Bao nhiêu ngày chó con mở mắt

4.6/5 - (13 bình chọn)

Chó con thường mất từ 10 – 16 ngày để mở mắt và nhìn thấy thế giới xung quanh. Tuy nhiên, cũng có trường hợp chó con mở mắt sớm hơn hoặc muộn hơn dự kiến vài ngày. Để giúp chú cún phát triển tốt nhất, bạn cần đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho chúng thông qua sữa mẹ và chăm sóc mẹ chó tốt.

Khi chó con bắt đầu mở mắt, bạn cũng nên chuẩn bị các đồ dùng cần thiết khi nuôi chó, vệ sinh chuồng chó, và đảm bảo nhiệt độ sống tốt nhất cho chúng.

Vậy bạn có biết chó con bao nhiêu ngày mở mắt? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Blog Chó Mèo để đi tìm câu trả lời nhé!

cho-con-bao-lau-mo-mat-4
Hỗ trợ chó mẹ chăm sóc chó con

Vì sao cún con mới sinh không mở mắt?

Cún con mới sinh không mở mắt vì mắt của chúng chưa phát triển đầy đủ khi mới sinh ra. Các giác quan của chúng như thị giác và thính giác còn chưa hoàn thiện, và hệ thống thần kinh của chúng cũng còn non nớt.

Các loài động vật như chó, mèo và chuột sinh ra nhiều con mỗi lứa, do đó chúng thường sinh non. Nếu chúng tiếp tục phát triển trong bụng mẹ, sự sống và hoạt động kiếm ăn của mẹ sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, các chó con sinh ra chưa mở mắt và phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ trong những ngày đầu.

Bao lâu thì chó con mới mở mắt?

Chó con thường mở mắt sau khoảng 10 đến 16 ngày tuổi, tuy nhiên, thời gian này có thể dao động tùy thuộc vào giống chó. Trong giai đoạn này, mắt của chúng dần mở ra và thị giác bắt đầu phát triển. Vì thế nếu như bạn thấy các bé quá 10 ngày rồi mà vẫn chưa mở mắt thì bạn cũng không nên quá lo lắng miễn sao chúng vẫn sống khỏe mạnh, bú sữa mẹ tốt là được.

Sau khi mở mắt, chó con sẽ bắt đầu làm quen với môi trường xung quanh, tuy nhiên, thị giác của chúng vẫn còn hạn chế và cần thời gian để hoàn thiện..

Chó con thường mở mắt sau khoảng 10 đến 16 ngày tuổi
Chó con thường mở mắt sau khoảng 10 đến 16 ngày tuổi

Chó con sau khi mở mắt vài ngày đầu chúng sẽ không thực sự nhìn rõ hẳn mà phải mất vài ngày để thích nghi và làm quen. Ban đầu, các bé chỉ phân biệt được sự di chuyển của những đối tượng ánh sáng và dần dần mới nhìn thấy hình ảnh đầy đủ.

#3 mốc thời gian quan trọng của cún con

  • Các bé cún dưới 1 tuần tuổi:

    • Thời điểm này, cún con mới sinh không thể tự ổn định nhiệt độ cơ thể của mình vì thế các bạn thấy cún con mới sinh liên tục rúc vào mẹ và rúc vào nhau để sưởi ấm. Cún mẹ thường liếm những chú chó con của mình để giao tiếp với chúng và cũng để gắn kết tình cảm mẹ con với những chú cún con.
    • Cún con khi mới sinh sẽ có kích thước khác nhau nhưng về cơ bản chúng sẽ dần phát triển cân xứng nhau khi trưởng thành. Cún con mới sinh sẽ có thể ngửi và cảm nhận đây là 2 giác quan chính để chúng tìm thấy mẹ để nhận sự chăm sóc từ mẹ.
    • Sữa của cún mẹ sản sinh ra trong những ngày đầu tiên cho chó con sẽ có rất giàu kháng thể để giúp chó con tăng cường miễn dịch. Vì thế mà những ngày đầu sen nên để cho cún con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ.
  • Khi cún con được 1 – 2 tuần tuổi:

    • Cún con sẽ ngủ nhiều trong hầu hết mọi thời gian trong ngày, khi chúng thức dậy chúng thường sẽ bú mẹ. Cún con cần nhiều năng lượng để phát triển và thúc đẩy những thay đổi trong cơ thể.
    • Khi cún bò, loay hoay để di chuyển đến khu vực gần mẹ thì chúng sẽ được phát triển cơ bắp mạnh mẽ hơn, khi mạnh mẽ hơn chúng sẽ tranh nhau bú mẹ và bò lên cơ thể của mẹ và cả các anh chị em của mình.
    • Đây cũng là khoảng thời gian mà các con sen hay hỏi rằng bao giờ thì những chú chó con này có thể mở mắt và câu trả lời như ở trên các bạn đã biết là mất khoảng 2 tuần.
  • Cún được 2 – 4 tuần tuổi: Sau khi cún yêu mở mắt ra được một vài ngày thì chúng cũng có thể nghe thấy. Lúc đầu tai của cún con bị bịt kín khi mới sinh ra nhưng chỉ sau 2 – 4 tuần là chúng có thể mở ra.

Mắt nhìn thấy, tai nghe thấy sẽ giúp chó con làm quen và hiểu rõ hơn về thế giới xung quanh. Ở giai đoạn này cún con có thể nghe thấy tiếng mẹ và tiếng của các chú cún con xung quanh khác và chúng bắt đầu học hỏi về ngôn ngữ loài vật của mình.

Cún con có thể đi lại khi chúng đạt từ 18 – 21 ngày tuổi, chúng sẽ đi khắp nơi vì thế mà sen nên theo dõi chúng.

Ở tuần tuổi thứ 3, bé yêu đang trong giai đoạn phát triển và chuyển tiếp vì vậy chúng trở lên tự lập hơn và chơi đùa với nhau, quan tâm chú ý đến các đồ ăn rắn và các loại thức ăn khác. Trong giai đoạn này bé cũng bắt đầu mọc răng.

Cách chăm sóc chó con để mở mắt sớm nhất:

Để chó con phát triển tốt nhất cũng như giúp chúng mở mắt sớm nhất bạn cần đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho cún con.

1. Dinh dưỡng cho chó mẹ:

Sữa mẹnguồn dinh dưỡng tốt nhất cho chó con trong giai đoạn này. Hãy đảm bảo chó mẹ được nuôi dưỡng tốt, bổ sung đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất để sữa mẹ đạt chất lượng tốt nhất.

Cụ thể, sữa mẹ sẽ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của chó con khi chưa mở mắt. Được biết trong thành phần của sữa chó mẹ rất giàu kháng thể và các loại vitamin, các dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cho chó con chống lại các loại bệnh.

Vậy nên, trong khoảng thời gian chó con chưa mở mắt, thay vì lo lắng cho chó con ăn gì để chúng mở mắt sớm thì bạn nên chăm chút cho nguồn dinh dưỡng cung cấp cho chó mẹ. Từ đó, chó con sẽ sớm mở mắt và tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

2. Giữ ấm cho chó con:

Chó con mới sinh còn non nớt và không tự ổn định được nhiệt độ cơ thể. Hãy đảm bảo chúng được giữ ấm bằng cách sử dụng chăn, nệm, hoặc bình nước nóng để giữ nhiệt độ trong chuồng ổn định.

Chó con mới sinh còn non nớt và không tự ổn định được nhiệt độ cơ thể
Chó con mới sinh còn non nớt và không tự ổn định được nhiệt độ cơ thể

Bạn nên đảm bảo nhiệt độ sống tốt nhất của chó con khi nuôi bằng cách điều chỉnh nhiệt độ trong nhà và ở trong chuồng. Nếu thời tiết quá lạnh bạn nên sử dụng loại đèn úm chuyên dụng để cân bằng nhiệt độ trong chuồng cho chó.

3. Vệ sinh chuồng chó:

Giữ vệ sinh chuồng chó sạch sẽ, đảm bảo không có vi khuẩn gây bệnh lây lan, giúp chó con phát triển khỏe mạnh và an toàn.

4. Giám sát sức khỏe chó con:

Theo dõi sức khỏe của chó con thường xuyên, nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như sốt, tiêu chảy, hoặc không bú sữa mẹ, hãy liên hệ với bác sĩ thú y để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

5. Không kích thích mắt chó con:

Tránh đưa tay hoặc dụng cụ vào khu vực mắt chó con để kích thích chúng mở mắt sớm hơn, vì điều này có thể gây tổn thương mắt và ảnh hưởng đến thị giác sau này.

6. Nói không với sữa ngoài

Một điều lưu ý quan trọng mà bạn nên quan tâm khi nuôi chó con chính là nói không với sữa ngoài. Ở giai đoạn chưa mở mắt, hệ tiêu hóa của chó con vô cùng yếu và chưa được hoàn thiện, nên việc bạn sử dụng sữa ngoài cho chú cún thân yêu sẽ trực tiếp gây ra các bệnh lý về đường tiêu hóa của chúng.

Trên đây là giải đáp của chuyên gia cho câu hỏi: “chó con bao nhiêu ngày mở mắt”. Hy vọng rằng với những thông tin chi tiết này bạn sẽ biết cách chăm sóc chú cún yêu của mình và giúp chúng phát triển tốt nhất.

Từ khóa tìm kiếm: chó con mở mắt chậm, chó con chưa mở mắt uống sữa gì, chó con mở mắt mấy ngày, chó con mới mở mắt, chó con bao giờ mở mắt, chó con mới mở mắt cho ăn gì, dấu hiệu chó con sắp mở mắt, chó con mới đẻ bao lâu thì mở mắt, thời gian chó con mở mắt, chó con bao nhiêu lâu mở mắt, chó con mấy tuần thì mở mắt, chó con chừng nào mở mắt, chó con mấy ngày tuổi mở mắt

About Cún cưng

Xin chào các bạn ! Mình là Cún Cưng, là chủ của Website Blogchomeo.com. Mình vốn là người yêu chó mèo và đam mê với tất cả các giống chó trên khắp thế giới. Do vậy mình lập ra Blogchomeo.com với mục đích sưu tầm, chia sẻ thông tin hiểu biết của mình về tất cả các giống chó, mèo trên thế giới và kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng chúng tới bạn đọc. Với tất cả kiến thức mà mình có Cún Cưng tôi sẽ giúp bạn có được nhiều kiến thức nhất để đánh giá về thú cưng. Tôi cam kết sẽ đưa những thông tin chi tiết và mới nhất đến các bạn. Nếu muốn chia sẻ hay đóng góp thêm cho Blog Chó Mèo của mình xin vui lòng Email cho tôi theo địa chỉ hòm thư điện tử [email protected] nhé, rất trân trọng những ý kiến đóng góp quý báu từ quý bạn đọc.

View all posts by Cún cưng →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *