Chó Ngao Tây Tạng có dữ không? Cách huấn luyện chó Ngao Tây Tạng

5/5 - (1 bình chọn)

Chó Ngao Tây Tạng được biết đến là giống chó với lòng trung thành tuyệt đối. Chúng có nguồn gốc từ vùng cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc). Ngoài nổi tiếng bởi thân hình “khổng lồ” và lòng trung thành, chó Ngao được biết đến là một trong những giống chó dũng mãnh và hung dữ nhất thế giới. 

Vậy Chó Ngao Tây Tạng có dữ không? Cách để huấn luyện một chú chó Ngao như thế nào? Cùng Blog Chó Mèo bóc tách sự thật về tính cách “đáng sợ” của loài chó này trong bài viết dưới đây nhé. 

1. Chó Ngao Tây Tạng có dữ không?

Chó Ngao Tây Tạng là giống chó được nuôi để canh giữ nhà cửa, tài sản. Dòng chó được các đại gia chơi chó đặc biệt quan tâm bởi sử mãnh liệt và thân hình đồ sộ của chúng.

cho-ngao-tay-tang-co-du-khong-1
Chó Ngao Tây Tạng có dữ không?

Chúng có đặc tính rất cảnh giác, đôi khi hơi thái quá. Ngoại trừ chủ nhân thì chó Ngao luôn đề phòng với tất cả mọi người. Chó Ngao Tây Tạng nổi tiếng là loài vật trung thành duy nhất một chủ. Họ chính là người đã chăm sóc và nuôi nấng từ khi những chú chó này còn bé. Chó Ngao trung thành tới mức có thể hy sinh thân mình và sẵn sàng chiến đấu khi có bất kỳ mối nguy hiểm rình rập xung quanh chủ nhân. 

Bản năng hung dữ của những chú chó Ngao có thể sánh ngang với hổ báo và sư tử, giống chó Ngao dẫn đầu top 10 những giống chó nguy hiểm nhất thế giới, sự hung dữ của chúng đôi khi có thể gây ra những tai nạn bi thương. Nếu nói sư tử chính là “chúa tể sơn lâm“, thì tại cao nguyên lộng gió vinh danh Ngao Tây Tạng là “chúa tể thảo nguyên“. 

Tuy ngày nay người ta nuôi chó Ngao và huấn luyện nó để có thể hòa hợp với con người, nhưng chỉ dừng ở mức độ nhất định. Bởi bản tính của chúng vốn rất hung dữ. Chúng có thể gây ra nguy hiểm mà bạn không thể lường trước được. 

2. Chó Ngao Tây Tạng và cuộc chiến với các loài động vật 

2.1. Đối đầu “Chúa Tể Sơn Lâm” 

Trong giai đoạn nhà Nguyên thuộc thời kỳ của Đế quốc Mông Cổ. Những chú chó Ngao được quân đội đào tạo, huấn luyện để tham gia chiến đấu nhờ kích thước “khổng lồ” và sức khỏe vượt trội. Sức mạnh của chó Ngao khi ấy có thể đủ sức hạ gục một con sư tử.

Tuy nhiên, về mặt thực tế thì một con sư tử trưởng thành có trọng lượng 150-250kg, to gấp 2-3 lần chó Ngao. Do vậy việc tấn công sư tử là điều bất khả thi với giống chó này, sức mạnh của chó Ngao chỉ có thể giúp chúng sống sót trốn thoát dưới tay sư tử mà thôi. 

2.2. Chó Ngao Tây Tạng gắn liền với câu chuyện “Cắn chết 37 con sói”

cho-ngao-tay-tang-co-du-khong-2
Cuộc chiến giữa chó Ngao và Chó sói

Sát Ba Tháp – Chú chó Ngao được một người dân du mục cứu sống trong khu rừng gần cao nguyên Thanh Tạng. Khi được cứu về, Sát Ba Tháp được nuôi dưỡng và có nhiệm vụ trông coi gia súc chống lại lũ sói và thú hoang trong vùng.

Bạn có từng biết đến câu chuyện “Chó Ngao Tây Tạng cắn chết 37 con sói”? Thật vậy, đó là câu chuyện được những người dân du mục kể lại, họ đã tận mắt chứng kiến Sát Ba Tháp “cắn chết” 37 con chó sói tấn công khi chúng đến tấn công đàn gia súc trong làng. Nhờ vậy mà những loài động vật khác đều tránh xa khi bắt gặp chú chó Ngao này, chính vì vậy người dân du mục và đàn gia súc được bảo vệ rất an toàn.

2.3. Cuộc chiến giữa “Thần Khuyển” và “Vua Chó Chọi”

Nhắc đến Pitbull, chúng luôn có tuyệt chiêu luôn nhằm chỗ hiểm của đối thủ để tấn công và chỉ dừng lại khi một trong hai thiệt mạng và được mệnh danh là “Vua Chọi Chó” với những cuộc chiến bất bại. 

cho-ngao-tay-tang-co-du-khong-8
Cuộc chiến giữa chó Ngao và chó chọi

Pitbull bắt nguồn từ Châu Mỹ, chúng có bản tính cực kỳ hung dữ và hiếu chiến. Tuy không thuộc dạng giống chó “khổng lồ” và chỉ rơi vào 30-40kg nhưng Pitbull lại sở hữu sức mạnh khiến người khác phải kinh ngạc. Những bó cơ săn chắc xếp chồng lên nhau và hàm răng có lực cắn vô cùng lớn. 

Khi cuộc chiến bắt đầu, có thể chó Ngao sẽ bị những thớ cơ bắp của Pitbull lấn áp và đè xuống liên tục, nhưng lợi thế của chó Ngao chính là lớp lông dày dặn, được mệnh danh như một chiếc “áo giáp” giúp chúng vô hiệu hóa được những đòn nguy hiểm từ Pitbull. 

Bạn có thể tìm hiểu trên các trạng mạng về clip được người dân quay lại khoảnh khắc chó Pitbull cắn nhau với chó Ngao Tây Tạng. Cuộc đối đầu ngang tài ngang sức và không phân được thắng bại.

Xem thêm: Chó Ngao Tây Tạng 99 tỷ: Những kỷ lục bạn chưa biết

3. Chó Ngao Tây Tạng và các vụ tấn công con người 

3.1. Chó Ngao Tây Tạng 40kg tấn công bé gái 8 tháng tuổi

cho-ngao-tay-tang-co-du-khong-3
Chó Ngao tấn công con người

Trào lưu nuôi thú cưng trong gia đình ở Việt Nam từ lâu đã không còn xa lạ. Nhưng dường như việc quản lý cũng như huấn luyện vẫn chưa được chú trọng và đem lại mối nguy hiểm đáng lo ngại. 

Vụ việc xảy ra vào chiều ngày 19/7/2018 tại một hộ gia đình trên phố Đội Cấn (TP Hà Nội).  

Cụ thể, một con chó Ngao Tây Tạng Nặng Khoảng 40kg đã tấn công bất ngờ một bé gái 8 tháng tuổi. Ngay sau khi phát hiện ra sự việc, mẹ của mẹ đã lao vào cứu con gái và cũng không may bị chúng phản đòn tấn công nhiều vết vào cánh tay. 

Ngay sau đó người nhà cháu gái đã di chuyển bé vào Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức trong tình trạng vô cùng nguy kịch, sau khoảng 2h nỗ lực bé gái xấu sổ đã không qua khỏi sau nhiều nỗ lực của đội ngũ y bác sĩ. 

Gia đình nạn nhân cho biết. Anh chị có nhận nuôi một chú chó Ngao thuộc giống chó dữ vùng cao nguyên Tây Tạng về làm thú cưng trong nhà và nặng hơn 40kg. Chính con chó Ngao này đã sát hại con gái của chủ nhân mình. (Nguồn: Báo dân trí)

3.2. Làm “thú cưng” gần 9 năm, chó Cao Tây Tạng đột ngột quay lại tấn công chủ nhân 

Không chỉ hung dữ với người lạ và những động vật khác, Chó Ngao Tây Tạng còn hung dữ với chính chủ nhân của chúng.

Tại Liễu Châu – Quảng Tây – Trung Quốc, một người đàn ông họ Lưu đã phải nhờ tới sự can thiệp của cảnh sát để giúp anh triệt tiêu con chó Ngao Tây Tạng mà anh đã nuôi lâu năm của mình. Theo nguồn tin xác thực, anh Lưu đã nuôi chú chó Ngao này được gần 9 năm và nó luôn được cưng chiều và luôn tỏ ra gần gũi với chủ nhân.

cho-ngao-tay-tang-co-du-khong-4
Chó Ngao tấn công con người

Một con chó Ngao cái khác giống trong thời kỳ động dục đã thường xuyên trêu chọc khiến nó bị kích động trở nên vô cùng dữ tợn và mất kiểm soát, hung dữ với cả chủ nhân. Anh Lưu bị chính con chó mình nuôi gần 9 năm tấn công hung hãn và cần như cắn nát cánh tay. Ngoài ra, anh còn bị tấn công vào gáy, vết thương sâu và rất nghiêm trọng.  

Thế nhưng, tình cảm 9 năm với thú cưng không thể bỏ là bỏ ngay, chỉ đến khi điều trị ở viện về phát hiện chó Ngao mình nuôi lại tiếp tục cắn vợ anh bị thương. Khi ấy anh mới quyết định nhờ cảnh sát can thiệp và kết cục con chó Ngao anh từng coi là thú cưng chịu đến 3 nhát súng đã gục xuống và trút hơi thở cuối cùng. (Nguồn: Báo Trí thức & Cuộc sống)

3.3. Bé gái 5 tuổi khâu 60 mũi trên gương mặt vì bị chó Ngao Tây Tạng cắn

Tại Hồ Châu – Bắc Kinh – Trung Quốc, bé gái 5 tuổi bị một con chó Ngao Tây Tạng tấn công khiến khuôn mặt bị thương nghiêm trọng và phải khâu tới 60 mũi. Người bố của bé cũng bị thương do cố gắng cứu con gái thoát khỏi chó dữ hung bạo. Người cha bị con chó Ngao đó cắn nhiều ở tay phải và để lại thương tích nặng nề. (Nguồn: Báo VTCNews)

3.4. Chó Ngao Tây Tạng vượt đuổi bé gái 8 tuổi  

Một bé gái 8 tuổi ở Sơn Tây (Trung Quốc) may mắn thoát nạn và được dân làng cứu sống kịp thời trong lúc cô bé đang bị chó Ngao Tây Tạng tấn công. (Nguồn: Báo VTC News)

3.5. Người phụ nữ bị chó Ngao “cắn xé” ngay trên đường về nhà

Cũng ở Trung Quốc, một người phụ nữ khi đang đi bộ về nhà đã bị những chú chó Ngao Tây Tạng đi lạc tấn công bất ngờ. Rất may người đàn ông lái xe taxi và tài xế xe bus dừng lại can thiệp, đánh trả vào nó bằng bình cứu hỏa nên người phụ nữ mới có thể thoát chạy. Tuy nhiên không dừng ở đó, chó Ngao nhận ra mình đã xổng mất “con mồi”, liền quay qua tấn công người lái xe bus, cho đến khi đám đông xúm lại và đuổi nó đi. Hậu quả là cả người phụ nữ và tài xế xe bus bị cắn vẫn tổn thương rất nặng. (Nguồn: Báo VTC News)

4. Tại sao chó Ngao Tây Tạng lại tấn công con người? 

4.1. Bản năng lãnh hổ

cho-ngao-tay-tang-co-du-khong-5
Chó Ngao bảo vệ lãnh thổ

Bản tính của chúng từ xa xưa vốn rất hung hăngdữ tợn. Đặc biệt nó còn là giống chó không hề lai tạp bất kỳ gen nào khác và sở hữu thân hình đồ sộ được truyền lại từ đời tổ tiên. Thời xa xưa, chó Ngao được người cao nguyên Tây Tạng nuôi nấng với mục đích canh gác các loài gia súc. Bên cạnh đó, chúng còn được đào tạo để bảo vệ dân làng thoát khỏi nguy hiểm của những con thú hung dữ như: Sói, sư tử, báo và hổ.

4.2. Bản năng bảo vệ 

Với lòng trung thành duy nhất một chủ, người có tiếng nói đối với chúng cũng chỉ là chủ nhân nuôi nấng và chăm sóc từ khi những chú chó Ngao còn bé. Đặc biệt chó Ngao có trí nhớ rất tốt. Chính vì từ xa xưa những giống chó này đã được huấn luyện để bảo vệ và canh giữ trên vùng cao nguyên Tây Tạng, cho nên bản năng bảo vệ chủ nhân của chúng không hề mất đi. Chỉ cần phát hiện mối đe dọa với chủ nhân, chúng có thể hy sinh thân mình chiến đấu để bảo vệ người chủ. 

Bạn không nên nhận nuôi những con chó Ngao trưởng thành, rất có thể nó sẽ gây ra nguy hiểm đến tính mạng. 

4.3. Cảm thấy mối nguy hiểm 

Ngao Tây Tạng rất nhạy cảm với âm thanh và có thính lực cực kỳ tốt, chỉ cần một tiếng động nhỏ cũng khiến cho giống chó này cảnh giác tới mức thái quá đến mức nghĩ xung quanh đều là hiểm nguy.  

4.4. Cảm thấy bị đe dọa 

Bởi tính trung thành tuyệt đối, cho nên giống chó Ngao rất cảnh giác với người lạ không phải chủ nhân của chúng. Bạn sẽ bị tấn công ngay tức khắc nếu tiến lại gần khi chưa có bất kỳ mối quan hệ hay thời gian “đủ lâu” để làm quen và tìm hiểu về chúng. 

4.5. Chưa được huấn luyện nghiêm ngặt 

cho-ngao-tay-tang-co-du-khong-7
Việc huấn luyện chó Ngao chưa chuẩn

Ngao Tây Tạng là một trong những chú chó có kích thước “khổng lồ” và bản tính hung dữ với khả năng tấn công rất mạnh. Do vậy, không phải ai cũng có khả năng huấn luyện được giống chó này. 

Chủ nhân của một con chó Ngao đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành tích cách của chúng, bởi vì giống chó Ngao chỉ nghe lời duy nhất một chủ. Nếu người chủ thiếu hiểu biết  và con chó của họ không được huấn luyện nghiêm ngặt, hệ quả nguy hiểm kèm theo là rất lớn. Thậm chí, những con chó này có thể quay lại tấn công chính chủ nhân của mình.  

Việc huấn luyện chó Ngao Tây Tạng tốn rất nhiều thời gian và không hề đơn giản chút nào. Tính cách của chó Ngao thân thiện hay hung dữ phần lớn dựa và sự dạy bảo của chủ nhân. 

5. Cách huấn luyện chó Ngao Tây Tạng chuẩn nhất? 

5.1. Tại sao cần huấn luyện chó Ngao Tây Tạng? 

Hoang dã chính là tính cách của chó Ngao Tây Tạng. Đây là dòng chó rất khó nuôi và khó thuần phục. Nếu như ngay từ đầu nuôi dưỡng, bạn biết cách huấn luyện và điều khiển chúng đi vào “khuôn khổ” thì những chú chó Ngao này mới nghe theo lời bạn. Nếu bạn dạy dỗ giống chó Ngao hung dữ này đúng cách, thì chúng có thể hòa hợp rất tốt với xã hội. 

5.2. Cách huấn luyện chó Ngao Tây Tạng

cho-ngao-tay-tang-co-du-khong-9
Cách huấn luyện chó Ngao
  • Trước hết, bản thân chủ nhân phải có tính kiên trì và nhẫn nại. Giai đoạn thích hợp nhất khoảng 2-4 tháng tuổi để chó Ngao làm quen và biết cách giao tiếp, ứng xử đúng mực với những người trong gia đình cũng như vật nuôi khác (nếu có). 
  • Chó Ngao Tây Tạng tuy ương bướng nhưng lại sở hữu bộ não cực kỳ thông minh và rất dễ tiếp thu những bài học mới. Vì vậy, ngay từ khi mới mang về bạn cần phải dạy các bài tập cơ bản cho chúng như đứng, ngồi, nằm càng sớm càng tốt. Tạo cho chúng phản xạ có điều kiện ngay khi chủ ra lệnh.
  • Trong giai đoạn 3 tháng tuổi, tuyệt đối không bắt chúng học những bài tập luyện nặng nề. Điều đó sẽ gây ra ảnh hưởng đến các phần cơ xương của chó Ngao đồng thời gây nguy hiểm đến vóc dáng cũng như sức khỏe của chúng. 
  • Khi chó Ngao đạt 4 tháng tuổi, bạn nên bắt đầu các bài tập luyện nhẹ nhàng và tăng dần mức độ sau khi chúng đã làm quen với việc huấn luyện này. Bạn cần phải cho chúng vận động 30 phút mỗi ngày như: Kéo lốp xe, tập tạ, chạy bền, nhảy cao, đi bơi giúp chúng phát triển cơ xương và tăng cường thể lực. 
  • Một chú chó Ngao khoảng 1 năm tuổi, lúc này bạn cần tăng cường mức độ của chúng qua các bài tập thể dục. Mỗi ngày hãy cho chúng tập thể lực từ 1-2 tiếng để giúp cơ thể của chó Ngao khỏe mạnh hơn. 

5.3. Lưu ý khi huấn luyện chó Ngao Tây Tạng

cho-ngao-tay-tang-co-du-khong-10
Lưu ý khi huấn luyện chó Ngao
  • Trong thời gian đầu khi mới đem về, bạn nên sử dụng dây xích và rọ mõm để quản lý chó Ngao, tránh việc chúng làm tổn hại và gây nguy hiểm cho người xung quanh. 
  • Sau mỗi bài tập luyện, bạn nên cho chúng uống nước đầy đủ và bổ sung thực phẩm chứa chất đạm để giống chó này lấy lại sức lực. 
  • Bạn cần kiên trì để dạy dỗ và tạo thói quen khen ngợi với chúng, cũng như vuốt ve và thưởng đồ ăn để tạo ra bầu không khí vui vẻ, hưng phấn cho chúng vào những bài tập tiếp theo.
  • Trong trường hợp bạn không có kiến thức, sự kiên nhẫn thì hãy đưa chúng đến trung tâm huấn luyện chuyên nghiệp nhé.

6. Kết luận 

Trên đây là thông tin chia sẻ về độ hung dữ bậc nhất của giống chó Ngao Tây Tạng cũng như cách huấn luyện một chú chó Ngao đúng cách. Chó Ngao là loại động vật có sức mạnh hoang dã và rất khó thuần hóa. Hy vọng qua bài viết Blog Chó Mèo mang lại tới độc giả sẽ giúp bạn hiểu chi tiết về bản tính “hung dữ” của nó và có thêm kinh nghiệm trong việc nuôi dưỡng. Chúc bạn thành công!