Gà tre- Kinh nghiệm nuôi gà tre chuẩn khoa học đúng kĩ thuật

5/5 - (20 bình chọn)

Gần đây việc nuôi gà cảnh đang trở thành một trào lưu mới. Đặc biệt trong những giống gà cảnh hiện nay là Gà tre. Loài gà này không quá xa lạ nhưng cũng tương đối mới với nhiều người. Bài viết dưới đây, Blogchomeo.com sẽ giới thiệu tới người đọc về gà tre là gì.

Vì sao lại gọi chúng là gà tre

Theo Wikipedia: “Gà tre (chính xác là “gà che” theo tiếng Khmer là មាន់ចែ “moan-chae”[1]) là một giống gà bản địa đã từng khá phổ biến tại khu vực miền Nam Việt Nam, đặc biệt là Tây Nam Bộ. Là giống gà có trọng lượng khá nhỏ, trước đây chúng thường được nuôi làm cảnh.”

ga-tre-1
Gà tre không phải mới xuất hiện gần đây

Trên thực tế, Gà tre có tên chính xác là Gà tre theo tên gọi bản địa của người Khmer là mon-che, được nuôi phổ biến ở vùng Tây Nam Bộ Việt Nam. Tuy nhiên, với sự phát triển của gà chọi tre, giống gà chọi được biết đến nhiều hơn trên khắp cả nước. Lúc này người Việt cho rằng người miền tây nam bộ đọc nhầm nên đổi “gà che” thành “gà tre”. Cái tên Gà tre bắt đầu xuất hiện và trở nên phổ biến.

Đặc điểm hình dáng của gà tre

Gà tre là loại gà nhỏ, cân đối, trọng lượng nhẹ nhất Việt Nam (không tính các giống gà nhập ngoại), gà mái chỉ nặng khoảng 400-600g, gà trống nặng khoảng 500-800g. Theo những người ăn gà tre chuyên nghiệp, trọng lượng lý tưởng của một con gà tre là khoảng 600g.

Đầu nhỏ, mặt; mỏ nhỏ, gần như hình tam giác; bờm trên cổ dài và dày với độ phồng mịn. Ngực rộng, mông lớn và đôi cánh không quá dài. Mào của gà trống có kích thước trung bình và dựng đứng. Chân tương đối cao, bắp chân nhỏ, dài ngang đùi, cựa phát triển tốt, dài và cong.

Bộ lông đuôi của gà tre phải có đủ 3 lớp: lông che, lông sau và lông hỗ trợ cong đều, dài và dày, màu sắc sặc sỡ. Đặc điểm nhận dạng nổi bật nhất của giống gà tre là bộ lông mượt, dài ôm sát cơ thể, có nhiều màu lông khác nhau trên cùng một thân.

ga-tre-2
Gà tre có hình dáng rất khỏe mạnh

Gà tre tính cách như thế nào

Gà tre rất hung dữ và thích khẳng định mình là con đầu đàn nên nếu trong đàn xuất hiện những con gà khác thì chúng sẽ chiến đấu như những chiến binh. Ngoài ra, đặc điểm tính cách này còn giúp gà trống thu hút sự chú ý của gà mái. Tính tình lì lợm, nhanh nhẹn cao, rất thích hợp để chọi gà. Một con gà tre hung hãn thậm chí có thể đánh bại đối thủ gấp 4 lần trọng lượng cơ thể.

Thực đơn dinh dưỡng khoa học cho gà tre

Để đảm bảo cho gà tre sống khỏe mạnh, có bộ lông đẹp thì cần cho ăn khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng. Các loại thức ăn chủ yếu cho gà tre bao gồm:

Thóc lúa

ga-tre-3
Thóc rất cần thiết cho gà

Thóc lúa là thành phần chủ yếu của gà tre cũng như các loại gà khác. Trong thóc lúa sẽ có các thành phần giúp thịt gà săn chắc, các cơ khỏe mạnh giúp gà tăng sức đề kháng, có thể chịu được đòn khi đá chọi. Đối với gà đẻ thì nó không thể thiếu để tạo nên lớp vỏ trứng cứng cáp.

Để thóc lúa có nhiều dưỡng chất nhất thì nên cho gà ăn lúa ngâm thành mộng. Lúa ngâm anh em rửa sạch ngâm 1 lần qua nước khoảng 30 phút để gà có thể hấp thụ tốt hơn. Nếu muốn cho gà ăn lúa ngâm thường xuyên thì ngâm nhiều và đem phơi khô cho dễ bảo quản.

Cách thức hai là ngâm và ủ cho hạt thóc mọc mầm. Những mầm xanh nhỏ cao lên 3 đến 4cm có rất nhiều chất dinh dưỡng cho gà tre. Lưu ý nếu thóc mới nhú mầm nhỏ tí ra thì không nên cho gà ăn vì có thể chứa độc tố gây hại cho gà tre, nhất là gây chứng khó tiêu.

Rau xanh các loại

ga-tre-4
Bổ sung rau cho gà

Thành phần rau xanh cung cấp chất xơ tất nhiên đồng thời có cả vitamin K giúp gà thanh nhiệt, giải độc nhanh chóng trong ngày hè nắng nóng. Rau xanh có thể cho gà ăn trực tiếp hoặc thái nhỏ trộn với thức ăn để gà ăn được nhiều hơn. Các loại rau xanh gà tre thích ăn như rau muống, xà lách, giá đỗ.

Một số loại mồi

Các loại mồi sẽ cung cấp cho gà tre chất đạm, protein giúp cho gà hồi phục sức khỏe. Chính vì vậy, khi nuôi bất kỳ loại gà nào thì đều không thể thiếu thành phần này. Đối với gà chọi thì càng phải cho ăn nhiều hơn vì nó không bị thiếu chất, luôn có sự hưng phấn và hiếu chiến trên võ đài.

ga-tre-5
Mồi cho gà

Các loại mồi dành cho gà tre chọi gồm có:

  • Sâu superworm: Những con sâu ngon lành này kích thích gà hưng phấn, thay lông nhanh hơn.
  • Lươn, trạch nhỏ bổ sung máu cho gà.
  • Thịt bò: giúp phát triển cơ bắp, phù hợp với gà bị ốm hoặc mới ốm dậy.
  • Dế: Vào mùa đông nếu kiếm được dế cho gà tre ăn thì tuyệt vời nó nó có tính nhiệt cao, giúp gà giữ ấm cơ thể.

Thức ăn nhân tạo công nghiệp

ga-tre-6
Bổ sung thức ăn nhân tạo cho gà

Đối với những hộ kinh doanh nuôi gà tre thương phẩm thì nên cho gà ăn cám công nghiệp, ngô xay hoặc tấm. Những loại thức ăn chế biến sẵn này chứa nhiều chất dinh dưỡng tổng hợp giúp gà lớn nhanh. Mau chóng đạt kích thước mong muốn.

Nước

Nước là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn uống hàng ngày của gà tre. Gà cần cung cấp đầy đủ nước vào buổi sáng, buổi chiều thì cho uống ít nước hơn.

Canxi và chất vi lượng

Bổ sung canxi và chất vi lượng cho gà tre là điều đương nhiên. Bộ máy tiêu hóa của gà rất khỏe. Anh em và người nuôi chơi có thể cho ăn vỏ trứng vỏ sò, ốc và cả sạn sỏi nhỏ hoặc xay mịn để cho chúng ăn, cung cấp nguồn canxi rất tốt.

Một số giống gà tre đá, gà tre thường thấy trong nuôi gà kiểng

Giống gà Tân Châu

ga-tre-15
Gà Tân Châu

Theo Wikipedia: “Gà tre Tân Châu là một giống gà bản địa của Việt Nam, chúng là giống gà thường là lựa chọn ưa thích của dân chơi gà kiểng ở Việt Nam”

Gà tre Tân Châu là kết quả lai tạo giữa gà tre vùng Nam Bộ với một số giống gà làm cảnh vùng thị xã Tân Châu thuộc tỉnh An Giang, gà tre Thái, gà tre Malaysia,…

Gà Tân Châu là loại gà làm cảnh có bộ lông dày, mịn màng, bóng mượt, phủ kín toàn thân. Phần lông cổ là đặc trưng nổi bật nhất của giống gà này: rất dài và mềm mịn phủ kín từ vùng tai đến giữa lưng. Phần thân khá nhỏ được bao phủ bởi bộ lông dày, chỉ nặng khoảng 1 kilogram. Phần lông mã mềm, mịn, dài. Lông đuôi khá rộng, cong thành bản như trải xuống mặt đất. Ở An Giang, xuất hiện giống gà Tân Châu đuôi dài tới gần 1m, giá có thể lên tới hàng nghìn đô. Bộ lông rất dày và đẹp, tiếng gáy nhẹ nhàng nên gà Tân Châu rất được ưa chuộng để làm cảnh ở Việt Nam.

Giống gà tre Mỹ

ga-tre-8
Gà tre Mỹ

Gà tre Mỹ (hay còn gọi là gà đá Mỹ) là loại gà có bản tính hung hăng, máu chiến, bo đá lớn, tốc độ nhanh, cứ thấy đối thủ là xông tới đá ngay nên rất ưa chuộng cho thú chọi gà. Gà tre Mỹ thường được lai tạo với giống gà Peru, gà asil và gà rừng để tăng tốc độ đá, khả năng bay cao hơn, bo cánh và lực đá chân mạnh hơn.

Gà tre Mỹ có hình dáng thon gọn, bộ lông dày, mượt, màu sắc sặc sỡ.

Giống gà serama

ga-tre-9
Gà Serama

Gà serama có nguồn gốc từ Malaysia, là giống gà có kích thước và khối lượng nhỏ nhất thế giới, chỉ nặng khoảng 0.5kg. Gà tre đẹp với đặc điểm nổi bật nhất là bộ ngực vạm vỡ, đầu ưỡn về phía trước, dáng đứng thẳng, cánh thẳng che phủ gần hết chân, lông đuôi thẳng đứng, mồng mặt nhỏ gọn. Dáng đứng hiên ngang, vương giả như chiến binh nên rất được giới chơi gà ưa chuộng.

Gà tre không chỉ có giá trị về nông nghiệp mà ngày càng phát triển về giá trị công nghiệp với những giống gà lai tạo, gà nhập khẩu có hình dáng và bộ lông đẹp để làm cảnh. Tuy nhiên, gà tre là một loài có nguồn gen độc đáo thuần chủng của Việt Nam nên cần có hướng quan tâm đúng mực trong tương lai để giống gà thuần chủng không bị mai một dần.

Tre Bắc

ga-tre-10
Gà tre Bắc

Gà tre Bắc là một giống gà nhỏ, rất thông minh, nhanh nhẹn và đặc biệt toát lên vẻ dũng mãnh không lẫn bất kỳ loài nào khác.

Gà tre Bắc vốn là thú chơi từng tồn tại lâu đời ở mảnh đất Hà thành. Sau một thời gian bị lãng quên, giờ đây việc nuôi và chơi gà tre Bắc đang được giới trẻ Hà Nội phục hồi. Gà tre Bắc còn được gọi gà tre “Bắc tít“. Đây là giống gà nhỏ nhưng cực kỳ nhanh nhẹn. Gà mái trưởng thành nặng không quá 500 gram, còn gà trống nặng không quá 700 gram. Gà tre Bắc có màu sắc khá phong phú, phổ biến nhất là ô, trắng, chuối xám, hoa mơ, tía… Theo giới chơi gà, ưu điểm của giống gà tre Bắc là dễ chơi, phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của miền Bắc. Việc chăm sóc cũng tương đối dễ dàng không quá cầu kỳ, chỉ cần dọn dẹp chuồng trại sạch sẽ.

Phương pháp nuôi gà tre sinh sản chuẩn kĩ thuật nhất

Chọn con giống gà tre chất lượng

Chọn giống gà tre chất lượng như thế nào

Gà tre là một giống gà bản địa ở miền Nam, đặc biệt là vùng Tây Nam Bộ. Gà tre có trọng lượng nhỏ, con trống trưởng thành đạt từ 500 – 800gr/con, con mái trưởng thành đạt từ 400 – 600gr/con. Tuy nhiên chúng lại có bộ lông đẹp dài, màu sắc đa dạng, bóng mượt, ôm lấy cơ thể nên được nuôi phổ biến để làm cảnh, làm gà đá chọi.

Gà tre có sức để kháng tốt, khỏe mạnh, chất lượng thịt ngon nên nhiều năm trở lại đây được nuôi với quy mô trang trại rộng lớn để cung cấp giống, sản lượng thịt, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Ngoài giống gà tre vùng Tây Nam Bộ thì hiện nay còn có gà tre Thái, gà tre Nhật, gà tre Mỹ, gà tre Tân Châu.

Các giống gà tre có giá bán trung bình tại các trại giống như sau:

  • Gà tre Thái 1 tuần tuổi (gà trống): 30 – 45 nghìn đồng/ con
  • Gà tre thương phẩm 1 tuần tuổi: 25 – 35 nghìn đồng/ con.

Một số tiêu chuẩn chọn con giống gà tre:

Nên chọn mua tại các trang trại bán giống uy tín, chất lượng có giấy chứng nhận.

Chọn con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không bị bệnh tật, không rù, lông khô, bông, không bị dính bết, không hở rốn.

Chú ý kỹ hậu môn không bị ướt, không đi phân trắng.

Chọn những con giống có mỏ khép kín, chân vàng bóng, đi lại chắc chắn, bình thường.

Cách xây dựng chuồng trại trong nuôi gà tre con

Trong cách nuôi gà tre con, các chủ trang trại cần thiết kế chuồng nuôi úm với điều kiện chăm sóc, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm lý tưởng nhất giúp tăng sức đề kháng và tỉ lệ sống sót cho đàn gà con. Chuồng nuôi gà tre con phải được chuẩn bị trước nửa tháng.

Cách xây chuồng úm

ga-tre-11
Chuồng gà tre cần sạch sẽ

Làm chuồng nuôi gà tre trên nền đất cao ráo, thoáng mát, theo hướng Đông Nam hoặc hướng Đông là đẹp nhất. Xung quanh khu vực chuồng nuôi có lưới thép B40 bao xung quanh.

Tùy vào phương thức nuôi của mỗi người, có thể nuôi nhốt hoàn toàn hoặc nuôi thả vườn có sân chơi. Nhưng bên trong chuồng nuôi phải có thiết kế lồng úm hoặc thiết kế khu vực úm trong chuồng. Lồng úm gà tre con có kích thước 2m x 1m, chiều cao từ 0,5 – 0,6m đủ để nuôi 100 con. Sàn lồng úm có thể làm bằng lưới thép, sàn gỗ, tre, nứa chắc chắn hoặc đặt trên nền chuồng. Xung quanh lồng phải quây kín bằng cót hoặc tôn để tránh chuột, mèo, chó.

Tiến hành sát trùng chuồng nuôi và lồng úm trước khi thả gà con. Có thể dùng  Formol 2%, vôi bột hoặc  crezin, hanlamind.

Chất độn chuồng chọn loại gì

ga-tre-12
Độn chuồng bằng mùn

Chất độn chuồng có thể dùng vỏ trấu hoặc mùn cưa, rơm rạ khô. Dùng rơm khô gà sẽ đẹp mã hơn, không bị ướt nhưng phải chú ý thay 2 – 3 ngày/lần để đảm bảo chuồng luôn khô thoáng. Chất độn phải được phơi khô hoàn toàn, phun sát trùng bằng thuốc tím.

Rải chất độn trong chuồng với độ dày từ 8 – 10cm.

Tiến hành rải chất độn chuồng trước 72 giờ khi thả gà con.

Dụng cụ cần bổ sung

ga-tre-13
Nên dùng sưởi nếu lạnh

Bóng đèn sưởi ấm: treo bóng đèn 75W trong lồng úm, 1 bóng thường dùng cho 100 con gà tre con.

Máng ăn cho gà tre: gà từ 1 – 3 ngày tuổi chỉ cần dùng giấy hoặc bìa carton. Gà con từ 4 ngày tuổi đến 14 ngày tuổi thì đặt máng ăn trên nền chuồng. Gà từ 15 ngày tuổi dùng máng treo lên ở bên trong.

Máng uống cho gà tre: Máng uống của gà tre con có thể đặt hoặc treo trong chuồng, dung tích 2 – 4 lít cho 60 – 80 con vịt con.

Ngoài ra khi nuôi gà tre thương phẩm, trong chuồng nuôi bà con cần bố trí thêm dàn đậu cách nền chuồng 0,5m, mỗi dàn cách nhau 0,3 – 0,4m. Bên ngoài sân chơi bố trí bãi tắm cát, máng cát sỏi với kích thước bể dài 2 m, rộng 1m, cao 0,3m để nuôi 40 gà.

Phương pháp nuôi dưỡng và chăm sóc gà tre con nhanh lớn khỏe mạnh

Các yếu tố về nhiệt độ, ánh sáng, thời gian chiếu sáng trong ngày

Mua gà tre con tại các trại giống, bà con nên vận chuyển vào sáng sớm hoặc chiều mát để gà không bị sốc nhiệt, ngột ngạt. Tránh vận chuyển vào những ngày trời quá nắng nóng, không để mưa tạt vào.

Trước khi thả gà con vào lồng úm thì phải bật đèn sưởi để làm ấm lồng.

Trong cách nuôi gà tre con, người nuôi cần đảm bảo duy trì các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, cường độ chiếu sáng cho phù hợp với từng tuần tuổi nhằm tạo môi trường tốt nhất, kể cả đối với nuôi gà tre đá hay nuôi gà tre thương phẩm. Cụ thể:

Chỉ tiêuTừ 1 – 7 ngày tuổiTừ 8 – 28 ngày tuổiTừ  >28 ngày tuổi
Mật độ (con/m2)35-4530-35<20
Cường độ chiếu sáng (W/m2)553
Nhiệt độ (oC)28 – 3225-2822-25
Độ ẩm (%)656565
Khối lượng thức ăn tiêu tốn (gam/con)6-1015-20Tùy theo khả năng ăn của gà
Thời gian chiếu sáng (giờ/ngày)17-228-14Dùng ánh sáng tự nhiên

Phương pháp chăm sóc gà tre theo từng giai đoạn lớn

Giai đoạn mới nở đến lúc được 1 tháng tuổi

Từ 1 – 2 ngày đầu mới nở chỉ cho gà uống nước pha Electrotyle hoặc Vitamin C kết hợp với ăn tấm nấu chín hoặc tấm trộn cùng với ngô đập vỡ mảnh đã ngâm cho mềm nhuyễn. Cho ăn 4 – 5 bữa/ ngày.

Ngày thứ 3 tăng dần lượng thức ăn.

7 ngày tuổi trở đi pha thuốc cầu trùng vào thức ăn để phòng bệnh cầu trùng, cho ăn, dùng Rigecoccin 1gr/10 kg thức ăn (hoặc dùng Sulfamid trộn tỷ lệ 5%).

Giai đoạn từ 7 – 21 ngày tuổi tiếp tục cho ăn tấm gạo. Từ trên 22 ngày tuổi, tập cho gà tre con ăn thóc, ngô vỡ mảnh, cơm, cám viên tự ép…

Từ trên 1 tháng tuổi, gà con đã bắt đầu thích nghi dần với nhiệt độ và môi trường xung quanh, do đó nên cho gà ra ngoài sân tắm nắng, tắm đất giúp tăng sức đề kháng. Đây cũng là một trong những kỹ thuật đặc biệt quan trọng khi nuôi gà tre đẻ trứng bởi vì sản lượng trứng của gà mái tre sẽ giảm rõ rệt nếu nuôi nhốt hoàn toàn.

 Giai đoạn từ 1 – 2 tháng tuổi

Từ 1 – 2 tháng tuổi, gà tre bắt đầu giai đoạn “mặc áo” với những biểu hiện nở mình, bung lông trông rất dễ thương, khi cầm sẽ có cảm giác như một cục bông gòn.

Giai đoạn từ 2- 5 tháng tuổi

Đây là giai đoạn gà tre phân biệt giới tính. Gà trống tập gáy, trổ mã, trổ hình, bộ lông phát triển nhanh để trở thành “trai tơ sát gái”.

Giai đoạn này cần nuôi tách riêng ra để tạo điều kiện cho gà tre nở mình, bộ lông phát triển đầy đủ, sung mãn nhất.

Gà mái cũng cần được chú ý, đặc biệt là thành phần dinh dưỡng để đảm bảo quá trình sinh sản tốt nhất. Nuôi gà tre mấy tháng thì đẻ? Gà tre mái nuôi đạt 4 – 4,5 tháng tuổi sẽ thay đổi và phát triển phần đuôi giúp bộ lông hoàn thiện nhất. Nuôi tiếp đến 5,5 – 6 tháng tuổi là bắt đầu đẻ trứng, cũng có một số trường hợp gà tre mái đến tháng thứ 8 bắt đầu đẻ.

Phương pháp nuôi gà tre đá chuẩn kĩ thuật

Đối với cách nuôi gà tre đá thì từ 7 tháng tuổi trở đi, gà trống bắt đầu thay lông, thêm lông bờm, nở nang. Giai đoạn này cần nuôi tách riêng từng con gà trống không để chúng đá chọi lẫn nhau gây mất sức.

Cho gà ra tắm nắng từ 7h sáng đến 9h sáng giúp chúng thư giãn, tăng sức đề kháng, giảm bệnh. Thời gian chiếu sáng sẽ điều chỉnh theo cường độ ánh sáng tự nhiên.

Cung cấp thêm vitamin B12, B1 các loại rau xanh, thịt lươn, thịt bò, cám viên tự ép từ các loại hạt ngũ cốc.

Thời gian xổ gà: trung bình từ 1 tuần 2 lần cho gà tre vào nghệ cách 12 giờ sau khi bắt đầu xã nghệ. Ngoài ra, vào 10 giờ đêm cho gà tre uống nước và phun rượu vào hai bên cánh 1 tuần 2 lần. Đây chính là cách làm cho gà tre sung.

Thức ăn trong chăn nuôi gà tre

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình nuôi gà tre con. Đối với gà tre thì khi nuôi không nên dùng cám công nghiệp vỗ béo vì lượng đạm cao sẽ khiến gà bị vẹo lườn, béo phí, đi hai hàng trông rất xấu mã, vừa ảnh hưởng đến vẻ đẹp, sự dũng mãnh lại làm giảm khả năng sinh sản của gà tre mái.

Bà con tự sản xuất cám viên cho gà tre từ các loại hạt ngũ cốc xay nghiền, phối trộn cùng với rau xanh, cua, ốc nghiền nhuyễn, vitamin, premix khoáng sau đó cho vào máy ép cám viên. Nguồn thức ăn tự sản xuất vừa an toàn, sạch sẽ, đảm bảo chất lượng lại giúp gà ăn ngon miệng, không bị lãng phí, không béo phì và gây hại như cám công nghiệp.

Dưới đây là công thức phối trộn thức ăn để nuôi gà tre mau lớn để các chủ trang trại có thể tham khảo:

Loại nguyên liệuGà từ 1 – 60 ngày tuổi (tỉ lệ %)Gà từ 61 – 150 ngày tuổi (tỉ lệ %)Gà tre đẻ (tỉ lệ %)
Ngô vàng xay nhuyễn464045
Cám gạo172316
Tấm gạo565
Khô dầu đậu, lạc877
Tấm nghiền040
Bột cá nhạt10810
Đậu tương rang12912
Bột sò123
Premix vitamin0,50,51
Premix khoáng0,50,51

Vệ sinh phòng bệnh cho gà tre như thế nào

Gà tre con sức đề kháng còn rất yếu, chưa có khả năng tự vệ, thích nghi và kháng bệnh. Do đó cần đảm bảo vệ sinh cho gà.

Chuồng trại cần được tiêu độc, khử trùng, dọn dẹp sạch sẽ trước khi cho gà con vào úm.

Hàng ngày cần thay rửa máng ăn máng uống, dọn dẹp hết thức ăn thừa trong lồng úm, không để thức ăn vương vãi lung tung gây hại cho sức khỏe của gà con.

Các dụng cụ chăn nuôi như máng ăn máng uống, xe rùa, thùng, xô, chổi… cần được tẩy uế định kỳ bằng các loại thuốc sát trùng như Cresyl, bằng dung dịch Formol hoặc đun sôi nước lên dội qua để làm sạch, tẩy ký sinh trùng, vi khuẩn, mầm bệnh.

Nếu chất độn chuồng bị ướt thì phải thay, đặc biệt là khi dùng chất độn chuồng bằng rơm tránh gây bệnh cho gà tre con.

Xung quanh khu vực chuồng nuôi cần được phát quang , rắc vôi định kỳ để tẩy uế.

Quy trình tiêm vacxin phòng bệnh khi nuôi gà tre con

ga-tre-14
Nên tiêm phòng bệnh cho gà
Ngày tuổiVacxin
 3 – 5 Sử dụng vacxin Newcastle chủng F để nhỏ mắt, nhỏ mũi cho gà con
 7 Sử dụng vacxin phòng bệnh đậu gà
 8 – 10 Sử dụng vacxin Gumboro nhỏ hoặc tiêm dưới da
 21 Dùng thuốc phòng bệnh Newcastle chủng Lasota
 23 – 25 Tiêm nhắc lại vacxin Gumboro
 30 – 45 Sử dụng vacxin phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà con
 Trên 60 ngày tuổi Sử dụng vacxin Newcastle chủng M tiêm cho gà. Tiến hành tiêm nhắc lại sau 6 tháng

Trên đây là toàn bộ thông tin về gà tre, đặc điểm, cách chăm sóc và kỹ thuật nuôi chi tiết nhất cho các loại gà tre phổ biến hiện nay. Chúc bà con thành công khi nuôi gà tre nhé.

Xem thêm : Gà rừng lông đỏ Việt Nam – Giống gà quốc bảo quý hiếm