Chó Mông Cộc: Tổng hợp thông tin từ A-Z

5/5 - (3 bình chọn)

Chó Mông Cộc là một giống chó thông minh, dũng mãnh, trợ thủ đắc lực của người H’mông. Đặc biệt nó còn được coi là “quốc khuyển” của người Việt. Vậy bạn đã biết gì về dòng chó này? Cùng Blog chó mèo tìm hiểu về các thông tin về nguồn gốc, đặc điểm, cách chăm sóc… ở bài viết sau.

Nguồn gốc loài chó Mông Cộc

Chó Mông Cộc có nguồn gốc từ chó rừng và được lai tạo với chó bản địa của người dân tộc vùng Tây Bắc. Theo thời gian, giống chó này phổ biến khắp các tỉnh miền núi Tây Bắc (Hà Giang, Lào Cai). Đối với người dân khu vực này, cái tên Mông Cộc không còn xa lạ với họ nữa, đặc biệt nó còn để lại ấn tượng sâu sắc với khách du lịch bởi vẻ ngoài dũng mãnh có phần kiêu căng.

cho-mong-coc-1
Nguồn gốc của chó Mông Cộc

Hiện chưa có bất kỳ thông tin chính xác nào về thời điểm xuất hiện giống Mông Cộc. Nhưng theo lời kể lại của già làng người H’mông, bắt đầu từ khi có người dân tộc Mông thì dòng chó này cũng xuất hiện. Vì thế mà mọi người đều ngầm hiểu và công nhận đây là giống chó quý của dân tộc mình.

Ngày nay, chó Mông Cộc được người dân nuôi dưỡng với mục đích trông giữ nhà và đi săn hoặc huấn luyện thành chó nghiệp vụ bảo vệ vùng biên giới. Không chỉ vậy, chó H’mông cộc đuôi còn được nuôi tại khu du lịch, hộ kinh doanh để giao lưu với khách du lịch.

Phân loại chó H’mông cộc đuôi

Chó Mông Cộc được phân loại dựa trên màu sắc và độ dài của đuôi. Cụ thể như sau:

Dựa trên độ dài đuôi:

  • Chó Mông Cộc đuôi tịt
  • Chó Mông Cộc đuôi thỏ
  • Chó Mông Cộc đuôi lửng

Dựa trên màu sắc:

  • Chó Mông Cộc màu đen
  • Chó Mông Cộc vằn
  • Chó Mông Cộc màu hung nâu, màu hồng đỏ, màu trắng

Đặc điểm ngoại hình, tính cách, quá trình sinh trưởng

Chó Mông Cộc có một số đặc điểm chính như sau:

Đặc điểmChó Mông Cộc
Cân nặng15 – 25kg
Chiều cao44 – 55cm
Màu lôngMàu vện, hung đỏ, đen, vàng, trắng
Sinh sản2 lứa/năm (mỗi lứa khoảng 4 con)
Tuổi thọ10 – 12 năm

Ngoại hình

cho-mong-coc-2
Đặc điểm nhận dạng là đuôi cộc

Chó Mông Cộc có đặc điểm rất dễ nhận dạng là cái đuôi cộc. Lưng dài hơn so với kích thước và chiều cao trung bình. Phần ngực săn chắc, rộng. Đặc biệt, giống chó này còn có xương sườn giả trồi lên ở ngực. Với dòng chó H’mông cộc thuần chủng sẽ có lông vện, đỏ hoặc đen. Ngoài ra còn có một số ít lông màu trắng, vàng. Vì thế mà chúng được nhiều người săn đón bởi độ hiếm của mình.

Giống chó Mông Cộc thường chỉ nặng từ 15 – 25kg. Đây là kích thước trung bình so với nhiều dòng có khác. Với ngoại hình săn chắc, lực lưỡng và nhanh nhẹn, chúng sẽ tận dụng được hết ưu điểm của mình trong việc săn bắt.

Tuổi thọ

Về tuổi thọ của dòng Mông Cộc được đánh giá cao hơn so với nhiều loại chó khác. Trung bình tuổi thọ của giống chó này từ 15 – 20 năm. Nếu như được sống và nuôi dưỡng trong môi trường tốt thì có thể kéo dài tuổi thọ hơn nữa. Có thể nói, đây cũng là một đặc điểm mà rất nhiều người yêu thích ở chúng bởi sự gắn bó dài lâu với con người.

Trí nhớ của chó Mông Cộc

cho-mong-coc-4
Chó Mông Cộc có trí nhớ rất tốt

Chó Mông Cộc có trí nhớ vô cùng tốt, chúng ghi nhớ con đường, núi rừng và tự tìm đường về nhà. Trong huấn luyện, loài chó này được đánh giá thuộc bài nhanh. Chính vì thế mà chúng được đánh giá cao về độ thông minh, nhanh nhẹn.

Tính cách thái độ

Tính cách của loài chó Mông Cộc này là sự nhiệt tình, làm việc liên tục. Đặc biệt nó còn có thể trở thành cánh tay đắc lực cho chủ nhân của mình. Cho dù đồ ăn có hấp dẫn đến đâu nếu không được phép của chủ nhân chúng sẽ không bao giờ ăn. Bên cạnh sự kiên định, vững chãi của mình, đôi khi chúng còn là thú cưng có tính cách vui nhộn, thân thiện với con người. Thế nhưng vẫn sẽ có sự cảnh giác, đề phòng với người lạ, đây chính là bản năng bảo vệ lãnh thổ của những chú “quốc khuyển”.

Nhìn chung, chó H’mông rất hiếu động, đáng yêu. Chúng có thể chạy nhảy và chơi đùa suốt một ngày dài mà không sợ hết năng lượng. Một khi được tiếp cận với người lạ liên tục chúng sẽ có xu hướng hiếu động và thân thiện hơn.

Quá trình chăm sóc

Chó Mông Cộc được mệnh danh là chó nhà vì thế việc chăm sóc và nuôi dưỡng chúng sẽ không quá phức tạp như các loài chó cảnh khác. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết một số vấn đề như:

Môi trường sống

cho-mong-coc-5
Môi trường sống của Mông Cộng phải rộng rãi

Khi nuôi giống chó Mông Cộc, bạn phải đảm bảo cho chúng môi trường sinh hoạt rộng rãi để chúng có thể vận động, chơi đùa và khám phá. Vì bản tính của chúng thích chạy nhảy và dường như không bao giờ chịu ngồi yên. Nếu như bạn sống ở chung cư, tòa nhà cao tầng thì không nên nuôi dòng chó này. Môi trường sống quá chật hẹp sẽ khiến chúng “điên loạn” hơn, sủa nhiều và tính khí nóng nảy hơn.

Chú ý: Nhiệt độ thích hợp cho Mông Cộc sinh trưởng, phát triển tốt nhất là 25 – 30 độ C.

Chế độ dinh dưỡng

Riêng với chó Mông Cộc, nó cần khẩu phần ăn phù hợp với độ tuổi. Lúc nhỏ cần ăn đồ chín, uống nước sôi để bảo vệ hệ tiêu hóa không làm việc quá sức. Sau khi chúng lớn hơn thì bạn có thể tập cho nó ăn đồ sống. Hãy bổ sung nhiều thịt, giảm lượng rau xanh nếu muốn nó có thân hình săn chắc, khỏe khoắn.

Lưu ý: Bạn nên tẩy giun định kỳ trong 6 tháng đầu đời để Mông Cộc con hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất vào cơ thể.

Chăm sóc trong quá trình bình thường

cho-mong-coc-6
Chăm sóc chó Mông Cộc

Để tránh vi khuẩn xâm nhập, bạn nên tắm cho chú chó của mình đều đặn 1 lần/tuần. Khi tắm xong có thể sấy hoặc lau khô. Tuy nhiên, đa phần giống chó này sẽ tự rũ mình để làm khô bộ lông. Trong mùa đông lạnh, bạn nên lau cho chúng để tránh viêm phổi.

Chăm sóc trong quá trình sinh sản

Quá trình mang thai, sinh nở của Mông Cộc cần khá nhiều đến sự giúp đỡ của chủ nhân. Bạn hãy bổ sung cho chúng đầy đủ các chất dinh dưỡng để nuôi con. Đặc biệt, tăng lượng tinh bột nhằm sản xuất sữa sau khi sinh. Trước sinh, hãy chuẩn bị cho chó mẹ một chiếc ổ êm, thoải mái, kín đáo, ít người qua lại.

Lưu ý: Bạn không nên can thiệp vào quá trình sinh nở của chó Mông Cộc nếu không thật sự cần thiết hoặc ghé thăm chúng quá thường xuyên. Hành động này khiến chúng cảm thấy không an toàn, mất tự nhiên và có xu hướng cắp con đi.

Huấn luyện

Để huấn luyện chó Mông Cộc không quá khó, bởi bản tính của chúng là chung thành, nghe lời. Bạn có thể tham khảo cách huấn luyện sau:

cho-mog-coc
Huấn luyện chó Mông Cộc khá đơn giản

Một khi chúng vâng lời, làm theo lệnh thì bạn hãy cho chúng ăn một chút hạt yêu thích. Trong trường hợp chúng không vâng lời, bạn cần phải nghiêm khắc, nhấn mông chúng ngồi xuống theo lệnh và không thưởng. Bạn hãy kiên trì lặp đi lặp lại hành động đó mỗi ngày (khoảng 20 – 30 lần) là Mông Cộc sẽ nghe theo lệnh.

Nếu như bạn muốn huấn luyện Mông Cộc trở thành “quốc khuyển” thực thụ, bảo vệ biên giới thì cần phải có chế độ huấn luyện chuyên nghiệp, bài bản hơn rất nhiều. Thông thường người ta sẽ đưa chúng đến trại huấn luyện để học.

Bạn nên nhớ rõ, khi huấn luyện bất kỳ giống chó nào, bên cạnh sự nghiêm khắc thì bạn cũng nên ân cần, quan tâm đến cảm nhận của chúng nữa. Điều này sẽ giúp cho chú chó của bạn thông minh và nghe lời hơn nhiều đó.

Các bệnh thường gặp

Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm nhiệt đới Việt Nga cho biết, chó Mông Cộc có nguy cơ mắc 4 bệnh phổ biến đó là: Care, sán dây, Parvo, tiêu chảy. Cụ thể như sau:

cho-mong-coc
Các bệnh thường gặp ở chó Mông Cộc
  • Bệnh Care: Đây là loại bệnh truyền nhiễm do virus Canine distemper, thuộc họ Paramyxoviridae, giống Morbillivirus. Loại virus này có thể lây qua đường hô hấp, tiêu hóa. Bệnh có tính truyền nhiễm khá cao, nếu nặng có thể khiến chó tử vong. Cách phòng tránh bệnh này đó là tiêm phòng vắc xin.
  • Bệnh sán dây: Sán dây sẽ cư trú trong ruột chó và “cướp” chất dinh dưỡng của chó, về lâu dài chúng sẽ khiến cho chó gần yếu, còi xương và kém phát triển thậm chí là co giật, động kinh. Nếu không được điều trị kịp thời chúng sẽ chết.
  • Bệnh Parvo (viêm ruột): Bệnh này do virus parvovirus gây ra. Bệnh có khả năng lây nhiễm khá cao và tỷ lệ tử vong lớn. Khi mắc parvo, chó sẽ có biểu hiện mệt mỏi, ủ rũ, cơ thể thay đổi. Trong một số trường hợp nặng chó sẽ tiểu ra máu. Hiện nay bệnh này chưa có thuốc đặc trị, nếu nghi ngờ Mông Cộc mắc parvo, bạn hãy cho chúng đi khám ngay nhé.
  • Bệnh tiêu chảy: Bệnh này có 2 nguyên nhân chính là do vi khuẩn hoặc do ngộ độc cấp tính. Khi mắc bệnh này sẽ khiến thú cưng ủ rũ, bỏ ăn, buồn nôn, phân có mùi tanh, nếu chuyển biến nặng có thể khiến chúng tử vong. (Nguồn: Trung tâm nhiệt đới Việt Nga)

Giá bán trên thị trường, địa chỉ mua, cách mua

Có thể nói, chó H’mông đang là “từ khóa” HOT trên thị trường chó mèo hiện nay. Tuy chúng không có vẻ ngoài đáng yêu, ngộ nghĩnh hay mập mạp nhưng lại rất trung thành, thân thiện. Vì vậy, giá của một chú chó H’mông cộc đuôi đang được nhiều người quan tâm.

  • Chó Mông Cộc thuần chủng có giá từ 500 – 2 triệu đồng/con (loại chó này thường là các gia đình tự nuôi và bán lại). Nếu như mua bạn cần chú ý đến sức khỏe của chúng, đem đi kiểm tra sức khỏe và tiêm phòng, tránh các bệnh lây nhiễm sang người.
  • Chó Mông Cộc có màu sắc đẹp, hiếm như: Trắng, vàng sẽ có giá thành cao hơn, khoảng 2 – 8 triệu đồng/con.

Lưu ý: Giá của chó Mông Cộc còn phụ thuộc vào mức độ thuần chủng, màu sắc, địa chỉ bán,… Vì vậy giá trên đây chỉ mang tính chất tham khảo cho bạn.

Khi có nhu cầu mua chó H’mông, bạn hãy tìm đến các trang trại uy tín hoặc mua qua sự giới thiệu của người quen để đảm bảo chất lượng chó.

Đánh giá chung

Chó Mông Cộc được ưu ái nhờ sự trung thành, nhanh nhẹn và vô cùng thông minh. Chúng sẽ tự tìm đường về nhà cho dù ở tận đâu. Đặc biệt, giống chó này còn được huấn luyện trở thành “quốc khuyển bảo vệ biên giới” nước ta. Để nuôi một chú Mông Cộc, bạn nên đảm bảo môi trường sống rộng rãi, thoải mái cho chúng nhé!

Như vậy, bài viết trên đây bạn đã cùng Blog chó mèo tìm hiểu xong về dòng chó Mông Cộc. Hy vọng qua chia sẻ này, bạn đã tự tìm cho mình được một chú chó trung thành, người bạn tâm giao của mình.