhiều, cần hạn chế trẻ em tiếp xúc với chúng để tránh trẻ bị cắn, gây lở loét, khó chịu.

Phục hồi sức khỏe cho mèo sau khi bị rận cắn

Điều quan trọng là bạn phải đưa mèo đi tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ thú y.

Việc tái khám sẽ đảm bảo rằng quá trình điều trị đang diễn ra rất tốt và mèo của bạn không xuất hiện những phản ứng bất lợi.

Không có gì tốt hơn là ngăn ngừa triệt để được việc rận tái phát, nhưng hãy đảm bảo rằng bạn làm theo mọi bước mà bác sĩ thú y đã yêu cầu.

Đừng quên rằng một số khu vực nhất định trong căn nhà sẽ là điểm đến yêu thích của mèo. Vì vậy, hãy vệ sinh sạch sẽ những khu vực này.

Nếu mèo không thể tự chải chuốt, bạn cần giúp chúng bằng cách tắm rửa hoặc chải lông cho chúng thường xuyên.

Khi nào mèo cần gặp bác sĩ?

Bạn nên cho mèo tới gặp bác sĩ thú y trước khi tự áp dụng cách trị rận cho mèo.

Bên cạnh đó, các biện pháp điều trị tại nhà không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả.

Bạn thường có thể nhầm rận với những thứ khác, chẳng hạn như:

  • Vảy gàu
  • Trứng rận chết hoặc trứng rận rỗng
  • Bụi bẩn hoặc vảy da
  • Các loại côn trùng nhỏ khác

Vì vậy, trước khi bạn khẳng định mèo bị rận hoặc tiếp tục điều trị rận cho mèo, hãy nhớ cho mèo đi khám trước.

Lời Kết

Qua bài viết trên, chúng ta đã hiểu được rõ hơn về loài rận mèo, tác hại dấu hiệu, nguyên nhân, hậu quả và cách trị ve rận cho mèo.  Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn trong việc tìm hiểu các công tác chăm sóc và phòng trừ rận cho mèo cách hiệu quả. Chúc các bạn luôn vui vẻ.

About Cún cưng

Xin chào các bạn ! Mình là Cún Cưng, là chủ của Website Blogchomeo.com. Mình vốn là người yêu chó mèo và đam mê với tất cả các giống chó trên khắp thế giới. Do vậy mình lập ra Blogchomeo.com với mục đích sưu tầm, chia sẻ thông tin hiểu biết của mình về tất cả các giống chó, mèo trên thế giới và kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng chúng tới bạn đọc. Với tất cả kiến thức mà mình có Cún Cưng tôi sẽ giúp bạn có được nhiều kiến thức nhất để đánh giá về thú cưng. Tôi cam kết sẽ đưa những thông tin chi tiết và mới nhất đến các bạn. Nếu muốn chia sẻ hay đóng góp thêm cho Blog Chó Mèo của mình xin vui lòng Email cho tôi theo địa chỉ hòm thư điện tử [email protected] nhé, rất trân trọng những ý kiến đóng góp quý báu từ quý bạn đọc.

View all posts by Cún cưng →